Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 19/3: Hà Nội ra chỉ đạo mới về dạy học trực tiếp; nhiễm COVID-19 phải kiêng ăn tôm cá để tránh ho?

Thứ bảy, 07:00 19/03/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có công văn về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong việc tổ chức dạy học trực tiếp các khối lớp từ 7 đến 12 trong tình hình mới; Nhiều người cho rằng khi mắc COVID-19 không nên ăn tanh, các thực phẩm như tôm, cá có thể gây kích ứng, làm gia tăng tình trạng ho.

Tin sáng 18/3: Nghiên cứu đưa COVID-19 ra khỏi danh mục bệnh đặc biệt nguy hiểm; F0 vẫn làm việc trực tuyến tại nhà có được hưởng chế độ ốm đau từ BHXH?Tin sáng 18/3: Nghiên cứu đưa COVID-19 ra khỏi danh mục bệnh đặc biệt nguy hiểm; F0 vẫn làm việc trực tuyến tại nhà có được hưởng chế độ ốm đau từ BHXH?

GiadinhNet - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về chương trình phòng, chống dịch COVID-19; Nếu bạn là F0 nhưng vẫn làm việc mà được trả lương thì không được hưởng chế độ ốm đau từ BHXH.

Đề xuất coi cấp giấy chứng nhận mắc COVID-19 là dịch vụ công

Tin sáng 19/3: Đề xuất coi cấp giấy chứng nhận mắc COVID-19 là dịch vụ công; nhiễm COVID-19 phải kiêng ăn tôm cá để tránh ho? - Ảnh 2.

Trong văn bản gửi Bộ Y tế, Bộ TT&TT nhận định, hiện nay, số ca nhiễm COVID-19 trên cả nước đang tăng nhanh, đặc biệt là tại Hà Nội với số ca F0 ghi nhận được hàng ngày đã vượt ngưỡng 25.000 ca. Việc chứng nhận F0 và F0 khỏi bệnh một mặt giúp người lao động được hưởng các chế độ và quyền lợi theo quy định, đồng thời cũng sẽ giúp các cơ quan y tế thực hiện tốt công tác quản lý, thống kê số lượng ca nhiễm một cách chính xác; từ đó phục vụ việc phân tích, dự báo xu hướng dịch bệnh.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ TT&TT cho biết đã nghiên cứu và chỉ đạo các đơn vị phát triển phần mềm quản lý ca bệnh COVID-19 và đề nghị Bộ Y tế xem xét, đánh giá áp dụng. Hiện một số địa phương đang xây dựng phần mềm để triển khai chuyển đổi số trong công tác xác nhận F0 và các thủ tục xác nhận hoàn thành cách ly y tế tại nhà. Việc thực hiện dịch vụ công cho F0 sẽ giảm tải cho các cơ sở y tế và hạn chế lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

Lao động chăm con F0 được hưởng bảo hiểm xã hội

Đại diện cơ quan BHXH Việt Nam cho biết, người lao động có con mắc COVID-19 sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong thời gian chăm con nếu con dưới 7 tuổi và là F0 có xác nhận của cơ sở y tế. Thời gian nghỉ được giải quyết chế độ ốm đau sẽ xác định theo thời gian được ghi trên giấy ra viện của con. Thời gian nghỉ để chăm con dưới 3 tuổi là tối đa 20 ngày/năm; dưới 7 tuổi tối đa 15 ngày/năm. Người lao động được hưởng 75% tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian này.

Ngày 18/3: Ca mắc mới COVID-19 giảm còn 163.174; Bắc Giang bổ sung 34.302 F0Ngày 18/3: Ca mắc mới COVID-19 giảm còn 163.174; Bắc Giang bổ sung 34.302 F0

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 18/3 của Bộ Y tế cho biết có 163.174 ca mắc mới, giảm hơn 10.000 ca so với hôm qua; trong ngày Bắc Giang đăng ký bổ sung 34.302 F0; cũng trong ngày có 175.971 ca khỏi, nhiều hơn số ca mắc mới.

Hà Nội ra chỉ đạo mới về dạy học trực tiếp

Tin sáng 19/3: Hà Nội ra chỉ đạo mới về dạy học trực tiếp; nhiễm COVID-19 phải kiêng ăn tôm cá để tránh ho? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có công văn về việc triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong việc tổ chức dạy học trực tiếp các khối lớp từ 7 đến 12 trong tình hình mới.

