Tin sáng 12/3: Lý do phiên bản tàng hình của Omicron lây lan nhanh hơn chủng gốc; biến thể Omicron chiếm 80%, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng
GiadinhNet - Chủng BA.2 của biến thể Omicron còn được gọi là phiên bản tàng hình do không thể phát hiện qua xét nghiệm PCR giống chủng gốc BA.1; Chủng Omicron đã là chủng lưu hành chính tại Hà Nội. Trong thời gian tới, số ca mắc sẽ tiếp tục tăng do khả năng lây nhiễm cao của biến thể này.
Đã đến lúc thay đổi quy định 5K phòng, chống COVID-19?
Trong cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM ngày 9/3, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên kiến nghị sửa đổi thông điệp 5K phù hợp với tình hình mới.
Theo ông Nguyễn Văn Nên, trong giai đoạn "bình thường mới" hiện nay, các cơ quan, doanh nghiệp đã hoạt động trở lại. Các trường học cũng đón học sinh đến học tập trung. Do đó, ngành y tế cần có quy định, hướng dẫn cho phù hợp với thực tế, tránh tình trạng có hướng dẫn nhưng không thực hiện được.
Ông Nên dẫn chứng, quy định 5K hiện nay có một số điểm không còn phù hợp như quy định về "khoảng cách", "không tập trung"..., cần có điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo thực hiện khả thi hơn. "Từng hướng dẫn phải phù hợp với thực tế, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả", ông nhấn mạnh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho rằng nên sửa quy định 5K xuống 2K, giữ lại "Khẩu trang" và "Khử khuẩn" (rửa tay thường xuyên). 3K còn lại không nên bắt buộc mà chỉ khuyến khích người dân.
Theo bác sĩ Khanh, 5K không còn phù hợp trong bối cảnh số ca mắc tăng nhanh tại các địa phương như hiện nay. Đặc biệt, chủng Omicron hiện đang chiếm ưu thế và dần thay thế Delta, điều quan trọng hiện nay là kiểm soát tỷ lệ chuyển nặng và tử vong.
Ông phân tích, trong các doanh nghiệp, công ty, nhà hàng, việc yêu cầu giữ khoảng cách là "bất khả thi". Khai báo y tế cũng không còn cần thiết khi mà số ca mắc tăng nhanh, Việt Nam không còn áp dụng những biện pháp truy vết, cách ly như trước đây.
"Cả nước không còn giãn cách như hồi xưa vậy khai báo y tế còn ý nghĩa gì, chỉ khiến thủ tục hành chính thêm phức tạp, gây khó khăn cho người dân", bác sĩ Khanh nói.
Trước đó, tháng 8/2020 Bộ Y tế ban hành thông điệp 5K gồm Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế trong bối cảnh Việt Nam ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm/ngày. Thông điệp 5K được duy trì từ đó đến nay khi mà cả nước đã chuyển từ trạng thái "Zero COVID" sang "Thích ứng an toàn, kiểm soát linh hoạt, hiệu quả dịch bệnh COVID-19".
F0 nặng và tử vong tại bệnh viện điều trị COVID-19 Hà Nội giảm mạnh
Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19, Đại học Y Hà Nội, với quy mô 500 giường là nơi tiếp nhận, điều trị của các bệnh nhân COVID-19 tầng 2 và 3.
Chiều 10/3, ông Trần Thanh Tùng, Trưởng phòng Điều dưỡng và Công tác xã hội - Truyền thông, cho biết cơ sở y tế này đang điều trị khoảng 150 bệnh nhân.
Khu vực R13 và R14 là nơi điều trị bệnh nhân tầng 3, nặng và nguy kịch. Mỗi khu có thể điều trị tối đa 20-25 bệnh nhân. Khu vực tầng 3 sẽ chia thành 2 đội. Đội một sẽ ở trong phòng bệnh trực tiếp tiếp xúc, điều trị cho bệnh nhân. Đội còn lại sẽ ở ngoài điều phối, xử lý thông tin.
Biến thể Omicron chiếm 80%, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng
Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, tuần qua trung bình ghi nhận 27.283 ca/ngày, tăng so với kỳ báo cáo trước; ngày cao nhất ghi nhận 32.650 ca. Tính đến ngày 9/3, Hà Nội đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng, chiếm tỷ lệ 80% (93/109 mẫu) mẫu bệnh phẩm của các ca dương tính được giải trình tự gene ngẫu nhiên từ 4/12/2021 đến 1/3/2022, trong đó, chiếm ưu thế là biến thể phụ BA.2 (86/93 mẫu). Như vậy, bước đầu đã có những bằng chứng kết luận, chủng Omicron đã là chủng lưu hành chính tại Hà Nội. Trong thời gian tiếp theo, số mắc sẽ tiếp tục tăng do khả năng lây nhiễm cao của biến thể này.
