Tia cực tím là gì? Thừa thì gây ung thư da, đủ thì có lợi cho sức khỏe và khoa học vô cùng
GĐXH - Tia cực tím (hay tia tử ngoại, tia UV, bức xạ UV) với liều lượng vừa phải giúp tăng cường chuyển hóa tổng hợp vitamin D, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tia cực tím cũng là tác nhân gây ra hàng loạt loại ung thư da.
Theo dự báo thời tiết nguy hiểm mới đây của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia các tỉnh, thành phố thuộc Trung Bộ và Nam Bộ có chỉ số tia cực tím ở mức cao đến rất cao. Riêng TP Huế (Thừa Thiên-Huế) và TP Đà Nẵng ở mức trung bình.
Khung giờ từ 11-13h ngày 16/2, chỉ số tia cực tím tại các thành phố ở mức rất cao gồm: TP Hội An (Quảng Nam) ở mức 8.0; TPHCM ở mức 9.4; TP Cần Thơ ở mức 9.6; TP Cà Mau (Cà Mau) ở mức 9.9.
Các tỉnh, thành phố còn lại thuộc khu vực Bắc Bộ có chỉ số tia cực tím ở mức nguy cơ gây hại trung bình. Riêng TP Hạ Long (Quảng Ninh) ở ngưỡng cao 6.0.
Theo dự báo thời tiết nguy hiểm của cơ quan khí tượng, từ ngày 17-19/2, chỉ số tia cực tím cực đại ít thay đổi. Miền Bắc ở mức trung bình đến cao. Miền Trung và miền Nam ở mức cao đến rất cao.
Tia cực tím là gì?
Tia cực tím (còn gọi là tia tử ngoại, bức xạ UV hoặc tia UV) là tia do mặt trời phát ra có tia có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy được và dài hơn so với tia X. Bước sóng của tia UV từ 10nm đến 380nm.
Tia cực tím không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Chỉ số tia cực tím
Chỉ số tử ngoại hay chỉ số UV là một chỉ số đo lường theo tiêu chuẩn quốc tế về cường độ của bức xạ tử ngoại từ mặt trời tại một địa điểm cụ thể vào một ngày cụ thể. Nó là một thang đo đầu tiên được sử dụng dự báo theo ngày, hiện nay thì theo giờ.
0-2.9: Nguy cơ gây hại từ tia cực tím thấp. Màu hiển thị: Xanh lục.
3.0-5.9: Nguy cơ gây hại từ tia cực tím trung bình. Màu hiển thị: Vàng.
6.0-7.9: Nguy cơ gây hại từ tia cực tím cao. Màu hiển thị: Cam.
8.0-10.9: Nguy cơ gây hại từ tia cực tím rất cao. Màu hiển thị: Đỏ.
11.0+: Nguy cơ gây hại từ tia cực tím cực cao. Màu hiển thị: Tím.
Chỉ số tia UV trên thế giới được phân theo thang từ 1 – 20. Chỉ số này báo hiệu lượng bức xạ tia cực tím xâm nhập vào bầu khí quyển và đến bề mặt trái đất. Các chuyên gia cảnh báo, chỉ số UV ở mức 3 đã bắt đầu gây tổn hại cho da và sức khỏe con người.
Chỉ số tia UV từ 8-10 sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến vùng mắt và da trên cơ thể, thậm chí tăng nguy cơ ung thư da.
Phân loại tia cực tím (tia UV, tia tử ngoại)
Liên quan đến sức khỏe của con người và dựa vào bước sóng tia UV được chia làm 3 loại:
Tia UVA: Bước sóng từ 380 - 315 nm, còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen.
Tia UVB: Bước sóng từ 315 - 280 nm, còn được gọi là sóng trung. Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (sắc tố da) làm cho da đen và sạm đi.
Tia UVC: Bước sóng <280nm, còn gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng.
Ngoài tia tử ngoại do mặt trời phát ra còn có các tia nhân tạo như: Tia tử ngoại từ máy hàn phát ra, từ các thiết bị như máy tính, điện thoại, tivi.
Yếu tố tác động đến cường độ tia cực tím
Có nhiều yếu tố tác động đến cường độ của tia cực tím bao gồm:
Thời gian trong ngày: Tia cực tím tác động mạnh nhất trong khoảng thời gian 10-16h.
Mùa trong năm: Cường độ mạnh hơn vào mùa xuân và hè, yếu hơn vào mùa thu và đông.
Vị trí địa lý: Tác động mạnh ở vùng nhiệt đới, gần đường xích đạo.
Phản xạ bề mặt: Có thể phản xạ lên các bề mặt nước, cát, tuyết, vỉa hè, thảm cỏ… rồi tác động lên da.