Theo đó, Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị các trường học, cơ sở giáo dục thực hiện tổ chức dạy và học trực tiếp gắn với bảo đảm an toàn phòng chống dịch, kiểm soát và xử lý kịp thời các ca nhiễm, giữ mức độ an toàn cao nhất cho học sinh và giáo viên.

Cùng đó, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương, kịp thời, chủ động xây dựng phương án tổ chức dạy học trực tiếp tại trường cho các khối lớp từ 7 đến 12. Đặc biệt, quan tâm đến học sinh khối lớp 9, lớp 12 và báo cáo UBND các quận, huyện, thị xã xem xét, phê duyệt theo quy định.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng giao các phòng GD-ĐT là đầu mối tổng hợp, tham mưu UBND quận, huyện, thị xã trong việc xem xét, phê duyệt phương án dạy học trực tiếp của các nhà trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn an toàn, linh hoạt, hiệu quả.

Việt Nam thay đổi mục tiêu kiểm soát dịch COVID-19

Tin sáng 19/3: Đề xuất coi cấp giấy chứng nhận mắc COVID-19 là dịch vụ công; nhiễm COVID-19 phải kiêng ăn tôm cá để tránh ho? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: TTXVN

Mục tiêu mới vừa được Chính phủ đưa ra căn cứ theo chủ trương chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro.

Các đơn vị cần sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống, kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế; tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.

Biện pháp chống dịch sẽ giảm thiểu tối đa tác động đến người dân. Để đạt được mục tiêu, người dân sẽ được tiếp cận dịch vụ y tế sớm và nhanh nhất.

Tất cả người nhiễm COVID-19 chuyển nặng, nguy kịch đều được chăm sóc, điều trị. Nhóm dễ tổn thương như người cao tuổi, có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ mồ côi... cũng được tiếp cận dịch vụ y tế.

Liên quan đến việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi thứ 4, Việt Nam đã nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Các chuyên gia cho rằng mũi thứ 4 này cần ưu tiên cho nhóm người có nguy cơ cao, suy giảm miễn dịch, có bệnh nền, người cao tuổi vì đây là nhóm dễ trở nặng, nguy cơ tử vong cao khi mắc COVID-19. Những nhóm còn lại đã được bảo vệ ở mũi tiêm thứ 3. Mũi thứ 4 chưa nên tiêm đại trà.

Trẻ mắc Covid-19 co giật do sốt cao, sai lầm thường gặp của cha mẹ khi xử tríTrẻ mắc Covid-19 co giật do sốt cao, sai lầm thường gặp của cha mẹ khi xử trí

Một số phụ huynh xử trí không đúng như cho tay hoặc cho đồ cứng vào miệng con, cố gắng giữ chặt tay chân trẻ trong cơn co giật,… có thể khiến bé gặp nhiều nguy hiểm.

F0 ở TP.HCM chưa thể đi làm

Chiều 17/3, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho hay thành phố vẫn thực hiện theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, F0 chưa thể đi làm tự do và vẫn phải cách ly theo quy định. Nếu có thay đổi, thành phố sẽ sớm thông báo cho người dân.

Về kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), cho biết hiện thành phố vẫn chờ kế hoạch của UBND TP.HCM.

Hiện, Sở GDĐT đã yêu cầu các cơ sở giáo dục chuẩn bị tốt nhất nhằm tiêm vaccine cho trẻ sau khi có kế hoạch chính thức của UBND TP.HCM và truyền thông về lợi ích của vaccine để kêu gọi sự đồng thuận của phụ huynh.

Với tỷ lệ đồng thuận ở một số nhóm trẻ còn chưa cao, ông Trọng khẳng định trẻ không tiêm sẽ không bị ảnh hưởng hay hạn chế các hoạt động học tập.

"Từ trước đến nay, kể cả học sinh 12 tuổi trở lên, thì việc tiêm vaccine không ảnh hưởng đến tham gia hoạt động trực tiếp. Không phải trẻ không tiêm vaccine thì không được đến trường", ông nói.

