Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thường xuyên bị bóng đè, có phải "bị vong theo"?

Thứ sáu, 08:00 22/12/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Bóng đè hay gặp ở một số người có bệnh lý căng thẳng thần kinh, trầm cảm và cả những đối tượng nghiện hút...

“Bị bóng đè” có tên khoa học là tình trạng liệt thân khi ngủ, là một loại rối loạn giấc ngủ: Ở vào trạng thái nửa ngủ nửa tỉnh, xuất hiện đủ loại ảo giác khác nhau, thậm chí có thể nghe thấy âm thanh xung quanh, nhưng lại không thể động đậy được.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo Boldsky, các nhà khoa học phát hiện trong khoảng 90 phút đầu của giấc ngủ, bộ não con người rất kích động, các giấc mơ đạt mức cao trào. Nếu cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi hay lo lắng về một vấn đề gì đó, trí não có thể tạo những kịch bản quái dị nhất trong khi bạn hoàn toàn nằm yên.

Khi đó, người bị "bóng đè" sẽ cảm thấy mình đang trong trạng thái mơ màng nhưng có cảm giác rất tỉnh táo và nhận thức được hình ảnh, âm thanh xung quanh. Tuy nhiên họ không thể cử động hay nói. Các hiện tượng này khiến họ sợ hãi và hoảng loạn.

Nguyên nhân của hiện tượng này là thiếu ngủ. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chu kỳ giấc ngủ của bạn sẽ gặp trục trặc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu gia đình từng có người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, bạn cũng phải đối mặt với nguy cơ gặp "bóng đè".

Theo một số nghiên cứu, hiện tượng này xảy ra chủ yếu với những người làm việc căng thẳng, có vấn đề tâm lý, thiếu ngủ dẫn đến mệt mỏi, suy nhược cơ thể... đối với nhiều người, nó chỉ xảy ra một hoặc hai lần và hiếm khi trở thành bệnh mãn tính.

Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị bóng đè thì bạn nên đi khám bác sĩ để xem có mắc một số bệnh về tâm lý hay không như: trạng thái căng thẳng, trầm cảm, một số bệnh tâm thần khác... kể cả những đối tượng nghiện hút. Việc một số người cho rằng bóng đè về mặt tâm linh là "bị vong theo" là hoàn toàn mê tín dị đoan.

Để tránh bị hiện tượng bóng đè, bạn cần lưu ý:


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hiện chưa có biện pháp gì đề điều trị hết bóng đè. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để phòng tránh bóng đè, cần lưu ý những điều sau đây:

- Ngủ đủ giấc, phòng ngủ thoáng, không khí lưu thông tốt.

- Tư thế nằm thoải mái, quần áo ngủ đủ rộng để máu lưu thông điều hòa.

- Hạn chế uống trà, cà phê từ 3-5 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ.

- Không nên ăn quá no hoặc uống quá nhiều rượu bia trước khi đi ngủ.

- Tránh căng thẳng stress.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 19 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 20 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 22 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top