Độ cao: Mạnh hơn khi tiếp cận ở độ cao lớn.
Độ che phủ của mây: Một số đám mây có khả năng che phủ một phần và làm giảm sự phơi nhiễm tia cực tím. Nhưng cũng có vài đám mây phản xạ ngược lại và tăng cường chiếu xuống trái đất.
Tia cực tím có ở đâu và thời gian xuất hiện?
Nguồn tia cực tím tự nhiên chủ yếu được tìm thấy trong ánh nắng mặt trời với 3 loại cơ bản:
Tia cực tím UVA: Chiếm 95% lượng tia cực tím chiếu xuống trái đất trong thời gian từ 10 – 16h hàng ngày. Chiếm 99% vào thời điểm trước 10h sáng và sau 16h chiều.
Tia UVA gây hại cho làn da vì có bước sóng dài, âm thầm tác động vào bên trong lớp hạ bì của da, gây đứt gãy các sợi collagen và elestin, khiến cho da mất đi độ đàn hồi và hình thành các nếp nhăn. Tia UVA cũng là thủ phạm gây sạm da, da không đều màu và ung thư da.
Tia UVB: Chiếm 5% lượng tia cực tím chiếu xuống trái đất trong thời gian từ 10 – 16h hàng ngày. Chiếm 1% trước 10h và sau 16h hàng ngày.
Do có bước sóng ngắn nhưng năng lượng mạnh hơn UVA, bức xạ tia UVB có thể hủy hoại tế bào da, võng mạc mắt, bỏng nắng và ung thư da khi tiếp xúc với cường độ mạnh trong một thời gian nhất định.
Tia UVC: Không tác động đến trái đất do bị tầng ozone hấp thụ hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện trạng tần ozone đang bị thủng nhiều nơi tiềm ẩn nguy cơ bức xạ năng lượng mạnh của tia UVC sẽ chiếu xuống trái đất và gây ra những hậu quả khôn lường.
Tuy nhiên, tia UVC lại được tìm thấy nhiều trong nguồn tia UV nhân tạo như: đèn UV, đèn huỳnh quang, đèn halogen, đèn chiếu laser, giường nằm nhuộm da và một số loại máy phát ra tia laser.
Tia cực tím (tia tử ngoại) có tác dụng gì không?
Tia tử ngoại được dùng:
+ Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh. Do đó, để nghiên cứu tia tử ngoại, người ta thường dùng phim ảnh.
+ Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất, ví dụ: kẽm sunfua, cađimi sunfua. Tính chất này được áp dụng trong đèn huỳnh quang.
+ Tia tử ngoại kích thích nhiều phản ứng hoá học.
+ Tia tử ngoại làm ion hoá không khí và nhiều chất khí khác. Cho một chùm tỉa tử ngoại qua lớp không khí giữa hai bản cực một tụ điện, thì tụ mất điện tích rất nhanh. Chiếu vào kim loại, tỉa tử ngoại còn gây tác dụng quang điện.
+ Tia tử ngoại có tác dụng sinh học: huỷ diệt tế bào da, tế bào võng mạc, diệt khuẩn, nấm mốc…
+ Tia tử ngoại bị nước, thủy tinh… hấp thụ rất mạnh nhưng lại có thể truyền qua được thạch anh.
Bên cạnh đó, tia tử ngoại cũng có nhiều tác dụng khác nhau. Trong y học, tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật, để chữa một số bệnh ví dụ: bệnh còi xương.
Trong công nghiệp thực phẩm tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng cho thực phẩm trước khi đóng gói hoặc đóng hộp. Trong công nghiệp cơ khí tia tử ngoại được sử dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại. Xoa một lớp dung dịch phát quang lên trên mặt cho chất đó ngấm vào kẽ nứt. Khi chiếu tỉa tử ngoại vào, những chỗ ấy sẽ sáng lên.
Tia cực tím ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
Tia cực tím gây ung thư da
Mặc dù tia UV từ mặt trời giúp da tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, tia UV lại có nhiều tác hại khôn lường nếu cơ thể phơi nhiễm kéo dài. Tia UV gây hại rõ nhất trên da, tăng nguy cơ ung thư da.
Biểu hiện cấp tính rõ nhất từ tác hại của tia UV là các vết ban đỏ trên da, gọi là cháy nắng. Thêm vào đó, hầu hết mọi người sẽ bị sạm da do tia UV kích thích sản xuất melanin, điều này thường xảy ra một vài ngày sau khi tiếp xúc với tia UV.
Hơn nữa, việc thay đổi thích ứng của cơ thể có thể khiến lớp da bên ngoài dày hơn, nhằm chống lại sự xâm nhập của tia UV qua da. Cả hai thay đổi trên đây đều là dấu hiệu cho thấy da bị hư hại do tia UV.