Thời gian qua, số ca mắc tăng nhanh, tuy nhiên các mục tiêu cốt lõi của hoạt động phòng, chống dịch (kiểm soát tỉ lệ tử vong, chuyển nặng; đảm bảo số mắc không vượt quá năng lực tiếp nhận của hệ thống) vẫn được đảm bảo, phù hợp với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Công tác phòng chống dịch được triển khai quyết liệt, hiệu quả.
Theo đánh giá mức độ dịch trên địa bàn thành phố, đến nay Hà Nội có 66/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 1; 187/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 2; 326/579 xã, phường, thị trấn cấp độ 3; không có xã, phường, thị trấn nào cấp độ 4. Về công tác tiêm chủng, toàn thành phố đã tiêm được 16.124.773 mũi tiêm. Từ ngày 27-4 đến nay, các bệnh viện, cơ sở thu dung, các địa phương đã tiếp nhận quản lý, điều trị tổng số 495.130 bệnh nhân; hiện đang điều trị 242.971 người…
Chuyên gia: "Cho phép F0, F1 đi làm trong điều kiện đặc biệt là chủ trương phù hợp"
Theo ông Mãi, với F0 không có triệu chứng, không có vấn đề về sức khỏe và tự nguyện thì duy trì làm việc phù hợp. Nhiều cơ quan hiện có có 30 - 50 F0 mà cách ly 7 - 14 ngày thì rất bị động trong công việc. Vì thế cần tính toán để đảm bảo hoạt động các cơ quan, doanh nghiệp.
Còn trước đó, Bộ Y tế đề xuất xin ý kiến của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, trường hợp F0 không có triệu chứng, đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay lại làm việc có thể làm việc trực tuyến, chăm sóc người bệnh COVID-19. F1 được phép tham gia các công việc trực tiếp và trực tuyến...
Tiến sĩ Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT (ĐH Nguyễn Tất Thành) cho rằng, cho phép các F0, F1 đi làm trong những điều kiện đặc biệt là chủ trương phù hợp. Tôi biết những cơ sở sản xuất đã chủ động xây dựng các mô hình làm việc cho F0, F1 đi kèm với hệ thống theo dõi, chăm sóc sức khỏe kịp thời và chính sách hỗ trợ cho người lao động khoa học. Đây là điều bắt buộc các công ty, cơ sở sản xuất phải lên kế hoạch vì dịch bệnh sẽ không hoàn toàn biến mất trong một thời gian dài, việc duy trì hoạt động liên tục thế nào rất cần có kế hoạch.
Hà Nội quy định phòng chống dịch COVID-19 trong trường học như thế nào?
F0 liên tục tăng cao, nhân viên y tế thành... ''cán bộ văn thư chuyên nghiệp''
Số ca mắc mới COVID-19 tại Hà Nội vẫn tăng lên hàng chục nghìn ca mỗi ngày, các trạm y tế phường xã đang bị quá tải. Theo báo cáo của sở Y tế Hà Nội, phường nào ít cũng đang quản lý 4.000 F0 điều trị tại nhà, phường nhiều thì lên gần chục nghìn F0. Trong khi đó, trạm y tế nhiều nhất lại chỉ có 8 cán bộ.
Chỉ riêng công tác chuyên môn hỗ trợ tư vấn cho hàng chục nghìn F0 đã quá tải rồi. Thêm vào đó, trạm y tế phường xã còn chịu trách nhiệm cấp giấy xác nhận F0 và xác nhận F0 khỏi bệnh. Tình trạng quá tải này đang làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và tư vấn sức khỏe của các cán bộ y tế.
Ghi nhận tại Trạm y tế Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội), cả trạm là F0. Nhân lực không có nên tất cả tự nguyện cách ly tại trạm để tư vấn và hỗ trợ các trường hợp F0 đang cách ly tại nhà. Mệt mỏi, khó chịu trong người nhưng các chị vẫn kiên nhẫn tư vấn, giải thích cho từng người.
"Có những hôm mệt mỏi chỉ muốn đi ngủ thôi nhưng nhìn thấy còn nhiều tin nhắn quá, chị em bảo nhau mỗi người ôm một cái máy tính để giải quyết, công việc không làm thế nào được vì nhân dân cố gắng thôi", y sĩ Nguyễn Thị Thúy Vân chia sẻ.
