Tin sáng 5/4: Bao giờ trẻ mầm non được đến trường?; liên tiếp 2 trẻ nguy kịch vì viêm cơ tim cấp sau khi mắc COVID-19
GiadinhNet - Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ngay sau khi học sinh lớp 1-6 đi học thì sẽ tính phương án cho trẻ mầm non đi học trực tiếp; Cả 2 bệnh nhi đều phải can thiệp ECMO, hiện 1 trẻ đã bình phục.

Hà Nội: Học sinh lớp 1 - 6 trở lại trường từ 6/4, có bán trú

Hình minh họa
Theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội, các học sinh từ lớp 1 - lớp 6 được trở lại trường học trực tiếp, bắt đầu từ ngày 6/4/2022.
Ngày 4/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng ký ban hành văn bản đồng ý với đề xuất của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc cho học sinh các khối 1,2,3,4,5,6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trở lại trường sau thời gian tạm dừng đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, các khối lớp từ 1- 6 tại 30 quận, huyện, thị xã được đi học trực tiếp trở lại, bắt đầu từ ngày 6/4/2022. Riêng trẻ mầm non vẫn nghỉ học tại nhà.
Theo phương án của Sở GD&ĐT, dựa trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh, các trường tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 6 theo kế hoạch dạy học của trường và tổ chức hoạt động bán trú, dạy học 2 buổi/ngày.
Trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 theo các tiêu chí tại hướng dẫn liên ngành số 489; chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch diễn tập xử lý khi có tình huống cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh là F0.
Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương.
Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh; có các kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại các lớp học, trường học.
Trẻ mầm non Hà Nội cũng sắp đi học trở lại

Ngay sau khi học sinh lớp 1-6 đi học, sẽ tính phương án cho trẻ mầm non đi học trực tiếp. Hình minh họa
Nhiều phụ huynh Hà Nội quan tâm, đặt câu hỏi bao giờ trẻ mầm non được tới trường? Về vấn đề này, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ngay sau khi học sinh lớp 1-6 đi học, sẽ tính phương án cho trẻ mầm non đi học trực tiếp.
Chiều 4/4, UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án cho học sinh khối 1-6 của 30 quận, huyện, thị xã đi học trở lại. Trên các diễn đàn, phụ huynh bày tỏ sự vui mừng vì sau gần 1 năm dừng học trực tiếp, cuối cùng học sinh cũng được đến trường, lớp.
Tuy nhiên, trong phương án của Sở GD&ĐT Hà Nội lần này, trẻ mầm non vẫn phải ở nhà. Trong khi, trẻ mầm non cũng là đối tượng rất thiệt thòi vì nhà trường đóng cửa phòng dịch từ cuối tháng 4/2021 đến nay chưa hoạt động trở lại. Nếu học sinh các cấp học trực tuyến thì trẻ mầm non ở nhà hoàn toàn. Thi thoảng, một số cơ sở giáo dục tổ chức buổi gặp mặt trực tuyến trong thời gian 30 phút ngắn ngủi để trẻ đỡ quên cô, quên bạn nhưng điều này không giải quyết được nhu cầu được học tập, vui chơi, tương tác của trẻ.
Về vấn đề này, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, ngay sau khi học sinh khối 1-6 đi học trở lại Sở sẽ cho lấy ý kiến phụ huynh, làm căn cứ để có phương án đề xuất UBND TP cho trẻ mầm non đi học trở lại. Khi nắm được nguyện vọng, mong muốn của phụ huynh, Hà Nội sẽ tính phương án mở cửa trường học,ngay sau đó cho trẻ tới trường.
"Tuy nhiên, các trường mầm non dừng hoạt động kéo dài, cần thời gian rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, khu vui chơi nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra, các nhà trường cũng lau dọn, vệ sinh khử khuẩn phòng học, bàn ghế, đồ dùng học tập, lên các phương án đón trẻ đảm bảo an toàn phòng chống dịch để dạy học trực tiếp bền vững", ông Cương nói.
Một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội nói thêm, hầu hết các gia đình có con ở độ tuổi tiểu học sẽ có con ở bậc mầm non, do đó tinh thần học sinh tiểu học được đến trường, tiếp theo sẽ cho trẻ mầm non đi học. Mở cửa trường mầm non là mong muốn của đại đa số phụ huynh học sinh cũng như các nhà trường sau gần 1 năm đóng cửa vì đại dịch.
"Tuy nhiên, các nhà trường cần thời gian chuẩn bị các phương án đón trẻ kỹ càng, nhất là rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất từ quạt trần, bóng điện, bếp ăn, đồ chơi ở khu vui chơi... Chỗ nào hỏng hóc phải sửa chữa, thay mới để nhằm đảm bảo an toàn nhất cho trẻ. Chưa kể, phía phụ huynh thời gian qua cũng gửi con về quê, nhờ người trông thời gian này có kế hoạch để chuẩn bị cho trẻ tới trường", vị này nói.
Liên tiếp 2 trẻ nguy kịch vì viêm cơ tim cấp sau khi mắc COVID-19