Riêng với học sinh chưa tiêm vaccine, ngành giáo dục sẽ có sự quan tâm, chăm lo để bảo vệ chứ không hạn chế các em học tập tại cơ sở giáo dục cùng các bạn.

Nói thêm về việc triển khai tiêm vaccine cho trẻ, bà Mai cho biết thành phố có thể tiêm 200.000-300.000 mũi/ngày. Sở Y tế đã làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo để nắm tình hình, tổ chức điểm tiêm, bàn tiêm phù hợp với số trẻ.

Ai có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn?

Tin sáng 19/3: Đề xuất coi cấp giấy chứng nhận mắc COVID-19 là dịch vụ công; nhiễm COVID-19 phải kiêng ăn tôm cá để tránh ho? - Ảnh 6.

Có những báo cáo y khoa ghi nhận những trường hợp bệnh nhân lần trước đã nhiễm biến chủng Omicron BA.1 sau đó vẫn tái nhiễm với biến chủng BA.2 (Omicron tàng hình).

Tái nhiễm là trường hợp người bệnh mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, sau đó lại nhiễm lại.

Ngoài việc đã có những người lần 1 nhiễm biến chủng Delta, lần 2 nhiễm Omicron, trên thực tế đã có những báo cáo y khoa ghi nhận các trường hợp lần trước nhiễm biến chủng Omicron BA.1 sau đó vẫn tái nhiễm với biến chủng BA.2

1. Vì sao có tái nhiễm COVID-19?

Tái dương tính là tình trạng người mắc COVID-19 có thời gian mang virus SARS-CoV-2 kéo dài. Một số người có thể mang virus kéo dài nhiều tuần. Những trường hợp này dù xét nghiệm dương tính vẫn nhưng đa số không còn khả năng gây lây truyền sau 2 tuần nhiễm virus.

Tái nhiễm là trường hợp người bệnh mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, sau đó lại nhiễm lại. Mỗi người có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau, một số người sau khi nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine sẽ có miễn dịch bảo vệ khá lâu, nhưng một số người có thể nồng độ kháng thể bảo vệ sẽ sụt giảm nhanh dẫn đến khả năng tái nhiễm nhanh hơn.

Đặc biệt trong trường hợp lần nhiễm sau do một biến chủng virus có đặc tính kháng nguyên khác so với chủng trước nên kháng thể bảo vệ của lần nhiễm trước có hiệu quả bảo vệ thấp với chủng nhiễm sau.

Ngoài việc đã có những người lần 1 nhiễm biến chủng Delta, lần 2 nhiễm Omicron, trên thực tế đã có những báo cáo y khoa ghi nhận những trường hợp bệnh nhân lần trước đã nhiễm biến chủng Omicron BA.1 sau đó vẫn tái nhiễm với biến chủng BA.2.

Có những báo cáo y khoa ghi nhận những trường hợp bệnh nhân lần trước đã nhiễm biến chủng Omicron BA.1 sau đó vẫn tái nhiễm với biến chủng BA.2 (Omicron tàng hình).

2. Ai có nguy cơ tái nhiễm COVID-19 cao hơn?

Những người tình trạng miễn dịch suy giảm hoặc khả năng sinh kháng thể trung hòa thấp thì có nguy cơ tái nhiễm cao hơn. Xác suất tái nhiễm cũng có thể cao hơn ở những người có tình trạng phơi nhiễm thường xuyên hơn so với những người sử dụng các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân hiệu quả.

3. Tái nhiễm F0 có lây được cho người khác không?

Người bệnh tái nhiễm là một lần nhiễm virus mới và phát bệnh. Do đó họ vẫn phát tán virus bình thường và vẫn có khả năng lây nhiễm cho những người khác nếu không có biện pháp phòng lây nhiễm hiệu quả.

4. Tái nhiễm COVID-19 điều trị ra sao?

Thông thường, những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân nhất định có thể có diễn biến nặng.

Việc điều trị sẽ căn cứ vào diễn biến bệnh cụ thể trên mỗi bệnh nhân.

Những người có diễn biến nhẹ thì chỉ cần đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng; điều trị các triệu chứng (nếu có). Những người không may có diễn biến nặng thì sẽ được điều trị theo cơ chế bệnh sinh của mỗi tổn thương và áp dụng các biện pháp hồi sức nếu bệnh nhân có tình trạng nguy kịch.