Liên tiếp các cuộc điện thoại từ máy cá nhân, cố định, chưa tính các trường hợp nghi ngờ dương tính hay ra tận trạm để thông báo gia đình có người dương tính. Trạm y tế phường Yên Nghĩa, Hà Đông có 8 nhân viên nhưng đang quản lý hơn 7.000 ca F0 điều trị tại nhà và gần 70 các cụ mắc COVID-19 tại trại dưỡng lão.
Nhân viên y tế ở trạm cho biết, công việc chuyên môn nhiều vẫn có thể giải quyết được nhưng sợ nhất là giấy tờ hành chính.
"Với thủ tục hành chính khai báo y tế thật sự rất mệt mỏi, tự nhiên cán bộ y tế thành cán bộ văn thư chuyên nghiệp'', bác sĩ Trần Thị Nhiều, Trưởng trạm y tế phường Yên Nghĩa nói.
Trước thực trạng này, Sở Y tế Hà Nội đề xuất lực lượng thanh niên, tổ COVID-19 cộng đồng và tổ trưởng tổ dân phố tham gia thống kê, chuyển giấy xác nhận cho các trường hợp F0 để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Ông Vũ Cao Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: "Đại diện Sở Y tế cũng đề xuất Bộ Y tế có những thay đổi trong cấp giấy chứng nhận Bảo hiểm xã hội hoặc giấy chứng nhận khỏi bệnh để giảm áp lực cho y tế cơ sở''.
Theo thống kê sơ bộ, tính đến 1/3/2022, cả nước có khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc COVID-19 để hưởng chế độ, trong đó có chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.
Bộ Y tế: Tránh lạm dụng, lãng phí khi xét nghiệm COVID-19
Trong đó công văn mới này, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm việc xét nghiệm theo các chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Y tế bảo đảm khoa học, thiết thực, phù hợp với tình hình dịch bệnh, tránh lạm dụng, lãng phí.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền của địa phương quy định mức giá trong trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế áp dụng với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc các Bộ, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn địa phương theo hướng dẫn tại Thông tư 02/2022/TT-BYT ngày 18/02/2022
Đối với việc thu và thanh toán chi phí xét nghiệm từng đối tượng thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Các cơ sở y tế lưu ý thực hiện phương pháp xét nghiệm tiết kiệm, hiệu quả. Trường hợp thực hiện xét nghiệm gộp mẫu phải áp dụng mức giá gộp mẫu, không được áp mức giá xét nghiệm theo mẫu đơn hoặc mức giá của mẫu gộp thấp hơn (ví dụ gộp mẫu 10 nhưng áp mức giá gộp mẫu 5) để thu và thanh toán với người bệnh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.
Lý do phiên bản tàng hình của Omicron lây lan nhanh hơn chủng gốc
Chủng BA.2 của biến thể Omicron còn được gọi là phiên bản tàng hình do không thể phát hiện qua xét nghiệm PCR giống chủng gốc BA.1.
Hiện tại, BA.2 đang tiếp bước BA.1, trở thành chủng virus SARS-CoV-2 thống trị ở nhiều quốc gia, bao gồm Đan Mạch, Philippines và Nam Phi... Điều này cho thấy BA.2 có lợi thế chọn lọc so với chủng gốc của Omicron.
Một khảo sát có sự tham gia của 8.500 gia đình Đan Mạch nhiễm Omicron ghi nhận, dù chưa tiêm hay tiêm 1-3 mũi vắc xin, mọi người đều dễ bị nhiễm BA.2 hơn BA.1.
Những người chưa tiêm vắc xin bị nhiễm BA.2 có khả năng lây cao hơn nhóm nhiễm BA.1. Nhưng ở các đối tượng đã tiêm vắc xin, không thấy có sự khác biệt này.
Thi nghiệm cho thấy, BA.2 tái tạo cao hơn trong các tế bào biểu mô mũi của con người và khả năng dung hợp với các tế bào cũng cao hơn.
Nhiều địa phương vẫn cho phép F0 không triệu chứng đi làm
Hai phi công vụ rơi máy bay ở Bình Định được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
Thời sự - 51 phút trướcGĐXH - Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân (2 phi công trong vụ rơi máy bay ở Bình Định) được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì có thành tính xuất sắc trong nhiệm vụ huấn luyện bay.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 5 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 10 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 21 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.