Sau khi được can thiệp ECMO, điều trị tích cực, sức khỏe của bệnh nhi đã bình phục tốt
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố vừa tiếp nhận 2 trẻ sau khi mắc COVID-19 có diễn tiến nặng và rơi vào nguy kịch vì viêm cơ tim cấp. Cả 2 bệnh nhi đều phải can thiệp ECMO, hiện 1 trẻ đã bình phục.
Thông tin từ BS Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TPHCM) ngày 4/4 cho biết, tại đây vừa liên tục tiếp nhận 2 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nguy cấp sau khi mắc COVID-19.
Trường hợp thứ nhất là bé trai L.N.H (9 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TPHCM) được chuyển đến bệnh viện cấp cứu vào giữa tháng 3/2021 sau khi nhiễm COVID-19 ngày thứ 2. Thời điểm nhập viện trẻ có biểu hiện sốt cao, ói, tái nhợt, tim chậm, rồi đập nhanh bất thường.
Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận, bệnh nhi bị tràn dịch màng tim. Ngay lập tức, trẻ được làm thủ thuật đặt dẫn lưu dịch ra ngoài. Tuy nhiên, tình trạng bệnh vẫn không cải thiện, bệnh nhi rơi vào sốc tim, viêm cơ tim cấp, nguy kịch tính mạng.
Sau khi hội chẩn nhanh các bác sĩ đã quyết định cho trẻ chạy ECMO khẩn ngay trong đêm. Sau gần 10 ngày được can thiệp, điều trị tích cực, hiện bệnh nhi đã cai được ECMO, sức khỏe đang bình phục tốt.
Khi bệnh nhi trên vừa bình phục thì ngày 3/4 các bác sĩ lại tiếp nhận thêm một trường hợp tương tự. Bệnh nhi là bé gái 7 tuổi, ngụ tại Tây Ninh được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng tổn thương tim trầm trọng.
Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ người nhà ghi nhận, trước đó trẻ mắc COVID-19 có biểu hiện sốt cao, cơ thể tím tái. Sau chẩn đoán trẻ bị viêm cơ tim cấp, các bác sĩ đã chỉ định cho bệnh nhi chạy ECMO với hy vọng sẽ giữ lại sự sống cho bé.
Theo thống kê của CDC Hoa Kỳ từ dữ liệu của hơn 900 bệnh viện, COVID-19 là thủ phạm hàng đầu gây viêm cơ tim ở trẻ em dưới 16 tuổi. Tỷ lệ viêm cơ tim ở trẻ bị nhiễm là 0,133%, nguy cơ viêm cơ tim ở trẻ mắc COVID-19 là 37 lần cao hơn so với nhóm không mắc COVID-19.
Hầu hết trẻ mắc COVID-19 đều có biểu hiện nhẹ, sức khỏe nhanh chóng bình phục. Tuy nhiên, nhóm trẻ có bệnh lý nền, trẻ bị béo phì là nhóm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng cần được theo dõi, điều trị. Một số trường hợp như 2 bệnh nhi trên có thể rơi vào nguy kịch vì viêm cơ tim cấp.
Bác sĩ cảnh báo cộng đồng không nên chủ quan với COVID-19, đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên. Nhóm trẻ chưa được chích ngừa vắc xin COVID-19 khi nhiễm bệnh vẫn còn nhiều biến cố khó lường. Trường hợp trẻ mắc COVID-19 có các dấu hiệu bất thường, phụ huynh cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.
F0 nên cách ly riêng nếu gia đình có người trên 50 tuổi, có thai, chưa tiêm vaccine