5. Tái nhiễm COVID-19 có nguy hiểm không?

Những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu. Tuy nhiên vẫn có thể có một số bệnh nhân có diễn biến nặng. Đặc biệt các vấn đề hậu COVID-19 có thể vẫn xuất hiện thêm sau mỗi lần tái nhiễm.

Nhiễm COVID-19 phải kiêng ăn tôm cá để tránh ho, đúng hay sai?

Tin sáng 19/3: Nhiễm Covid-19 phải kiêng ăn tôm cá để tránh ho?;  - Ảnh 2.

PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhân.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An, Giám đốc Bệnh viện An Việt, ho cũng là một triệu chứng thường gặp khi mắc COVID-19. Các nhà khoa học ghi nhận phần lớn những người mắc bệnh có triệu chứng ho khan khá phổ biến, triệu chứng ho đờm cũng có thể xảy ra.

PGS An cho rằng ho là phản ứng bình thường của cơ thể để đẩy các vật lạ ra khỏi phổi hoặc cổ họng. Tuy nhiên, nếu trường hợp ho kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khoẻ cho cơ thể như gây đau rát họng, đau đầu, viêm tai giữa, mất ngủ.

Quan điểm kiêng tôm, cá, cua khi bị ho, PGS An cho rằng từ xa xưa dân gian vẫn kiêng tôm, cá là có cơ sở vì tôm cua gây ho do phần vỏ và càng của tôm, vảy cá có thể gây ho do kích ứng niêm mạc đường hô hấp và khả năng dễ bị mắc, dính ở cổ họng, gây ngứa, ho.

Với các loại tôm nhỏ không thể bỏ vỏ thì khi ăn vào có thể gây ho làm cơn ho dữ dội hơn. Tuy nhiên, PGS An cho biết F0 không cần kiêng tanh hoàn toàn vẫn có thể ăn thịt của tôm, thịt cá… Bởi vì, chất tanh không phải là nguyên nhân gây các cơn ho hoặc khiến cơn ho nặng thêm. Người mắc COVID-19 bị ho không nên quá lo lắng kiêng hoàn toàn chất tanh.

Bé 2 tháng tuổi nguy kịch sau khi được đắp tỏi trị COVID-19

Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ), các bác sĩ đã đặt ống nội khí quản, thở máy, dùng vận mạch, an thần, kháng sinh cho bé. May mắn, bé đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng.

Gia đình cho biết trẻ nhiễm nCoV ngày thứ 4, sốt cao, bú kém. Thấy con uống thuốc hạ sốt không giảm sốt, gia đình đắp tỏi lên vùng bụng của bé để chữa Covid-19. Đồng thời, họ đắp lá vào thóp để hạ sốt. Kết quả, bé trở nên yếu, sốt li bì, bụng phồng rộp.

Bác sĩ Đinh Xuân Hoàng, Trưởng khoa Nhi, cho hay bé nguy kịch khi nhập viện, ê-kíp phải chạy đua để cấp cứu. Hiện, sức khỏe bé ổn định và được chăm sóc đặc biệt.

Bán thuốc Molnupiravir trên mạng thời điểm này có phạm luật?

Chiều 17/3, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 và phục hồi kinh tế TPHCM (Ban chỉ đạo) tổ chức buổi họp báo định kỳ nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Tại buổi họp báo, đại diện ngành y tế thành phố cho biết, đến hôm nay, các quy định về mua bán, sử dụng thuốc Molnupiravir chưa có gì khác so với các quy định trước đó.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM, nhấn mạnh, hiện nay, Bộ Y tế chưa có hướng dẫn mới về việc tiếp cận, mua bán thuốc Molnupiravir. Do vậy, việc mua bán thuốc Molnupiravir vẫn theo đúng hướng dẫn cũ, đây là loại thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh cần phải kê toa.

Cụ thể, người mắc COVID-19 có thể dùng toa thuốc của bác sĩ để tiếp cận loại thuốc điều trị COVID-19 này. Thông qua toa thuốc, người dân có thể đến một số phòng khám, bệnh viện tư hoặc công để mua thuốc Molnulpiravir theo đúng chỉ định.

