Thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2015: Rối như bòng bong
GiadinhNet - Công văn 4079/BGDĐT - KTKĐCLGD về việc: “Hỗ trợ thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ” được coi là biện pháp tình thế “chữa cháy” những bất cập trong kỳ thi THPT Quốc gia được coi là “nhiều đổi mới”… Tuy nhiên, thực tế tại các tỉnh, thành cho thấy, đây là một hạn chế khiến thí sinh và phụ huynh càng vất vả hơn.
Bị động đủ thứ
Trước tình hình đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có nhiều bất cập, gây không ít khó khăn cho thí sinh nhất là thí sinh vùng sâu, vùng xa, ngày 11/8, Bộ GD&ĐT có công văn 4079 về việc: “Hỗ trợ thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào các trường ĐH, CĐ”. Theo đó, thay vì đến các trường ĐH, CĐ xa xôi thí sinh có thể đến cơ sở giáo dục địa phương để ĐKXT. “Đây là giải pháp tình thế, “chữa cháy”, “ nóng tay bắt lỗ tai”, nhưng có giải pháp này cũng còn hơn là không” Thầy Nguyễn Quang T (Nghệ An) chia sẻ.
Còn tại Hà Tĩnh, sau khi nhận được công văn của Bộ, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã có 3 công văn liên tiếp gửi cho các cơ sở giáo dục trong hai ngày 13 và 14/8. Sở này cũng đã thành lập 20 điểm thuộc 14 huyện thị và chuẩn bị máy tính, máy in, mạng Internet, máy Scan liên tục cập nhật thông tin, hỗ trợ học sinh ĐKXT.
Để tiến hành công việc trên, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh đã huy động 20 trường, mỗi trường một cán bộ phụ trách, một cán bộ có chuyên môn vi tính, mang máy xách tay, USB, ngày 14/8 vào Sở để… tập huấn công tác ĐKXT. Tuy nhiên, vì không có kế hoạch từ đầu, nên các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ hỗ trợ ĐKXT rơi tình thế bị động đủ thứ. Bị động về cơ sở vật chất, thiết bị, về nhân lực, bị động về thời gian và kế hoạch công tác, nhất là khi ngày khai giảng năm học mới đang đến gần.
Sáng 16/8, theo tìm hiểu của PV Báo GĐ&XH, có trường đang loay hoay cho người đi mua máy Scan. Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, thầy Hiệu trưởng một trường miền núi ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết: “Học sinh của trường chúng tôi đều ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, nên rất khó khăn để các em nắm được thông tin này. Có lẽ nhà trường sẽ gửi công văn xuống các xã hoặc nhờ họ phát trên loa truyền thanh, chứ điện thoại hay xuống tận học sinh thì đi không hết. Mọi hồ sơ liên quan đến học sinh khối 12 năm học 2015, sau khi thi tốt nghiệp, nhà trường đã trả cho các em rồi”.
Chưa kể, theo lời thầy giáo này thì thời gian đã không còn mà công văn từ Bộ về Sở, từ Sở về trường rồi từ trường về xã đến với các em thí sinh đã mấy tầng công văn thế này thì làm sao việc “chữa cháy” hiệu quả? Hiện tại đã là gần cuối tháng 8, các cơ sở GD&ĐT ở địa phương đang tích cực chuẩn bị cho năm học mới. Nhiều công việc như tuyển sinh vào lớp 10, biên chế lớp, chuẩn bị CSVC, chuẩn bị khai gỉang, phân công chuyên môn, học tập quán triệt nhiệm vụ năm học vv… bây giờ thêm nhiệm vụ ĐKXT nên áp lực công việc không phải là nhỏ.
Khốn khó kinh phí
Do bị động, nên các cơ sở giáo dục không biết lấy nguồn kinh phí ở đâu, “Kinh phí tuyển sinh thì đã chuyển về các Điểm thi. Hiện tại kinh phí phục vụ ĐKXT không biết lấy ở đâu, thu của thí sinh thì không được phép. Việc chuyển hồ sơ, thông tin về các trường ĐH, CĐ không hề dễ dàng vì thiếu mối liên kết, hợp tác từ đầu như trước đây. Công việc thì nặng nề, thời gian gấp rút, làm sao đảm bảo không có sai sót”. Cô Đặng Quỳnh Lê (Sở GD&ĐT Hà Tĩnh) cho biết.