Nhân viên y tế TP.HCM gọi điện hướng dẫn người F0 cách chăm sóc, điều trị sức khỏe tại nhà - Ảnh: XUÂN MAI
So với hướng dẫn phiên bản 1/7 thì hướng dẫn phiên bản mới này Sở Y tế có điều chỉnh đối tượng và rút ngắn thời gian cách ly tại nhà, điều chỉnh thuốc điều trị COVID-19 tại nhà và quy trình tiếp nhận F0, xác nhận hoàn thành cách ly.
Theo đó, đối tượng cách ly tại nhà là người mắc COVID-19, bao gồm cả trẻ em, có khả năng tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe hoặc có người hỗ trợ chăm sóc.
Nếu F0 đã hội đủ các tiêu chí trên nhưng hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người chưa tiêm đủ liều vaccine COVID-19), khuyến khích F0 cách ly nơi khác để giảm nguy cơ lây lan cho các thành viên khác.
Về quy trình trạm y tế tiếp nhận F0 hiện nay, tại TP.HCM tiếp nhận từ nhiều nguồn khác nhau như F0 tự khai báo qua địa chỉ http://khaibaof0.tphcm.gov.vn. Trạm y tế cấp xã phân công người trực điện thoại để nhận tin nhắn tổng đài 1022 thông báo có F0 mới, sau đó đăng nhập vào tài khoản "Nền tảng số quản lý COVID-19 TP.HCM" để kiểm tra và tiếp nhận F0 trong vòng 24 giờ.
Đối với F0 hoặc người chăm sóc F0 khai báo trực tiếp với trạm y tế qua điện thoại hoặc đến trạm y tế, trạm phải hướng dẫn F0 khai báo tại địa chỉ http://khaibaof0.tphcm.gov.vn.
Trong trường hợp F0 hoặc người chăm sóc F0 không thể khai báo trực tuyến, trạm y tế ghi nhận và nhập thông tin F0 lên "Nền tảng số quản lý COVID-19 TP.HCM" để quản lý.
Về quy trình xác nhận hoàn thành cách ly hiện nay cũng có nhiều điểm khác so với trước đây. Cụ thể, trạm y tế cấp xã khi nhận được tin nhắn tổng đài "1022" thông báo kết quả xét nghiệm ngày thứ 7 của F0.
Nếu kết quả xét nghiệm ngày thứ 7 âm tính, trạm y tế xác nhận F0 khỏi bệnh và hoàn tất thủ tục cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly tại nhà.
Nếu kết quả xét nghiệm ngày thứ 7 dương tính, trạm y tế hướng dẫn F0 tiếp tục cách ly tại nhà đủ 10 ngày (đối với F0 tiêm đủ liều vaccine) hoặc ngày 14 (đối với F0 chưa tiêm đủ liều vắc xin). Đồng thời xét nghiệm vào ngày thứ 10 hoặc 14 và khai báo kết quả xét nghiệm.
Trường hợp đến ngày thứ 10 hoặc 14, F0 vẫn chưa khai báo kết quả xét nghiệm, trạm y tế liên hệ F0 để ghi nhận kết quả xét nghiệm hoặc thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho người bệnh. Nếu không liên hệ được F0 thì trạm y tế sẽ ghi tình trạng "mất theo dõi" và đóng hồ sơ.
Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của F0 phải cùng thời gian cách ly y tế tại nhà.
Riêng F0 do cơ sở điều trị COVID-19 chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ số ngày nghỉ tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2, điều 21, thông tư số 56 của Bộ Y tế.
Dự kiến từ ngày 15/4, người dân được cấp hộ chiếu vaccine COVID-19

