Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 28/3: Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành cho học sinh đến trường trực tiếp trở lại; số mắc mới ở TP.HCM không cao nhưng số ca nặng cao nhất

Thứ hai, 06:45 28/03/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Hầu hết các trường THCS và THPT trên địa bàn Hà Nội cho học sinh lớp 7 trở lại học trực tiếp; TP.HCM tuy số ca mắc mới không cao nhưng số ca nặng cao nhất, với 590 F0 chuyển nặng đang điều trị.

Tin sáng 27/3: Virus gây COVID-19 làm tổn thương tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đời sống tình dục; phố cổ Hội An 'hồi sinh' đông nghịt khách du lịchTin sáng 27/3: Virus gây COVID-19 làm tổn thương tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đời sống tình dục; phố cổ Hội An "hồi sinh" đông nghịt khách du lịch

GiadinhNet - Tại khoa nam học Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM), trung bình mỗi ngày có khoảng 5 bệnh nhân nam sau khỏi COVID-19 đến khám và than phiền vì bị rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng việc có con. Những hình ảnh đông đúc của phố cổ Hội An đã làm "nao lòng" đông đảo người dân mưu sinh nhờ nghề du lịch.

Hà Nội cùng nhiều tỉnh thành cho học sinh đến trường trực tiếp trở lại

Tin sáng 28/3: Hà Nội cùng loạt tỉnh thành cho học sinh đến trường trực tiếp trở lại;  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: TTXVN

Tại Hà Nội, 1 tuần trước đây, hầu hết các trường THCS và THPT trên địa bàn Hà Nội cho học sinh lớp 7 trở lại học trực tiếp. Một số trường có tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp khá cao như: Trường Marie Curie (khoảng 94%), Trường Lômônôxốp (khoảng 90%), trường THCS Chu Văn An (trên 80%)…

Trước số ca F0 đã giảm mạnh, UBND thành phố Hà Nội đề nghị Sở GD&ĐT thường xuyên cập nhật văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT để có hướng dẫn cụ thể các địa phương chủ động hơn nữa trong công tác bảo đảm phòng, chống dịch cho học sinh từ lớp 7 đến 12 học trực tiếp tại trường.

Về việc tổ chức bán trú, thành phố thống nhất chủ trương giao Sở GD&ĐT xem xét bảo đảm phù hợp tình hình thực tế trong công tác phòng, chống dịch hiện nay và điều kiện cụ thể của từng địa phương, trường, lớp, được sự đồng thuận của gia đình, phụ huynh học sinh. Nhiều trường tại Hà Nội dự kiến tổ chức học bán trú từ đầu tháng 4/2022.

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đắk Nông vừa có thông báo cho học sinh chuẩn bị đi học trực tiếp trở lại. Theo đó, học sinh tiểu học và mầm non trên địa bàn tỉnh học trực tiếp từ 28/3.

Theo đó, Sở GD-ĐT bảo đảm điều kiện tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục nên thông báo cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non trở lại trường học trực tiếp nhằm hoàn thành mục tiêu năm học 2021 - 2022 đúng kế hoạch và bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tại địa phương chuẩn bị đầy đủ, bảo đảm điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học. Các trường THCS đã tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp cục bộ trong thời gian qua cũng sẽ tổ chức dạy học trực tiếp vào 28/3.

Các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp tại trường theo đúng quy định, với tinh thần "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

UBND Phú Thọ vừa ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức dạy học phù hợp với tình hình, diễn biến dịch COVID-19.

Đối với giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, UBND tỉnh Phú Thọ giao UBND các huyện, thị, thành phối hợp với Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trực thuộc phối hợp với cơ quan y tế đánh giá thực trạng về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn; quyết định hình thức tổ chức dạy học phù hợp (trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến từ ngày 28/3/2022); ưu tiên bố trí dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 9.

Đối với giáo dục THPT, Giáo dục thường xuyên, giao Sở GD&ĐT phối hợp với UBND huyện, thị, thành thống nhất, quyết định việc tổ chức dạy học phù hợp với tình hình, diễn biến dịch bệnh đối với từng cơ sở giáo dục, ưu tiên bố trí dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 12.

