Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ làm việc tại Hoài Đức (Hà Nội)

Thứ hai, 21:31 20/02/2012 | Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet - Ngày 17/2, TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ tham dự Hội nghị chuyên đề công tác DS-KHHGĐ, triển khai Chiến lược DS/SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tại UBND huyện Hoài Đức.

TS Dương Quốc Trọng phát biểu tại Hội nghị chuyên đề công tác DS-KHHGĐ, triển khai Chiến lược DS/SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tại UBND huyện Hoài Đức ngày 17/2.

Những bước tiến ngoạn mục 

Nói về công tác DS-KHHGĐ trong 50 năm qua, TS Dương Quốc Trọng cho biết, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được thành công tốt đẹp về giảm sinh. Nếu những thập kỷ trước, mỗi năm dân số nước ta tăng trên 1 triệu người thì trong 10 năm qua chúng ta chỉ tăng 947.000 người.

Tốc độ gia tăng dân số của ta giảm mạnh, trung bình trước năm 1979 là 2,2%, từ 1999 – 2009 là 1,2%, năm 2010 là 1,05% và năm 2011 là 1,04%. Tổng tỉ suất sinh đã giảm ngoạn mục, nếu năm 1960 trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 6,3 con thì đến năm 2009 là 2,03 con; năm 2010 là 2,0 con và năm 2011 là 1,99 con. Đây là một cuộc cách mạng về sinh đẻ: Từ việc sinh đẻ tự nhiên, bản năng sang sinh đẻ chủ động, có kế hoạch; Từ sinh đẻ chất lượng thấp sang chất lượng cao (tỉ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi, tỉ lệ chết trẻ dưới 1 tuổi, tử vong mẹ trước kia cao nay đã giảm xuống rất thấp). Tỉ suất chết trẻ em giảm ngoạn mục từ 36,7%o (năm 2000) xuống chỉ còn 16%o (năm 2010). Tỉ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi còn 23,3%o. Tỉ suất chết mẹ từ 91/100.000 ca đẻ sống (năm 2002) giảm xuống còn 69/100.000 ca (năm 2009). Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam cũng tiến ngoạn mục, năm 2010 là 73 tuổi (tăng 33 tuổi so với năm 1960)…

Tất cả những thành tựu trên đã giúp Việt Nam đang đứng thứ 12 về quy mô dân số (năm 1999) tụt xuống đứng thứ 14 (năm 2011). Đây là nỗ lực rất lớn của chúng ta. Cơ cấu dân số chuyển nhanh từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số vàng (năm 2005) với lực lượng trong độ tuổi lao động rất lớn, giúp Việt Nam tận dụng cơ hội này để phát triển… Ghi nhận những thành tựu tốt đẹp đó, nhân kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành DS-KHHGĐ, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Nhất cho ngành DS-KHHGĐ.
 

Các đại biểu dự Hội nghị tại UBND huyện Hoài Đức ngày 17/2.

Những thách thức đối mặt
 

Tham dự Hội nghị có TS Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, đồng chí Tạ Quang Huy – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, ông Lê Danh Ngân – Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện, các đồng chí trong Ban thường vụ huyện ủy, thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của huyện; các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ huyện; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ, bí thư đoàn thanh niên, trạm trưởng trạm y tế, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ các xã và thị trấn.

Tại hội nghị, thay mặt Tổng cục DS-KHHGĐ, TS Dương Quốc Trọng trao tặng huyện Hoài Đức 01 chiếc tivi và bộ tài liệu truyền thông phục vụ cho công tác DS-KHHGĐ huyện.

Tuy có nhiều thành tựu được ghi nhận nhưng công tác DS-KHHGĐ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Cùng thời điểm cơ cấu dân số chuyển sang dân số vàng, chúng ta cũng bước vào giai đoạn già hóa dân số khó khăn cho sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và của các địa phương nói riêng.

Năm 2011, tỉ lệ người cao tuổi (NCT) 65 tuổi trở lên là 7%, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số và chỉ mất khoảng 15 – 16 năm để trở thành dân số già. Chỉ số già hóa của nước ta đến năm 2009 là 36% (cứ 100 trẻ dưới 15 tuổi thì có 36 NCT 60 tuổi trở lên). Dự báo đến năm 2034 vượt lên mức 100%, đến năm 2049 là 158%. Hiện nay nước ta có 70% người dân làm nông nghiệp, do đó NCT chủ yếu sống ở nông thôn và sống với con cháu; đời sống còn khó khăn và sức khỏe rất yếu.

Bên cạnh đó, vấn đề mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) tăng nhanh đang là vấn đề đáng lo ngại. Từ năm 2005 đến nay, tỉ số này luôn ở mức cao (năm 2011 là 111,9 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái) và phức tạp. TSGTKS ở Việt Nam cao ngay ở lần sinh đầu tiên. Tỉ lệ bà mẹ biết trước giới tính khi sinh (GTKS) của con cao, mẹ có học vấn cao thì tỉ lệ biết trước và tỉ lệ mất cân bằng GTKS ở trẻ sơ sinh càng cao. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này thì mất cân bằng GTKS không chỉ ảnh hưởng ở nam giới và còn cả ở nữ giới. Phụ nữ sẽ phải kết hôn sớm hơn, nhiều lần hơn và dễ bị buôn bán; vấn đề bạo lực giới, mất bình đẳng giới sẽ cao hơn.

Những vấn đề như tuổi thọ người dân cao nhưng tuổi thọ khỏe mạnh còn thấp; Việt Nam có cơ cấu dân số vàng nhưng trình độ lao động tay nghề còn hạn chế. Tỉ lệ người đô thị là 23,7% nhưng văn hóa chưa phải là người đô thị hóa... đang là những trở ngại cho công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới.