Tiếp xúc thường xuyên với bức xạ tia UV có thể làm thoái hóa trong tế bào, mô sợi, và mạch máu của da. Các thay đổi này bao gồm nám, sạm, tàn nhang, các vùng da nâu lan tỏa trên da. Tia UV kích thích quá trình lão hóa da và làm mất tính đàn hồi trên da, khiến da bị nhăn nheo, khô và thô ráp.
Tia UV gây ung thư da không có tế bào hắc tố
Dạng ung thư này bao gồm hai loại là: ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy. Loại ung thư này hiếm khi gây tử vong. Tuy nhiên việc điều trị phẫu thuật khá đau đớn và gây biến dạng vùng phẫu thuật.
Nguy cơ mắc ung thư da không tế bào hắc tố do tia UV phụ thuộc mức độ thường xuyên tiếp xúc với tia UV.
Tia UV gây ung thư da tế bào ác tính
Ung thư da ác tính không phổ biến như ung thư da không tế bào hắc tố. Tuy nhiên đây là nguyên nhân chính gây tử vong. Nguy cơ mắc ung thư ác tính cũng liên quan trực tiếp tới gen di truyền và đặc điểm cá nhân của mỗi người, cũng như mức độ phơi nhiễm với tia UV. Người thường bị cháy nắng, đặc biệt cháy nắng ở độ tuổi nhỏ có nguy cơ ung thư da ác tính cao hơn.
Tia UV gây ung thư da tế bào đáy
Ung thư da tế bào đáy là một loại ung thư da phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 75% trong các loại ung thư da. Loại ung thư da này bắt nguồn từ trong các tế bào nền - một loại tế bào trong da tạo thành lớp sâu nhất của biểu mô. Các tế bào da mới này sẽ thay thế dần các tế bào cũ khi chúng chết đi.
Bệnh ung thư biểu mô tế bào đáy thường xuất hiện dưới dạng vết sưng u trên da, hơi trong suốt. Ngoài ra, bệnh có thể biểu hiện tổn thương ở các dạng khác. Ung thư da biểu mô tế bào đáy thường xảy ra trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như đầu và cổ.
Tia UV gây ung thư biểu mô tế bào vảy
Ung thư tế bào vảy hay còn được gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy, là một loại ung thư da bắt đầu từ các tế bào vảy.
Tế bào vảy là những tế bào mỏng, phẳng là một thành phần của lớp biểu bì, hoặc lớp ngoài cùng của da. Các bộ phận khác của cơ thể bao cũng có tế bào vảy và cũng có thể trở thành ung thư bao gồm phổi, màng nhầy và đường tiết niệu.
Tác hại của tia tử ngoại làm xuất hiện các khối u dưới dạng nốt ruồi, đốm vảy màu đỏ, vết loét hở hoặc mụn cóc trên da. Dạng ung thư này có thể phát triển thành khối u lớn, không giống như carcinoma tế bào đáy. Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
Tia UV gây lão hóa da sớm
Lão hóa da sớm sẽ biểu hiện sau một thời gian phơi nhiễm âm thầm với tia UVA (loại tia cực tím có bước sóng dài, xuyên qua lớp vải, cửa kính và tác động lên da).
Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời, khiến da nhanh lão hóa như xuất hiện tàn nhang, đồi mồi, các mạch máu nổi trên mặt, da sần sùi, nếp nhăn, da kém săn chắc và dị ứng ánh nắng.
Tia UV gây đục thủy tinh thể và các tổn thương mắt
Tác hại đầu tiên của tia cực tím có thể gây bỏng mắt. Triệu chứng của bệnh là nóng rát mi mắt, cảm thấy cộm, ngứa, khô mắt, chớp mắt liên tục và phỏng rộp các tế bào loại mô. Hiện tượng này xảy ra nhiều có thể dẫn đến tình trạng mờ, lòa, nặng hơn sẽ bị mù.
Lúc đầu tia cực tím chỉ ảnh hưởng mi mắt, giác mạc. Nếu bị nặng, tia UV sẽ ảnh hưởng thủy tinh thể, dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể. Ngoài ra, việc phá hỏng các tế bào nội mô của võng mạc sẽ dẫn đến việc thoái hóa điểm vàng.
Tổn thương ở mắt có thể là tức thời hoặc lâu dài sau khi hấp thụ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Ở mi mắt, ánh nắng có thể gây nên một số loại u mi, đặc biệt là ung thư mi như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính.
Tia UV làm suy giảm hệ miễn dịch
Các nhà khoa học đã phát hiện, việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể ngăn chặn hoạt động có lợi của hệ thống miễn dịch cơ thể và ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ tự nhiên của da. Da sẽ kích hoạt hệ thống phòng vệ chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài như ung thư, nhiễm trùng.
