Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu dân số vàng"

Thứ hai, 11:00 30/11/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam được đánh giá là nước đang phát triển đầy tiềm năng, có thị trường gần 100 triệu dân với thu nhập ngày càng tăng, lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu dân số vàng.

Lực lượng lao động dồi dào

Đó là thông tin tại "Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 10 – Quốc hội khóa XIV.

Trong phần kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 – 2020, Thủ tướng đã nhấn mạnh, phát triển văn hoá, xã hội đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm từ gần 10% năm 2015 xuống dưới 3% năm 2020. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội được mở rộng, tăng hơn 1,3 lần so với năm 2015, chiếm gần 33% lực lượng lao động vào năm 2020. Hệ thống y tế dự phòng và mạng lưới y tế cơ sở được củng cố; năng lực giám sát, dự báo, phát hiện và khống chế dịch bệnh được nâng lên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu dân số vàng - Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.


Ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ trong khám, chữa bệnh và quản lý y tế; triển khai nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến, từ xa, kết nối gần 30 bệnh viện tuyến trên với 1.200 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, kể cả vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 76,5% năm 2015 lên 90,7% năm 2020.

Đặc biệt, tại phần phương hướng nhiệm vụ phát triển năm 2021 và giai đoạn 2021 – 2025, Thủ tướng cũng tự hào trước sự vững mạnh của đất nước: "Sau 35 năm đổi mới, thế và lực của ta đã lớn mạnh hơn nhiều; kinh tế vĩ mô ổn định, đời sống của Nhân dân không ngừng được nâng lên; tình hình chính trị - xã hội ổn định; vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên".

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh: "Nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năng động với vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam được đánh giá là nước đang phát triển đầy tiềm năng, có thị trường gần 100 triệu dân với thu nhập ngày càng tăng, lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu dân số vàng; có không gian phát triển rộng mở với 13 hiệp định thương mại tự do đã ký kết".

Nhưng cũng nhiều thách thức

Dựa trên tình hình thực tế hiện nay của Việt Nam, nhiều ĐBQH cũng quan tâm đến vấn đề tốc độ già hóa dân số nhanh đã ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong xã hội, trong đó có mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.

Nêu ý kiến về vấn đề khám, chữa bệnh ĐBQH Nguyễn Quang Tuấn (đoàn TP Hà Nội) – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói: "Việt Nam chúng ta đã chuyển tiếp thành công từ mô hình kinh tế tập trung sang một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa năng động, hội nhập và kết nối với nền kinh tế toàn cầu. Theo Ngân hàng Thế giới năm 2018, khoảng 70% dân số Việt Nam được xếp vào nhóm an toàn về kinh tế, trong đó 13% thuộc tầng lớp trung lưu toàn cầu. Việt Nam đã đạt được những thành quả rõ rệt về sức khỏe, đặc biệt là nâng cao tuổi thọ của người dân".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu dân số vàng - Ảnh 3.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu phải được xem là giải pháp và mục tiêu hàng đầu của ngành y tế trong nhiều năm tới, nhằm nâng cao chất lượng dân số, tăng tuổi thọ người dân, gắn liền với thời gian sống mạnh khỏe cao, cải thiện thể lực, chiều cao của thế hệ trẻ. Ảnh minh họa.


Tuy nhiên ông Nguyễn Quang Tuấn cũng nêu ra những khó khăn, thách thức: "Những thay đổi về nhân khẩu học, dịch tễ học và xã hội đặt ra những thách thức, đổi mới đối với ngành Y tế. Việt Nam hiện tại là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, với nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên, dự kiến sẽ tăng 2,5 lần vào năm 2050. Điều này khiến gánh nặng bệnh tật cho bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam tăng mạnh, từ 46% tổng gánh nặng bệnh tật vào năm 1990 lên tới 74% vào năm 2017. Nhu cầu về nguồn lực để sàng lọc điều trị ung thư và các bệnh tim mạch cùng với các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường cũng tăng lên".

Cũng đề cập đến vấn đề này, ĐBQH Phan Ngọc Thọ (đoàn Thừa Thiên – Huế) cho rằng, việc cải thiện và nâng cao chất lượng thể chất, sức khỏe của người dân là nhiệm vụ chiến lược quốc gia quan trọng, hướng tới một quốc gia hùng cường. Đặc biệt chăm sóc sức khỏe ban đầu phải được xem là giải pháp và mục tiêu hàng đầu của ngành y tế trong nhiều năm tới, nhằm nâng cao chất lượng dân số, tăng tuổi thọ người dân, gắn liền với thời gian sống mạnh khỏe cao, cải thiện thể lực, chiều cao của thế hệ trẻ.

Tại Nghị trường, ĐBQH Trần Tất Thế (đoàn Hà Nam) cũng nêu lên thực trạng, Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới, theo dự báo đến năm 2035 là khoảng 20%, đến năm 2050 là khoảng 25%.

Hiện công tác chăm sóc người cao tuổi cũng đã rất được chú trọng thông qua nhiều hoạt động, mô hình cũng như chính sách của Đảng, Nhà nước. Đại biểu Trần Tất Thế cũng dẫn chứng: "Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi tham gia đóng bảo hiểm y tế khoảng 95% trên tổng số người cao tuổi. Điều này minh chứng rằng, Đảng, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến chế độ, chính sách đối với người cao tuổi".

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Top