UBND tỉnh Phú Thọ giao Sở GD&ĐT và UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tiếp (nếu có) đảm bảo an toàn, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết, căn cứ vào tình hình thực tế diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và được sự đồng ý của UBND tỉnh Ninh Bình, Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản số 404 về việc tổ chức dạy học trực tiếp đối với học sinh tiểu học.

Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thành phố thông báo đến các cơ sở giáo dục tiểu học đón học sinh đi học trở lại trường kể từ ngày 4/4. Đồng thời, căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế của từng trường để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và có thể cho học sinh ăn bán trú.

Các trường tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và chuẩn bị tốt các điều kiện đón học sinh trở lại trường; vệ sinh khử khuẩn khuôn viên trường, lớp và chuẩn bị đầy đủ vật tư y tế, cơ sở vật chất phòng chống dịch; tăng cường các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở giáo dục tổ chức ăn bán trú.

Sở yêu cầu các trường chỉ đạo giáo viên thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh (qua điện thoại, nhóm fanpage, facebook, zalo…) để cập nhật tình hình sức khỏe của học sinh, đồng thời tư vấn các biện pháp chăm sóc và phòng dịch phù hợp, hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm dịch tại trường.

Sở GD&ĐT Nghệ An cũng có văn bản hướng dẫn về kế hoạch dạy học của tỉnh trong giai đoạn mới. Theo đó, từ ngày 4/4, học sinh thuộc các bậc học từ mầm non, tiểu học, THCS cho đến THPT sẽ trở lại trường học trực tiếp từ ngày 4/4.

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại trường, Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu các cơ sở giáo dục cần điều chỉnh chương trình chăm sóc, dạy học để đảm bảo kế hoạch năm học.

Với giáo dục phổ thông, các trường cần tiếp tục rà soát để bổ sung thiết bị thu phát, đường truyền, bố trí bộ phận kỹ thuật hỗ trợ các tiết dạy ở lớp học trực tuyến - trực tiếp khi có học sinh, giáo viên thuộc diện phải cách ly y tế.

Các trường tập trung ôn tập cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đảm bảo kiến thức, kỹ năng để tham gia các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT năm 2022.

Ngày 27/3: Số mắc mới  COVID-19 giảm mạnh còn 91.916 ca, thấp nhất trong khoảng 1 tháng quaNgày 27/3: Số mắc mới COVID-19 giảm mạnh còn 91.916 ca, thấp nhất trong khoảng 1 tháng qua

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 27/3 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc mới COVID-19 giảm mạnh còn 91.916 ca; Trong ngày số ca khỏi nhiều gấp đôi số mắc với 185.861 ca; số tử vong giảm mạnh xuống còn 48 ca...

TP.HCM số mắc mới không cao nhưng số nặng cao nhất

Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, các địa phương có số F0 đang điều trị cao nhất gồm Hà Nội 244.944, Nghệ An 75.329, TP.HCM 65.049, Tuyên Quang 63.668, Bắc Giang 56.451, Thái Bình 46.265, Phú Thọ 45.813, Thanh Hóa 44.417, Lạng Sơn 36.227, Sơn La 33.965.

TP.HCM hiện đứng thứ 3 trong danh sách số ca đang điều trị, nhưng lại có số ca nặng cao nhất khi đang có 590 F0 chuyển nặng đang điều trị, kế đó là Bến Tre 434, Hà Nội 290, Quảng Ninh 143, Thái Nguyên 137, Tiền Giang 114, Long An 103, Bình Định 92, Cần Thơ 87, Thanh Hóa 80.

Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng cho biết hiện cả nước đang điều trị gần 3.300 F0 nặng, giảm khoảng 20% so với cách đây 10 ngày, ngoài ra có xấp xỉ 1 triệu F0 đang điều trị tại nhà.

Không dễ chẩn đoán F0 hậu Covid-19Không dễ chẩn đoán F0 hậu Covid-19

Khi khám cho F0 bác sĩ cần phân biệt Covid-19 với các bệnh khác, không vội quy kết cho hậu Covid-19.

Cà Mau: 338 nhân viên y tế quản lý 21.000 F0; bác sĩ F0, F1 vẫn đi làm

Ngày 27/3, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, hiện tại toàn tỉnh Cà Mau có 338 nhân viên Trạm y tế lưu động quản lý trên 21.000 F0 tại nhà, trung bình một nhân viên y tế quản lý đến 56 F0 tại nhà. Cá biệt, có đơn vị một nhân viên y tế quản lý đến 95 F0 tại nhà.