Sau khi khỏi bệnh, nếu có một trong số các triệu chứng sau, người bệnh nên đi khám hậu Covid. Đặc biệt, với những người bệnh có bệnh lý nền mắc một trong các dấu hiệu trên thì phải đến bệnh viện để khám ngay.

Bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai: 10 dấu hiệu cảnh báo cần đi khám hậu COVID-19

Tin sáng 19/3: Nhiễm Covid-19 phải kiêng ăn tôm cá để tránh ho?;  - Ảnh 3.

Hình ảnh phim của một bệnh nhân tổn thương phổi do COVID-19. Ảnh: Bệnh viện Thanh Nhàn

Sau khi khỏi bệnh, nếu có một trong số các triệu chứng sau, người bệnh nên đi khám hậu COVID. Đặc biệt, với những người bệnh có bệnh lý nền mắc một trong các dấu hiệu trên thì phải đến bệnh viện để khám ngay.

1. Sốt nhẹ

2. Khó thở

3. Tức ngực

4. Ho kéo dài

5. Mệt mỏi

6. Đau cơ

7. Rối loạn nhịp tim

8. Rối loạn tiêu hóa

9. Huyết áp không ổn định

10. Rụng tóc…

Để giảm tỷ lệ nhập viện do hậu covid gây ra, người dân nên chủ động khám sức khỏe trong vòng 1 - 3 tháng đầu sau khi khỏi bệnh.

- Cần phải đi khám ngay sau khi khỏi bệnh với nhóm sau:

+ Có bệnh lý nền

+ Tuổi > 60 tuổi

+ Khi mắc bệnh covid đã từng phải điều trị tại khoa cấp cứu, hồi sức tích cực

+ Các đối tượng khác nhưng có các triệu chứng nặng nề hoặc bất thường phải đi khám ngay.

60,49% phụ huynh đồng ý cho trẻ mầm non tiêm vaccine

Tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TPHCM diễn ra chiều 17/3, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, Sở đã tiến hành khảo sát ý kiến của phụ huynh về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho cho trẻ 5-12 tuổi.

Kết quả, ở nhóm trẻ mầm non, tỷ lệ phụ huynh đồng ý cho con chích ngừa là 60,49%. Tỷ lệ này ở bậc tiểu học là hơn 81%; bậc trung học cơ sở (với nhóm học sinh lớp 6) là gần 88%. Ông Trọng cũng cho biết, Sở đã yêu cầu các cơ sở giáo dục tiếp tục tuyên truyền về lợi ích của việc chích vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh để tiếp tục nhận được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

Chuyên gia lý giải tại sao vaccine COVID-19 "lành" với trẻ nhỏ

Tin sáng 19/3: Nhiễm Covid-19 phải kiêng ăn tôm cá để tránh ho?;  - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa: Reuters)

Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 trên cả nước vẫn tiếp tục tăng. Trong đó, tại nhiều tỉnh thành, tỷ lệ mắc ở nhóm trẻ chưa tiêm vaccine chiếm khá cao.

Được biết, Bộ Y tế đang chuẩn bị về thủ tục để lô vaccine đầu tiên cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi sẽ về Việt Nam đúng dự kiến vào cuối tháng 3 này. Trước khi vaccine được đưa ra tiêm chủng vào tháng 4, Bộ Y tế sẽ triển khai tập huấn lại cho hệ thống tiêm chủng do những đặc thù về theo dõi sau tiêm cho nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi.

Tuy nhiên, trước khi đợt tiêm chủng cho nhóm trẻ này được triển khai, hiện cũng có nhiều gia đình đang do dự, băn khoăn trước việc có nên hay không nên tiêm cho con em mình ở độ tuổi nhỏ. Nhiều người còn cho rằng, khi trẻ mắc COVID-19 như bệnh cúm thông thường, không có triệu chứng gì đặc biệt nên từ chối tiêm cho con.