Dự kiến từ ngày 15/4, người dân được cấp hộ chiếu vaccine COVID-19 (Ảnh minh họa)
Tại Hội nghị trực tuyến hướng dẫn cấp hộ chiếu vaccine COVID-19 sáng 4/4, Bộ Y tế cho biết từ tháng 12/2021 đã ban hành Quyết định về biểu mẫu và quy trình cấp hộ chiếu vaccine. Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan xây dựng chức năng trên nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 và các hệ thống liên quan phục vụ cho việc ký số và cấp hộ chiếu vaccine. Đến nay, các hệ thống đã sẵn sàng cho việc triển khai cấp hộ chiếu vaccine cho người dân.
Đại tá Phùng Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an (C06) cho biết, đến ngày 30/3, nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19 đã gửi sang khoảng 154 triệu mũi tiêm, còn khoảng 41 triệu mũi chưa gửi (các mũi tiêm cũ, thiếu thông tin cơ bản không thể gửi).
Trong số 154 triệu mũi tiêm gửi sang đã xác thực đúng thông tin được 112.569.288 mũi tiêm, còn lại 41.431.113 mũi tiêm xác thực sai thông tin. Về giải pháp làm sạch dữ liệu, nhập bổ sung các đối tượng cũ, các cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm rà soát, phối hợp với công an địa phương thực hiện bổ sung, xác minh, xác thực thông tin và nhập dữ liệu lên hệ thống.
Theo ông Đỗ Trường Duy, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, công tác chuẩn bị triển khai cấp hộ chiếu vaccine cơ bản đã hoàn thành. Người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và đã được các cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống tiêm chủng, xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được cấp hộ chiếu vaccine mà không phải thực hiện thủ tục gì thêm.
Sinh viên nhiều trường đại học ở Hà Nội đi học trở lại

Ảnh minh họa: TTXVN
Do tình hình dịch bên đang dần được kiểm soát, một số trường đại học ở Hà Nội sẽ đón sinh viên trở lại trường từ hôm 4/4.
Các trường bao gồm Học viện Ngoại giao, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông (cơ sở Hà Nội). Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cho 1 khóa sinh viên tới trường học trực tiếp từ hôm nay, còn 1 khối từ ngày 17/4.
Có một số trường dự kiến đến giữa tháng 4 sẽ học trực tiếp như Trường Đại học Thủy lợi, trường Đại học Phenikaa. Riêng trường đại học Bách khoa Hà Nội, tất cả các khóa đã đi học trực tiếp từ ngày 28/3 vừa qua.
Cũng từ hôm nay, nhiều địa phương sẽ cho trẻ mầm non, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đi học trực tiếp trở lại. Tại thành phố Điện Biên Phủ, các trường bậc mầm non và tiểu học bắt đầu đi học trực tiếp từ 4/4. Học sinh THCS ở đây đã học trực tiếp từ 30/3.
Tỉnh Phú Thọ và Nghệ An cho học sinh của tất cả các cấp học sẽ trở lại trường học trực tiếp. Học sinh tiểu học ở tỉnh Ninh Bình cũng đi học trở lại từ hôm nay.
Số ca nhiễm mới trong ngày trên cả nước trong ngày 3/4 đã giảm xuống mức khoảng 50.000 người. Hà Nội có hơn 6.000 ca mắc mới trong ngày hôm qua, giảm hơn 1.000 trường hợp so với ngày trước đó.
Các bậc học ở Nghệ An đón học sinh đến trường
Sáng 4/4, tất cả các trường học còn lại trên địa bàn tỉnh Nghệ An đón học sinh đi học trở lại sau một thời gian dài nghỉ học trực tiếp do dịch COVID – 19 bùng phát. Đặc biệt, bậc học mầm non sau hơn 1 năm hôm nay là ngày trựu trường.
TP Vinh là địa phương cuối cùng trong toàn tỉnh hôm nay mới chính thức cho học sinh mầm non đi học trở lại sau hơn 1 năm các em nghỉ học do dịch COVID-19.
Các em học sinh mầm non ở TP Vinh đến trường sau hơn 1 năm nghỉ học do dịch COVID-19.
Phụ huynh dắt tay các em đến trường.
Chị Nguyễn Thị Hoa (trú phường Vinh Tân, TP Vinh) phấn khởi cho biết, vì nghỉ do dịch hơn 1 năm nên trước khi cho con (5 tuổi) trở lại trường tôi đã chuẩn bị mọi tâm lý cho bé từ vài ngày trước. Sáng nay, cháu đến trường gặp bạn rất vui tôi cũng rất yên tâm.
Sau ít phút bỡ ngỡ, các trẻ đã vui chơi cùng nhau.
Nhiều trường đã tổ chức các trò chơi, phần quà cho các bé trở lại trường.
Bé 28 ngày tuổi mắc COVID-19 diễn tiến nặng