Cũng theo ông Dũng, tình hình dịch bệnh tại Cà Mau tăng cao khiến cho nhân viên y tế nhiễm F0, F1 rất nhiều. Tuy nhiên, trước yêu cầu công việc, số bác sĩ, nhân viên y tế nhiễm F0, F1 vẫn đi làm bình thường tùy theo mức độ nặng, nhẹ.

Cụ thể, chỉ tính riêng ngày 27/3, đã có 72 người là F0 đang làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế, trong đó làm việc trực tuyến 35 người; 42 F1 vẫn đang làm việc, trong đó làm việc trực tuyến 2 người.

Hiện tỉnh Cà Mau có 22.750 ca đang điều trị. Trong đó, 820 ca điều trị tại các cơ sở y tế, 27 ca điều trị tại khu cách ly tập trung và 21.903 ca điều trị tại nhà.

Mạo danh cán bộ CDC để lấy thông tin cá nhân của người dân

Tin sáng 28/3: Hà Nội cùng loạt tỉnh thành cho học sinh đến trường trực tiếp trở lại;  - Ảnh 3.

Trụ sở CDC Cà Mau.

Ngày 27/3, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau (CDC Cà Mau) Nguyễn Quang Phú có văn bản đề nghị cơ quan chức năng xử lý các đối tượng mạo danh nhân viên của trung tâm.

Thời gian qua, CDC Cà Mau nhận được thông tin của một số người dân và các trang báo điện tử phản ánh tình trạng một số đối tượng lợi dụng số điện thoại và các phần mềm mạng xã hội để mạo danh nhân viên trung tâm, đề nghị người dân nhận kết quả xét nghiệm COVID-19.

Từ đó, nhằm khai thác thông tin cá nhân của người dân để làm việc trái pháp luật. CDC Cà Mau xác nhận đây không phải là nhân viên của trung tâm.

Trước tình hình trên, CDC Cà Mau đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông và Công an tỉnh Cà Mau rà soát, điều tra, xử lý các đối tượng theo đúng quy định.

Trước đó, chị T (ngụ TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) cho biết, mới đây có một số máy lạ gọi điện thông báo cho chị về việc đi nhận kết quả xét nghiệm RT-PCR COVID-19.

"Người đó gọi đến và tự nhận là nhân viên của CDC Cà Mau và cho biết trước đó tôi có đến trung tâm để xét nghiệm PCR Covid-19 nhưng tôi không ở lại chờ kết quả mà lại bỏ về", chị T cho hay.

Khi chị T cho biết bản thân không hề đi làm xét nghiệm thì người này nói rằng để tránh thông báo nhầm kết quả cần xác nhận lại một số thông tin của chị T như họ tên, ngày sinh, số CMND.

Như vậy, các thông tin cá nhân của chị T đã bị người lạ nắm được một cách dễ dàng.

Hình ảnh Đà Nẵng đón những vị khách quốc tế đầu tiên sau 2 năm dịch COVID-19

Tin sáng 28/3: Hà Nội cùng loạt tỉnh thành cho học sinh đến trường trực tiếp trở lại;  - Ảnh 4.

Chuyến bay đến từ Singapore đánh dấu việc Đà Nẵng nối lại đường bay quốc tế sau 2 năm dịch COVID-19

Tin sáng 28/3: Hà Nội cùng loạt tỉnh thành cho học sinh đến trường trực tiếp trở lại;  - Ảnh 5.

Tin sáng 28/3: Hà Nội cùng loạt tỉnh thành cho học sinh đến trường trực tiếp trở lại;  - Ảnh 6.

Tin sáng 28/3: Hà Nội cùng loạt tỉnh thành cho học sinh đến trường trực tiếp trở lại;  - Ảnh 7.

Sau 2 năm gián đoạn vì dịch hôm nay Đà Nẵng đón những vị khách quốc tế đầu tiên

Tin sáng 28/3: Hà Nội cùng loạt tỉnh thành cho học sinh đến trường trực tiếp trở lại;  - Ảnh 8.

Tin sáng 28/3: Hà Nội cùng loạt tỉnh thành cho học sinh đến trường trực tiếp trở lại;  - Ảnh 9.

