Tiết lộ về bản nhạc dài đúng… 21 phát đại bác
GiadinhNet - 90 mùa xuân đã trôi qua, nhạc sỹ Văn Cao đã đi vào cõi vĩnh hằng song những câu chuyện thăng trầm về cuộc đời ông thì vẫn còn đó, bí ẩn như một khúc du ca cất lên trên thảo nguyên xanh. Đêm nhạc kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhạc sĩ tài hoa này sẽ được gia đình ông đứng ra tổ chức với những tiết lộ quanh cuộc đời nghệ sỹ, ví như câu chuyện về hai bài hát chưa từng công bố hay về bản nhạc dài đúng… 21 phát đại bác Ngày lập quốc chẳng hạn!
![]() |
Nhạc sĩ Văn Cao và ca sĩ Ánh Tuyết tại Sài Gòn tháng 8/1994. |
Theo lời nhà thơ, họa sĩ Văn Thao, người con trai trưởng của cố nhạc sĩ Văn Cao thì “hai bài hát này sẽ vẽ thêm một nét mới vào chân dung âm nhạc của Văn Cao”. Đó là bài “Dưới ngọn cờ giải phóng” - sáng tác năm 1962 và “Ta đi làm con suối” - sáng tác khoảng năm 1973-1974.
Nói về lý do hai tác phẩm này không được công bố lúc sinh thời nhạc sĩ Văn Cao, họa sĩ Văn Thao cho biết: “Ca khúc “Ta đi làm con suối” bố tôi viết theo “đơn đặt hàng” của hãng phim tài liệu làm về những người công nhân vùng mỏ Quảng Ninh. Nhưng khi bộ phim hoàn thành và mang đi kiểm duyệt thì ca khúc của bố tôi không được phép sử dụng. Lý do có lẽ là vì vụ “Nhân Văn - Giai Phẩm”. Nhiều tác phẩm hội họa, minh họa của bố tôi trong giai đoạn đó cũng không dám ký tên thật mà phải ký bút danh là “Văn”. Ca khúc “Dưới ngọn cờ giải phóng” cũng vì lý do này mà không được phổ biến. Đó là điều rất đáng tiếc vì ca từ của ca khúc rất hay, được viết trong giai đoạn đất nước bị chia cắt, miền Nam vẫn còn trong chiến tranh. Chính vì vậy mà ca từ của nó rất thúc giục lòng người, như Tiến quân ca vậy: “Tiến lên cầm chắc súng trên đường dài/nửa Tổ quốc ta mặt trời lên/Thanh niên ơi, Việt Nam thống nhất còn chờ bàn tay thanh niên/ Mùa xuân vĩnh viễn tiến theo cờ giải phóng trên đường dài…”. Là những tác phẩm tâm huyết của cha mình, suốt nhiều năm qua, gia đình tôi đã giữ gìn cẩn thận, chờ có dịp ý nghĩa sẽ công bố”.
Và dịp trọng đại ấy được gia đình lựa chọn đúng sự kiện kỷ niệm 90 năm ngày sinh của cố nhạc sĩ Văn Cao. Đêm nhạc mang tính kỷ niệm nhiều hơn là tính thương mại. Ở đó, họa sĩ Văn Thao sẽ đóng vai trò là người dẫn chuyện (cùng với MC Lê Anh). Bằng sự gần gũi cũng như hiểu biết về sự nghiệp của cha mình, họa sĩ Văn Thao sẽ công bố nhiều câu chuyện thú vị đằng sau những di cảo của nhạc sĩ Văn Cao, những tình tiết ít người biết về “Tiến quân ca” từ khi nó chưa trở thành Quốc ca cho đến những “thăng trầm” trong quá trình ca khúc được lựa chọn làm bản hùng ca đại diện cho đất nước.
Bản nhạc vừa vặn với 21 phát đại bác
Một trong những thú vị được con trai trưởng của nhạc sĩ Văn Cao tiết lộ, đó là đoạn dạo nhạc mở đầu của Tiến quân ca: “Khi sáng tác ca khúc này, bố tôi không nghĩ nó sẽ trở thành Quốc ca mà chỉ tâm niệm ca khúc này mang tính cổ động, như một hiệu kèn thúc giục đoàn quân cách mạng tiến lên. Cho nên ca từ mới ngắn gọn, dễ hát, dễ thuộc. Giai điệu cũng giống như một tiếng cồng, nên đoạn đầu được viết ngân dài: “Đoàn… quân Việt Minh đi”. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác Hồ đã chọn Tiến quân ca làm Quốc ca, ca từ được sửa thành “Đoàn quân Việt Nam đi”. Nhịp điệu của chữ “đoàn” cũng không ngân dài nữa mà được nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên rút gọn lại”. Sau này, con trai thứ hai của nhạc sĩ Văn Cao là nhà văn Nghiêm Bằng còn cho biết một sự trùng hợp thú vị, đó là sự sửa chữa về nhạc và ca từ của Quốc ca lại vừa vặn với 21 phát đại bác diễn ra trong ngày đầu tiên Quốc ca được vang lên ở Quảng trường Ba Đình.
Tuy nhiên, không phải sự sửa chữa nào cũng được nhạc sĩ Văn Cao hài lòng như thế. “Một số câu chữ được sửa lại không thực sự làm cha tôi vừa ý, nhưng biết làm sao được vì khi trở thành Quốc ca thì nó không còn là tác phẩm của riêng nhạc sĩ nữa”, nhà văn Nghiêm Bằng nói.
Trong đêm nhạc tới đây (diễn ra vào tối 22/11 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội), họa sĩ Văn Thao sẽ lần đầu tiên nói về quá trình sửa chữa lời từ ca khúc Tiến quân ca đến Quốc ca. Cùng với đó, thay vì trình diễn bản Quốc ca đã trở nên quen thuộc với công chúng, gia đình nhạc sĩ sẽ để Dàn nhạc hợp xướng và ca sĩ Ánh Tuyết biểu diễn “Tiến quân ca” bản nguyên thủy. Khán giả sẽ được hiểu rõ hơn về Quốc ca ngày nay đã từng được “nâng lên đặt xuống” sửa từng nốt, từng chữ như thế nào.
Trong ca khúc bất hủ được chọn làm Quốc ca, trước khi được biết là “Đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc…”, Tiến quân ca từng được viết dựa vào hoàn cảnh khi đó là “Đoàn quân Việt Minh đi/Sao vàng phấp phới/Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than…”. Đoạn cuối cùng: “Chí trai là nơi đây ước nguyền” cũng được Ban sửa chữa Quốc ca đổi lại: “Nước non Việt Nam ta vững bền”. |
Thanh Hà