Quy trình “hỗ trợ thí sinh thay đổi nguyện vọng ĐKXT vào trường ĐH, CĐ” quay lại như quy trình làm hồ sơ tuyển sinh những năm trước đây. Theo hướng dẫn của Bộ, thí sinh làm đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT. Sau đó nộp cho cơ sở tuyển sinh của trường. Nhà trường lập danh sách, chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở, sau đó, Sở chuyển cho các trường ĐH, CĐ và về Bộ. Như vậy kỳ thi “hai chung” năm 2015, thí sinh phải 2 lần làm hồ sơ. “Quy trình này không khác gì những năm trước đây”. Ông Hồ Việt (phụ huynh của một thí sinh tại Sơn Trung, Hương Sơn, Hà Tĩnh) bức xúc.
Hỗ trợ xét tuyển của Bộ GD&ĐT tuy mục đích rất tốt nhưng trên thực tế lại đang tạo thành vô số những mớ bòng bong cho người trong cuộc. Hiệu quả chưa thấy đâu, chuyện “càng vá càng thủng” đã hiện hữu!
Cận ngày hết hạn, thí sinh ào ào tới rút, nộp hồ sơ
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, cuối giờ chiều ngày 20/8 các trường ĐH, CĐ sẽ chính thức ngừng nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1. Thế nên trong ngày 18/8, tại nhiều trường ĐH, CĐ trên phạm vi cả nước đã diễn ra cảnh thí sinh ào ào tới rút và nộp hồ sơ xét tuyển.
Kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, đa số các trường ĐH, CĐ tuyển đầu vào từ kết quả kỳ thi THPT Quốc gia 2015. Do phạm vi tuyển sinh trên cả nước, nên một số trường ĐH, CĐ tập trung số lượng hồ sơ xét tuyển rất lớn. Liên tục theo dõi kết quả, xếp thứ hạng theo thông báo của nhà trường, dẫn đến cảnh tượng thí sinh và người nhà vội vàng tới rút hồ sơ khi cảm thấy cơ hội thấp để chuyển sang trường khác có cơ hội cao hơn.
Ghi nhận vào buổi chiều 18/8 tại nhiều trường ĐH ở Hà Nội như: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Y Hà Nội, ĐH Luật Hà Nội... tình trạng thí sinh tới rất đông để rút - nộp hồ sơ. Lý giải vì sao thí sinh tập trung đông để rút - nộp hồ sơ, lãnh đạo Phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: “Do nhiều thí sinh điểm cao tham gia xét tuyển muộn nên thứ hạng điểm số, vị trí từ đầu đợt xét tuyển tới nay bị thay đổi, nhiều thí sinh có điểm cao thấy mình nhiều cơ hội nên tới nộp, còn các thí sinh khác thấy cơ hội thấp đi cũng tới trường để rút”.
Tính tới cuối giờ chiều ngày 18/8, tại một số trường ĐH chứng kiến cảnh rất nhiều thí sinh đạt điểm thi từ 27,5 điểm tới nộp hồ sơ. Tiêu biểu là Trường ĐH Y Hà Nội, riêng ngành Bác sĩ đa khoa có rất nhiều thí sinh đạt 27,5 điểm nộp hồ sơ xét tuyển, số thí sinh điểm cao này vượt xa chỉ tiêu tuyển sinh của ngành đào tạo này, khiến cho dự báo nhiều thí sinh trong mức điểm 27,5 sẽ bị trượt. Trường ĐH Y Hà Nội phải đưa ra thêm tiêu chí xét tuyển nhằm tuyển sinh trong số rất nhiều thí sinh cùng mức điểm.
Liên quan tới kỳ xét tuyển ĐH, CĐ năm nay, nhằm tạo điều kiện cho các thí sinh, Bộ GD&ĐT đã có yêu cầu các trường ĐH, CĐ phải thường xuyên cập nhật, công bố lên trang thông tin tuyển sinh của trường ít nhất mỗi ngày/lần, đồng thời công khai mức điểm thấp nhất trong phạm vi chỉ tiêu tuyển sinh ở từng thời điểm. Ngoài ra, các trường sẵn sàng với việc giải quyết cho thí sinh rút hồ sơ mà không chờ đến lúc thí sinh đến trường rút hồ sơ mới thực hiện phân loại.
Theo Bộ GD&ĐT, các trường phải sắp xếp riêng số hồ sơ đăng ký xét tuyển có điểm thấp hơn mức điểm thấp nhất trong phạm vi chỉ tiêu tuyển sinh theo trật tự nhất định (theo tỉnh của thí sinh nộp hoặc theo ngày nộp hoặc theo số hồ sơ) để việc rút hồ sơ của thí sinh được thuận lợi, nhanh chóng, không để thí sinh phải chờ đợi lâu.
Ngô Huy
Lê Vỵ/Báo Gia đình & Xã hội

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 10 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 10 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 12 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.