Ga đến Quốc tế - Sân bay quốc tế Đà Nẵng nhộn nhịp trở lại

Trưa 27/3, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng đón những du khách quốc tế đầu tiên trên chuyến bay từ Singapore đến Đà Nẵng. Chuyến bay hạ cánh chính thức nối lại các đường bay quốc tế sau 2 năm gián đoạn vì đại dịch COVID-19.

Vừa ra sảnh nhà ga hành khách quốc tế, nhiều du khách cho biết rất bất ngờ và xúc động khi được đón tiếp nồng hậu.

Chị Stephan Janai (du khách Mỹ) cho biết: "Được bạn bè giới thiệu Đà Nẵng có một bãi biển đẹp tầm cỡ Châu Á, tôi cũng muốn đến đây trải nghiệm sau một thời gian dài ngành hàng không 'đóng băng' bởi Covid-19. Mặc dù mới đặt chân đến đất nước này nhưng tôi thấy mọi người ở đây ai cũng gần gũi và thân thiện".

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Phước Sơn cho hay, 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các đường bay quốc tế bị gián đoạn khiến ngành hàng không và du lịch đối mặt với thách thức lớn để duy trì hoạt động. Sự kiện khôi phục đường bay quốc tế hôm nay có ý nghĩa vô cùng đặc biệt, không chỉ đánh dấu sự trở lại của các chuyến bay quốc tế mà còn đánh dấu cho một giai đoạn phát triển tích cực hơn trong thời gian tới.

"Sự kiện mở lại đường bay quốc tế ngày hôm nay sẽ được tiếp nối với những chuyến bay quốc tế mới. Thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2023 sẽ khôi phục các đường bay mà chúng ta đã khai thác trong năm 2019", ông Sơn chia sẻ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: "2 vạch" nhưng có triệu chứng lạ, đừng quên bệnh khác

Hiện nay, những bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ nhưng phải nhập viện vì bệnh nền chiếm tỉ lệ lớn. Vì vậy, kiểm soát tốt bệnh nền trong làn sóng Omicron này rất quan trọng để có thể vượt qua giai đoạn F0.

Lời khuyên dành cho người có bệnh nền, dù cao tuổi hay còn trẻ, là khi phát hiện mình mắc Covid-19 thì nên báo với y tế địa phương và bình tĩnh. Bởi lẽ, người bệnh nền hay không thì đến nay, hầu hết đã được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đủ mũi rồi.

Sau khi bác sĩ đánh giá sức khỏe, người bệnh nền thường được cấp thuốc kháng virus Molnupiravir. Thuốc được cấp thì nên uống, không nên sợ ảnh hưởng đến bệnh nền. Thậm chí, người càng có bệnh nền càng nên uống thuốc này để giảm nguy cơ phải nhập viện.

Thường thì người uống Molnupiravir sẽ "bị hành" khoảng 3 liều đầu (1,5 ngày đầu) vì thuốc kháng virus là vậy, ai cũng gặp chứ không riêng gì người bệnh nền. Sau đó, khi cơ thể quen thuốc, dung nạp tốt là hết tình trạng này. "Bị hành" cũng chỉ là cảm giác đầy bụng, hơi biếng ăn.

Bệnh nhân phải duy trì nghiêm ngặt thuốc điều trị bệnh nền đang uống. Các thuốc này không ảnh hưởng xấu tới bệnh COVID-19, cũng không tương tác bất lợi với Molnupiravir. Ngược lại, ngưng thuốc thì mới dễ trở nặng cả bệnh nền lẫn COVID-19, mới dễ nhập viện.

Triệu chứng của người mắc COVID-19 biến chủng Omicron là những triệu chứng bệnh hô hấp thông thường, giống như cảm. Vì vậy, nếu thấy có triệu chứng gì khác lạ, nhất là giống với những lần trước bệnh nền "trỗi dậy", thì phải đi khám ngay, tuyệt đối không chờ hết COVID-19 mới đi khám bệnh nền.

Ngoài ra, việc "mắc cùng lúc 2 bệnh" còn có thể là vừa mắc COVID-19 vừa "xui xẻo" mắc thêm một bệnh nhiễm khác. Ví dụ, ở trẻ con đã có những trường hợp vừa mắc COVID-19 vừa bị sốt xuất huyết.

