Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Chủ nhật, 10:59 06/04/2025 | Dân số và phát triển

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Đối với nhiều phụ nữ, thay đổi lối sống có thể giúp làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt, nhưng với những trường hợp có các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc để điều trị.

1. Các thuốc trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Các loại thuốc thường được kê đơn cho hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm:

1.1. Thuốc chống viêm không steroid

Tác dụng: Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen... có thể giúp giảm đau trong trường hợp bị hội chứng tiền kinh nguyệt. Dùng trước hoặc khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt, thuốc có thể làm giảm đau bụng kinh và khó chịu ở ngực.

Tác dụng phụ thường gặp : Đau bụng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ…

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt- Ảnh 2.

Nhiều phụ nữ gặp Hội chứng tiền kinh nguyệt với các triệu chứng khó chịu: Đau bụng, đau đầu, buồn nôn...

1.2. Thuốc lợi tiểu

Tác dụng: Các thuốc lợi tiểu được dùng để điều trị chứng phù nề, đầy hơi, thay đổi cân nặng và đau ngực do Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra. Các thuốc bao gồm: Spironolacton, hydrochlorothiazide có thể giúp làm dịu một số triệu chứng của hội chứng này.

Tác dụng phụ: Thuốc lợi tiểu có thể gây chóng mặt, hoa mắt cho người sử dụng.

Lưu ý, nên cắt giảm lượng muối trong các bữa ăn hàng ngày, vì nhiều muối sẽ khiến có thể giữ nước. Không dùng thuốc lợi tiểu và các thuốc NSAID cùng lúc vì có thể gây hại cho thận.

1.3. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)

Tác dụng: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) là phương pháp điều trị đầu tay cho hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hoặc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Các thuốc SSRI giúp cải thiện tâm trạng và giảm bớt các triệu chứng thể chất như căng tức ngực, giảm lo lắng, khó chịu và các triệu chứng cảm xúc khác do Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) bao gồm: Fluoxetine, paroxetine (paxil) và sertraline (zoloft).

Tác dụng phụ: Các thuốc nhóm này có thể gây buồn nôn, khô miệng, bồn chồn, giảm ham muốn tình dục…

1.4. Thuốc chống lo âu

Tác dụng: Thuốc chống lo âu có hiệu quả trong việc giúp làm giảm các triệu chứng liên quan đến lo âu của Hội chứng tiền kinh nguyệt. Các thuốc bao gồm: Alprazolam, buspirone...

Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm: Chóng mặt, buồn ngủ, tăng tiết nước bọt, rối loạn giấc ngủ…

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt- Ảnh 3.

Có thể uống thuốc tránh thai để giảm các triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt.

1.5. Thuốc tránh thai

Tác dụng: Sử dụng thuốc tránh thai để điều trị Hội chứng tiền kinh nguyệt do tác dụng ngăn chặn quá trình rụng trứng. Uống thuốc tránh thai cũng có thể giúp cải thiện tình trạng chuột rút , đau đầu, đau nhức cơ thể, đồng thời giúp cải thiện tâm trạng do hội chứng tiền kinh nguyệt.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc tránh thai: Buồn nôn, căng tức ngực, đau đầu, trễ kinh, giảm ham muốn tình dục…

Ngoài ra, có thể bổ sung một số vitamin và khoáng chất để làm dịu các triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt như: Canxi, magiê, vitamin E và vitamin B6.

Việc sử dụng các loại thảo mộc như bạch quả, gừng, cây trinh nữ (vitex agnus), dầu hoa anh thảo và cây ban Âu… cũng có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng Hội chứng tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng các loại thảo dược để tránh những tác dụng phụ hoặc tương tác không đáng có.

2. Lưu ý khi dùng thuốc

Để dùng thuốc trị Hội chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả, người dùng cần tuân thủ:

- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

- Tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ: Không tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Trong thời gian dùng thuốc, nếu có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, cần báo ngay cho bác sĩ để xử trí kịp thời, tránh biến chứng.

Ngoài ra đối với chế độ ăn uống cần lưu ý:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên hơn để giảm đầy hơi
  • Hạn chế muối và thức ăn mặn để giảm đầy hơi và tích nước.
  • Chọn thực phẩm giàu carbohydrate phức hợp, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chọn thực phẩm giàu canxi.
  • Tránh xa caffeine và rượu.
  • DS. Hoàng Vân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Top