Hút dịch màng phổi cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, bệnh nhi 28 ngày tuổi vào viện trong tình trạng sốt cao, khò khè, bú kém, trong cơn bú tím tái, xét nghiệm test nhanh COVID-19 dương tính, có suy hô hấp/viêm phổi nặng.
Bệnh nhi được đưa vào Khu điều trị bệnh nhân COVID-19 điều trị tích cực. Đến ngày 1/4, siêu âm phổi có dịch, bệnh nhi xét nghiệm âm tính COVID-19 nên chuyển Khoa Nhi tiếp tục điều trị.
Tại Khoa Nhi, các bác sĩ đã chọc hút dịch màng phổi và hút ra được hơn 100ml dịch nâu sánh. Bệnh nhi được điều trị và chăm sóc tích cực, tình trạng dần ổn định hơn. Sau đó, được chuyển tuyến về Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị và theo dõi.
Số mắc COVID-19 tăng nhiều ở nhóm chưa tiêm vaccine
Hà Nội và 20 tỉnh, thành phố khác có số ca mắc COVID-19 từ 1.000 tới hơn 7.000 ca/ngày, trong đó Hà Nội vẫn nhiều nhất với trung bình 7.423 ca. Cách đây 1-2 tuần, khoảng 40-45 tỉnh, thành phố ghi nhận số người mắc từ 1.000 ca/ngày trở lên. Bộ Y tế nhận định, dịch COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát trên cả nước; tuần qua, số mắc mới có xu hướng giảm tại hầu hết các địa phương (tổng số khoảng 80.000-100.000 ca/ngày, tương đương tuần cuối tháng 2 - thời điểm trước khi số ca mắc bắt đầu tăng cao nhất).
Các chuyên gia y tế nhận định, người khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, do vậy cần tiếp tục hoàn thành tiêm vaccine mũi 3; triển khai các biện pháp ưu tiên quản lí, bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao; tăng cường năng lực cách li, chăm sóc, điều trị quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; thực hiện nghiêm thông điệp "5K + vaccine + thuốc điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác".
Đến ngày 3/4, chỉ còn 37 ca tử vong, trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 42 ca/ngày. Thống kê cho thấy, so với tháng trước, số người tử vong giảm mạnh, trung bình chỉ còn trên dưới 50 ca/ngày so với gần 100 ca/ngày của tháng trước. Theo Bộ Y tế, do tỉ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đối tượng nguy cơ cao đã được chăm sóc tốt, nên tỉ lệ tử vong/mắc COVID-19 trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.
Lưu ý khác biệt của 2 loại vaccine tiêm cho trẻ em

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 5 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, trưa chiều Bắc Bộ tiếp tục nắng ấm với mức nhiệt cao nhất có nơi 29 độ. Đến cuối tuần, đợt không khí lạnh tăng cường tràn về, miền Bắc có mưa nhỏ, nhiệt độ giảm.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Tĩnh gia tăng số người tử vong do tai nạn giao thông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Trong 3 tháng đầu năm, tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh giảm về số vụ, số người bị thương tuy nhiên tăng số người chết.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.

Tin sáng 3/4: Miền Bắc mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương; Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại Công an phường, người dân cần lưu ý gì?
Xã hội - 1 ngày trướcGĐXH - Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (từ ngày 5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to; Hà Nội thêm điểm cấp đổi giấy phép lái xe giúp người dân thuận tiện hơn trong giải quyết thủ tục.

Đã tìm thấy 2 người còn lại trên tàu cá bị nạn ở Bình Thuận
Xã hội - 2 ngày trướcTrong quá trình tàu đang hoạt động khai thác hải sản tại cách khoảng 20 hải lý khu vực tàu cá bị nạn thì phát hiện và tổ chức cứu vớt an toàn 2 lao động đang trôi dạt trên biển.

Hà Nội điều chỉnh lộ trình, luồng tuyến 44 tuyến xe buýt
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng Công ty từ ngày 1/4.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.