Có ý kiến cho rằng, trẻ từ 5-11 tuổi là nhóm tuổi chưa dậy thì, do đó, việc tiêm vaccine có thể sẽ ảnh hưởng lâu dài đến chức năng sinh sản, nội tiết, di truyền. Theo TS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, virus có thể tích hợp vào hệ gene của người, bản thân trong quá trình virus nhiễm vào cơ thể, có quá trình tương tác với hệ thống gene của người. Điều này nguy hiểm hơn rất nhiều so với việc tiêm vaccine vào người bởi virus thật khi tấn công vào cơ thể sẽ để lại những tàn tích còn sót lại tại các cơ quan, các tế bào nhiễm virus. Điều này khiến hệ thống miễn dịch của con người tạo ra những cuộc tấn công không cần thiết đến những cơ quan đó dẫn đến việc tổn thương lâu dài về sau.

"Với vaccine thì khác, kể cả các vaccine sản xuất theo công nghệ mRNA hay vector với cơ chế bắt chước virus đưa vào vật liệu di truyền của virus vào để sản xuất ra gai của con virus này, từ gai đó tạo ra miễn dịch. Quá trình này xảy ra trong một thời gian ngắn với lượng vật liệu cố định (theo liều) do đó cơ thể không bị quá tải và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các mRNA đó sẽ tự tiêu huỷ và hoàn toàn không tích hợp với hệ gene của người nên không để lại những di chứng dài"- TS Phạm Quang Thái phân tích.

Cần cấp cứu ngay lập tức nếu F0 xuất hiện một trong 10 triệu chứng này

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Xử phạt người đàn ông hành hung nhân viên y tế ở Phú Thọ

Xử phạt người đàn ông hành hung nhân viên y tế ở Phú Thọ

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Gây tổn hại đến sức khỏe của người hành nghề trong khi đang khám, chữa bệnh người đàn ông ở huyện Thanh Ba, Phú Thọ bị xử phạt 35 triệu đồng và buộc xin lỗi.

Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng

Lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng

Xã hội - 2 giờ trước

Nghị định số 104/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng vừa được Chính phủ ban hành, trong đó nêu rõ lộ trình hoàn thành việc chuyển đổi, giải thể các Phòng công chứng.

Thí điểm Viện kiểm sát Nhân dân khởi kiện án dân sự

Thí điểm Viện kiểm sát Nhân dân khởi kiện án dân sự

Xã hội - 2 giờ trước

Viện trưởng VKSND Tối cao cho biết, sẽ thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Nghệ An: Thông xe kỹ thuật cầu vượt đường sắt, giải toả nút thắt tại Quốc lộ 7

Nghệ An: Thông xe kỹ thuật cầu vượt đường sắt, giải toả nút thắt tại Quốc lộ 7

Xã hội - 2 giờ trước

Việc hoàn thành và đưa vào khai thác cầu vượt đường sắt Km2+415 là dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 7.

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc

Xã hội - 2 giờ trước

Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) vừa đình chỉ công tác 1 cán bộ tại cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc do có thái độ không đúng mực với du khách.

Hải Phòng xem xét bãi bỏ Nghị quyết hỗ trợ thêm cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Hải Phòng xem xét bãi bỏ Nghị quyết hỗ trợ thêm cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Xã hội - 2 giờ trước

Tại cuộc họp Thường trực HĐND TP Hải Phòng diễn ra hôm nay 19/5 đã xem xét bãi bỏ Nghị quyết về chính sách hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thành phố quản lý trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy...

Khởi tố hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Khởi tố hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Xã hội - 3 giờ trước

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có quyết định khởi tố hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế

Ô tô bất ngờ bốc cháy khi lưu thông đến trước bến xe ở Huế

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Ô tô con khi lưu thông đến trước bến xe Nguyễn Hoàng (TP Huế) bất ngờ bốc cháy. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ nhanh chóng có mặt để khống chế.

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc

Cháy ngùn ngụt tại xưởng sản xuất giày da 3.200m² ở Vĩnh Phúc

Thời sự - 11 giờ trước

Nhà xưởng 4 tầng sản xuất giày da ở Vĩnh Phúc bốc cháy ngùn ngụt vào sáng sớm, thiêu rụi nhiều tài sản.

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Hà Nội: Hôm nay (19/5), chính thức khởi công cầu Tứ Liên nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Theo kế hoạch, sáng nay (19/5), UBND TP Hà Nội sẽ khởi công cầu Tứ Liên. Đây là cây cầu đặc biệt nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ tạo điểm nhấn cho Thủ đô Hà Nội với thiết kế 2 trụ đài dây văng xoắn.

Top