Trong bối cảnh chung đó, công tác DS-KHHGĐ của Hà Nội cũng được đánh giá là hết sức khó khăn. Hoài Đức có diện tích là 82,38 km2, dân số là 197.900 người, có 20 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn và 19 xã. Quy mô dân số của Hoài Đức thuộc diện trung bình của Hà Nội. Nếu mật độ trung bình của thế giới là 50 người/km2 thì ở Việt Nam, năm 2011 là 265 người/km2, gấp trên 5 lần của thế giới, gấp 2 lần khu vực châu Á, gấp 1,8 lần so với Trung Quốc (1,3 tỉ người). Nếu so với mật độ dân số cả nước thì Hà Nội là 2.093 người/km2, Hoài Đức 2.402 người/km2 gấp 9,1 lần so với cả nước, gấp 50 lần so với thế giới.
 
Đây là vấn đề khá bức xúc cho sự phát triển của Thủ đô. Theo nhận định của TS Dương Quốc Trọng thì trong tương lai không xa, mật độ của Hà Nội và Hoài Đức chắc chắn còn tăng hơn rất nhiều cả về tự nhiên lẫn cơ học. Mật độ dân số của Hà Nội sẽ trên dưới 3.000 người/km2. Hoài Đức là địa phương có khó khăn nhưng mức sinh khá cao (cả nước là 16,6o% trong khi Hà Nội 16,56%o); tỉ suất sinh thô (dân số trung bình của toàn địa bàn) của Hà Nội cao hơn của cả nước trong đó Hoài Đức cao hơn mức bình quân Hà Nội là 20,1%o. Tổng tỉ suất sinh của cả nước năm 2011 là 1,99 con trong khi Hà Nội là 2,03 con, Hoài Đức 2,02 con. Trong khi tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên năm 2011 của cả nước là 9,5%, Hà Nội là 7,3% thì Hoài Đức khá cao 14,5%. Tỉ số giới tính khi sinh năm 2011 của cả nước là 111,9/100 thì Hà Nội là 116/100, Hoài Đức là 119,6/100.

“Công tác DS-KHHGĐ là hết sức quan trọng, nó có tác động hết sức to lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi một địa phương nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, chúng ta phải lưu ý lồng ghép dân số vào các biến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” – TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh.

Giải pháp trọng tâm, đồng bộ

Tại Hội nghị, TS Dương Quốc Trọng đánh giá cao sự quan tâm rất lớn của Ban Thường vụ và UBND huyện Hoài Đức đối với công tác DS-KHHGĐ, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang tích cực triển khai Chiến lược DS&SKSS Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 mới được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 14/11/2011. Đặc biệt, TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh đến vai trò chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội khi đã ban hành Chỉ thị 08-CT/TU về tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn TP HN giai đoạn 2011 – 2015.

Chỉ thị 08-CT/TU đã chỉ ra hạn chế của công tác DS-KHHGĐ ở Hà Nội như: chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, tính phức tạp, sự lâu dài của công tác DS-KHHGĐ; lãnh đạo, chỉ đạo chưa theo kịp yêu cầu sự phát triển… Chỉ thị đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm là đổi mới nâng cao hiệu quả truyền thông, chú trọng giới trẻ, biểu dương khen thưởng; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết đồng bộ; tăng cường cung cấp dịch vụ, đa dạng, thuận tiện, chất lượng; kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ; đầu tư… Đặc biệt, chú trọng các giải pháp như: cam kết mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự tham gia của tất cả các bộ, ngành, đoàn thể,…

Thay mặt lãnh đạo huyện ủy Hoài Đức, ông Lê Danh Ngân – Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ huyện Hoài Đức đã cảm ơn những ý kiến của TS Dương Quốc Trọng, đã khái quát bức tranh công tác DS-KHHGĐ Việt Nam nói chung, của huyện Hoài Đức nói riêng cũng như đã chỉ ra những vấn đề cần thiết và nhiệm vụ của công tác DS-KHHGĐ hiện nay.

Ông Lê Danh Ngân cho biết: Công tác DS-KHHGĐ của huyện Hoài Đức luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm sâu sắc. Hàng năm, chỉ tiêu về công tác DS-KHHGĐ đều đưa vào chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc đầu tư kinh phí, nhân lực, công tác truyền thông chuyển đổi hành vi và dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ được quan tâm. Do đó những năm qua công tác DS-KHHGĐ có chuyển biến tốt. Tuy nhiên, ông Ngân cũng khẳng định công tác DS-KHHGĐ của huyện đang đứng trước những thách thức lớn. Đó là tỉ suất sinh cao, đặc biệt là sinh con thứ 3. Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, chất lượng dân số, môi trường sống, kết quả thực hiện những nhiệm vụ như sàng lọc trước sinh và sơ sinh chưa cao. Cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, ban ngành có lúc có nơi chưa quan tâm triệt để. Do vậy, để hoàn thành tốt chỉ tiêu về DS-KHHGĐ đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phải thực hiện các giải pháp đồng bộ.

Ông Ngân đề nghị các đồng chí lãnh đạo các xã, các thị trấn, các ngành cần nghiên cứu kỹ Quyết định 2013/QĐ-TTg về Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ và của cấp trên; đặc biệt là tiếp thu ý kiến của đồng chí Tổng cục trưởng Dương Quốc Trọng để vận dụng sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể của mỗi cơ sở. Thay mặt UBND huyện, ông Ngân cảm ơn đồng chí Tổng cục trưởng đã có buổi nói chuyện bổ ích và rất mong Tổng cục DS-KHHGĐ thường xuyên quan tâm để huyện Hoài Đức hoàn thành nhiệm vụ về công tác DS-KHHGĐ nói riêng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Bài, ảnh: Hà Anh

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top