Tuy nhiên, nếu phơi nhiễm quá mức với tia tử ngoại, hệ miễn dịch có thể bị suy yếu, làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân từ bên ngoài.
Các biện pháp hạn chế tia cực tím tiếp xúc với cơ thể người
Hạn chế phơi nắng trong khoảng từ 10h sáng đến 16h chiều vì đây là khoảng thời gian cường độ nắng mạnh nhất. Thực hiện theo quy tắc đổ bóng: nếu chiều dài bóng ngắn hơn chiều cao khi ngoài trời nắng thì nên tìm khu vực râm mát, có mái che.
Luôn luôn giữ trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi dưới bóng râm hoặc được bảo vệ tránh khỏi ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
Chú ý đến chỉ số UV: Cho thấy mức độ nguy hại của việc tiếp xúc với tia cực tím vào bất kỳ thời điểm cụ thể nào trong ngày. Chỉ số UV thường được trung tâm dự báo thời tiết đo được và thông báo cho toàn dân. Khi chỉ số này đạt từ 10 trở lên, nghĩa là mức độ bức xạ đang rất lớn, nên tránh ra ngoài trời.
Để ý các bề mặt phản chiếu như mặt nước, tuyết, cát và kính. Chúng có khả năng phản chiếu tia nắng mặt trời, vô tình gây hại cho làn da, tăng nguy cơ bị cháy nắng cũng như ung thư da.
Mặc quần áo bảo hộ, bao gồm các loại áo có khả năng chống nắng, như áo dài tay, áo khoác có cổ, quần dài, tối màu, mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai. Nếu có thể, nên lựa chọn chất liệu vải chống nắng đặc biệt.
Bôi kem chống nắng khi ra nắng: Sử dụng kem có SPF chống tia UVB và UVA. Chỉ số SPF khoảng 15 trở lên, không nên quá cao sẽ gây kích ứng da. Nên thoa kem khoảng 20 phút trước khi ra ngoài. Kem có tác dụng trong vòng 2 - 3h, sau khoảng thời gian đó cần rửa mặt và thoa lại kem mới. Không nên dùng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Đeo kính râm bảo vệ mắt. Lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia cực tím từ 99 - 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh.
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 20 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
3 con giáp nổi bật giữa đám đông nhờ sở hữu khí chất mạnh mẽ và trí thông minh bẩm sinh
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này đều sở hữu những ưu điểm khiến họ trở nên nổi bật, cuốn hút, hấp dẫn.
Hà Nội: Vì sao bãi xe không phép ở Hoài Đức vẫn ngang nhiên hoạt động dù từng bị chính quyền tháo dỡ?
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo UBND xã An Khánh (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) khẳng định "đã quyết liệt xử lý" bãi trông giữ xe không phép với quy mô hàng ngàn m2 tại khu đô thị Geleximco nhưng vì "nhu cầu" của người dân quá lớn cho nên dẫn đến tình trạng vi phạm vẫn tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm.
TPHCM chốt giá vé metro số 1, chỉ 40.000 đồng được đi không giới hạn trong ngày
Đời sống - 17 giờ trướcGiá vé đi tàu metro số 1 được UBND TPHCM ban hành tính theo lượt trả bằng tiền mặt từ 7.000 - 20.000 đồng, theo thời gian ở mức 40.000 đồng/ngày và 300.000 đồng/tháng.
Người lao động cần phải lưu ý gì khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, người lao động gặp tai nạn sẽ được hưởng các quyền lợi gì theo quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo.
5 con giáp uy tín, đáng tin cậy, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Những con giáp này có cách đối nhân xử thế đúng đắn, lại có tài, nhận được sự khâm phục của tập thể.
Thái Bình: Phóng xe như bay, hai học sinh lao vào gầm xe tải khiến 1 em tử vong
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Chiếc xe máy chở theo 2 học sinh di chuyển với tốc độ cao trên đường. Khi một xe tải bất ngờ xuất hiện phía trước, xe máy vội phanh gấp khiến 2 người trên xe trượt ngã, lao thẳng vào gầm xe tải.
Vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ: Người cha đi làm xa kể lại giây phút đau đớn khi nhận tin con gái tử vong
Đời sống - 1 ngày trướcAnh T.M.T - bố của em T.M.D, nạn nhân đầu tiên được tìm thấy đã không khỏi xót xa trước sự ra đi đột ngột của con gái.
5 con giáp có vận số tốt, gặp nhiều vận may trong cuộc sống
Đời sốngGĐXH - Những con giáp này thường được hưởng một cuộc đời vô cùng thuận buồm xuôi gió.