Da nổi mụn, thâm sạm sau khi khỏi COVID-19 có đáng lo?

Trao đổi với VietNamNet, bác sĩ da liễu Trần Đức Huynh, thành viên Nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc điều trị F0 tại nhà cho hay, khi mắc COVID-19 và phải cách ly, điều trị một thời gian, nhiều người dễ có tâm lý stress hoặc tình trạng mất ngủ, ngủ muộn, sinh hoạt không điều độ. Đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết cấu da, nội tiết tố, gây nên các vấn đề da nổi mụn, thâm sạm.

Bên cạnh đó, một số F0 tự mua các thuốc điều trị không rõ nguồn gốc, thành phần; các thuốc được "người quen mách là tốt" và sử dụng bừa bãi, không theo kê đơn. Điều này có thể dẫn đến hệ lụy là men gan tăng cao, tổn thương gan.

Trên thực tế, bác sĩ Huynh đã từng tiếp nhận thăm khám cho rất nhiều bệnh nhân sau khỏi COVID-19. Có tới 10-20% khi xét nghiệm phát hiện men gan tăng rất cao, nguyên nhân do dùng thuốc không theo hướng dẫn.

"Thuốc điều trị nếu dùng một cách bừa bãi như vậy rất dễ ảnh hưởng đến gan thận. Có thể hiểu chúng là cơ quan tổng hòa, như một "nhà máy lọc" giúp loại bỏ các độc tố, chất thải. Gan thận nếu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến da, gây các tình trạng nổi mụn, mẩn ngứa,…", bác sĩ Huynh thông tin.

Trẻ em 5-11 sẽ được tiêm vaccine từ tuần sau

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc

Thời sự - 2 giờ trước

Thông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 23 giờ trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Bật mí nguyên nhân khiến Bắc Bộ và nhiều nơi có mưa dông kéo dài chưa dứt

Bật mí nguyên nhân khiến Bắc Bộ và nhiều nơi có mưa dông kéo dài chưa dứt

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, từ Bắc Bộ trở vào Nam Bộ tiếp tục có mưa dông do tác động của dải hội tụ nhiệt đới kéo dài. Cảnh báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm có thể đi kèm.

Tin sáng 4/7: Chủ khách sạn ở Cửa Lò nói gì vụ khách hút thuốc làm thủng đệm bị phạt 4,8 triệu đồng? Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT

Tin sáng 4/7: Chủ khách sạn ở Cửa Lò nói gì vụ khách hút thuốc làm thủng đệm bị phạt 4,8 triệu đồng? Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Giám đốc điều hành khách sạn Kingdom Cửa Lò đã lên tiếng xác nhận vụ việc khách hút thuốc làm thủng đệm bị phạt 4,8 triệu đồng là có thật; Hôm nay, Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT.

Bộ Công an thông tin vụ sữa giả Hiup và dầu ăn chăn nuôi dùng cho người

Bộ Công an thông tin vụ sữa giả Hiup và dầu ăn chăn nuôi dùng cho người

Thời sự - 1 ngày trước

Vụ án sản xuất, buôn bán sữa giả Hiup, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 10 đối tượng về 2 nhóm hành vi. Còn vụ buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với 3 đối tượng.

Vụ áp thuế gần 4,5 tỷ cho 300m² đất vườn: Vì sao hồ sơ bị xử lý chậm?

Vụ áp thuế gần 4,5 tỷ cho 300m² đất vườn: Vì sao hồ sơ bị xử lý chậm?

Thời sự - 2 ngày trước

GĐXH - Sự việc một hộ dân ở Nghệ An bị tính thuế gần 4,5 tỷ đồng khi chuyển đổi 300m² đất vườn sang đất ở đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh này vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh, lý giải nguyên nhân và những vướng mắc liên quan đến bảng giá đất mới và quá trình xử lý hồ sơ.

Xe khách biến dạng phần đầu sau va chạm ô tô tải trên Quốc lộ 1

Xe khách biến dạng phần đầu sau va chạm ô tô tải trên Quốc lộ 1

Thời sự - 2 ngày trước

GĐXH - Sau chạm với ô tô tải trên Quốc lộ 1, chiếc xe khách bị biến dạng phần đầu, hư hỏng nặng.

Top