Nam NSND quê Hải Phòng đóng vai Bác Hồ trong phim 'Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong' là ai?
Giải trí - 49 phút trướcGĐXH - Đạo diễn, NSND Trần Lực đã vào vai Bác Hồ trong phim "Nguyễn Ái Quốc ở Hong Kong" phát sóng vào năm 2003. Nhờ vai diễn này, anh được nhận giải Mai Vàng với hạng mục "Nam diễn viên được yêu thích".

Góc nghiêng 'thần thánh' của con gái Trương Ngọc Ánh
Giải trí - 1 giờ trướcGĐXH - Trương Ngọc Ánh khiến fan trầm trồ "góc nghiêng thần thánh" của con gái Bảo Trân ở tuổi 17.

Phim ngập cảnh nóng gây sốc ở Cannes
Xem - nghe - đọc - 2 giờ trước“Die My Love” được đánh giá là một trong những tựa phim nổi bật nhất Liên hoan phim Cannes năm 2025. Phim nhận tràng pháo tay kéo dài 9 phút sau khi ra mắt vào ngày 17/5.

Chủ tịch ACB và doanh nhân Cường 'Đô la' vào chúc mừng anh chồng Đỗ Mỹ Linh lần nữa lên chức bố
Giải trí - 3 giờ trướcGĐXH - Anh chồng Đỗ Mỹ Linh - doanh nhân Đỗ Quang Vinh mới đây chia sẻ niềm vui được lên chức bố lần thứ 3. Sau dòng thông báo, anh nhận được lời chúc từ nhiều doanh nhân nổi tiếng như Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy hay đại gia phố núi Cường "Đô la".

3 diễn viên nổi tiếng quê Thái Nguyên, một NSND U70 là 'biểu tượng nhan sắc'
Câu chuyện văn hóa - 4 giờ trước3 gương mặt nghệ thuật quê Thái Nguyên - Doãn Quốc Đam, NSND Minh Châu và NSƯT Kiều Anh - mỗi người một phong cách riêng nhưng đều để lại dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng.

Nam NSND quê Hải Phòng nổi tiếng thập niên 90 nhờ phim 'Mẹ chồng tôi' giờ ra sao ở tuổi ngoài U70?
Giải trí - 16 giờ trướcGĐXH - Đạo diễn, NSND Trần Lực là nghệ sĩ nổi tiếng quê Hải Phòng những năm của thập niên 90 qua vai diễn trong phim "Mẹ chồng tôi". Hiện tại, sau nhiều năm cống hiện cho nghề, chàng Lực của "Mẹ chồng tôi" ngày nào giờ ra sao?

Nam diễn viên quê Hưng Yên - ông bố 'ướt át' phim 'Cha tôi, người ở lại' và lần hiếm hoi đưa vợ con 'lên sóng'
Thế giới showbiz - 17 giờ trướcGĐXH - NSƯT Thái Sơn để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả khi hóa thân vào vai ông Bình, người bố ấm áp của 3 đứa con trong phim "Cha tôi, người ở lại".

Bị nghi ngờ ly thân sau 8 năm kết hôn, Lê Dương Bảo Lâm đã có hành động xóa tan tin đồn
Thế giới showbiz - 18 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Lê Dương Bảo Lâm vừa chính thức lên tiếng trước nghi vấn hai vợ chồng ly thân.

2 Hoa hậu Gen Z được Tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác là ai?
Giải trí - 21 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Thanh Thủy (SN 2002) và Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà (SN 2004) là 2 gương mặt Gen Z được tuyên dương thanh niên làm theo lời Bác, lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật.

Nữ ca sĩ Gen Z nhận danh hiệu 'Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác'
Giải trí - 22 giờ trướcGĐXH - Phương Mỹ Chi (SN 2003) là 1 trong 3 đại diện Gen Z nhận danh hiệu 'Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác'.

Nam NSND quê Hải Phòng nổi tiếng thập niên 90 nhờ phim 'Mẹ chồng tôi' giờ ra sao ở tuổi ngoài U70?
Giải tríGĐXH - Đạo diễn, NSND Trần Lực là nghệ sĩ nổi tiếng quê Hải Phòng những năm của thập niên 90 qua vai diễn trong phim "Mẹ chồng tôi". Hiện tại, sau nhiều năm cống hiện cho nghề, chàng Lực của "Mẹ chồng tôi" ngày nào giờ ra sao?