Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tổng thống Mỹ Barack Obama bãi bỏ đạo luật Gag về chăm sóc sức khỏe phụ nữ

Thứ sáu, 13:03 13/02/2009 | Tin tức - Sự kiện

Giadinh.net - Ngày 23/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bãi bỏ đạo luật Gag (Global Gag Rule - Chính sách khoá miệng không cho tự do ngôn luận), một trong những đạo luật gây nhiều tranh cãi nhất của tổng thống tiền nhiệm Bush.

Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Đạo luật Gag được tái áp đặt từ năm 2001, chỉ rõ ngân sách của Hoa Kỳ dành cho KHHGĐ sẽ không tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nếu các tổ chức này sử dụng ngân sách riêng của họ để: Cung cấp tư vấn và giới thiệu cho dịch vụ phá thai, kể cả ở các nước mà việc phá thai được pháp luật cho phép; Vận động để việc phá thai được pháp luật công nhận hoặc trở nên dễ dàng hơn ở nước mình, kể cả đó là việc làm theo yêu cầu của chính phủ nước đó; Cung cấp các dịch vụ phá thai trong các trường hợp không phải là người phụ nữ mang thai gặp nguy hiểm đến tính mạng, bị cưỡng bức hoặc loạn luân. Tuy nhiên, việc vận động chống phá thai được cho phép, nhấn mạnh hệ tư tưởng tự nhiên của Luật Gag.

Phát biểu sau khi đạo luật Gag bị bãi bỏ, Giáo sư Gill Greer, Tổng Giám đốc IPPF (Hiệp hội KHHGĐ quốc tế) nhấn mạnh: Trong suốt 8 năm qua, đạo luật Gag đã được áp dụng bởi chính quyền Bush để chơi trò chơi chính trị trên cuộc đời của những người phụ nữ nghèo trên khắp thế giới. Bằng việc xoá bỏ đạo luật tai hại này cũng như các chính sách không công bằng khác, Tổng thống Obama đã đưa Hoa Kỳ trở lại trong sự đồng lòng quốc tế về vấn đề chăm sóc sức khoẻ phụ nữ và đã bắt đầu quá trình khắc phục những thiệt hại trong 8 năm qua.

IPPF ước tính, trong suốt thời kỳ cầm quyền của chính quyền Bush, ít nhất 100 triệu USD dành cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS), sức khoẻ tình dục (SKTD), KHHGĐ mà các tổ chức hội viên có thể cung cấp cho cộng đồng tại hơn 100 quốc gia đang phát triển đã bị cắt giảm. Dựa theo những ước tính mang tính quốc tế, nguồn ngân sách này nếu được cung cấp thì đã có thể ngăn được 36 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn, 15 triệu trường hợp phá thai không an toàn. Tính mạng của hơn 80.000 phụ nữ đáng thương, của hơn 2,5 triệu trẻ sơ sinh và trẻ em đã có thể được cứu sống. Đây là sự thật về hậu quả của đạo luật Gag.   

Luật Gag và một hệ tư tưởng nguy hại đang ủng hộ luật này đã đặt các tổ chức phi chính phủ nằm ngoài nước Mỹ vào một vị trí khó khăn, buộc các tổ chức này phải lựa chọn giữa một bên là tiến hành các công việc của mình để cải thiện việc chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo các quyền của phụ nữ với một bên là việc mất đi nguồn tài trợ từ Hoa Kỳ. Thật là những giới hạn không an toàn và trái nguyên tắc đối với các thành viên của IPPF khi buộc họ phải từ chối cung cấp những thông tin y học cần thiết cho khách hàng, cũng như làm trái với sự tin tưởng của cộng đồng dành cho họ. Đạo luật này là một đòn tấn công vào quyền tự do ngôn luận, điều mà nếu xảy ra ở Hoa Kỳ thì sẽ là trái với hiến pháp.

Luật Gag có tác động nguy hại tới diện rộng và tính hiệu quả của việc phổ biến các dịch vụ KHHGĐ, SKTD và tránh thai trên khắp thế giới; Đặc biệt là ở châu Phi, nơi tỷ lệ phụ nữ được tiếp cận với các biện pháp tránh thai hiện đại chỉ là 18%, so với tỷ lệ này ở các vùng đang phát triển khác trên thế giới là 56%. Ngân sách của IPPF và nhiều tổ chức khác đang trực tiếp đóng góp cho các vùng này.

Khi Hội KHHGĐ của Ghana, một tổ chức tiên phong ở châu Phi trong lĩnh vực SKSS và tình dục bị mất đi nguồn tài trợ từ Hoa Kỳ cho những chương trình tại địa bàn nông thôn của mình, lượng bao cao su được phân phối ra đã giảm 40% chỉ sau một đêm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chương trình phòng chống HIV và KHHGĐ. Thêm vào đó, 38.000 phụ nữ vẫn thường xuyên được nhận các biện pháp tránh thai từ Hội này đã bị ngừng cung cấp, 20.000 phụ nữ và trẻ em không còn được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Trong năm 2009, việc thay thế mạng lưới phân phối của Hội KHHGĐ Ghana tại nông thôn trở về thời kỳ trước đạo luật Gag vẫn là điều chưa thể làm được và nạo phá thai không an toàn đã tăng lên 50% tại một số vùng.

Cùng với các tổ chức phi chính phủ thành viên của Hiệp hội KHHGĐ quốc tế, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, Hội KHHGĐ Việt Nam (VINAFPA) cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ từ đạo luật tai hại này. 

Giáo sư Greer cho biết thêm: “Đạo luật Gag đã gây ra những tác hại to lớn cũng như những sự chịu đựng không thể diễn tả bằng lời cho hàng triệu người trên thế giới; đạo luật này đã huỷ hoại hệ thống y tế và gây nguy hiểm cho sự sống và sức khoẻ của người nghèo và phần lớn những người phụ nữ dễ bị tổn thương trên hành tinh này, bằng cách ngăn cản quyền tiếp cận với những dịch vụ HIV và chăm sóc SKSS, SKTD, KHHGĐ, đặt họ vào tình thế phải tìm đến với những biện pháp phá thai không an toàn. Một cách lặng lẽ, nó tạo nền tảng cho sự tấn công phối hợp của chính quyền Bush lên các vấn đề về quyền sinh sản đang cần thảo luận, thậm chí là cả các vấn đề về KHHGĐ, bóp nghẹt ở mức độ toàn cầu và đảo ngược các thành tựu đạt được về các quyền và trong chăm sóc sức khoẻ phụ nữ”. Giáo sư Greer khẳng định: “IPPF rất hoan nghênh bản cam kết của chính quyền Tổng thống Obama loại bỏ những chính sách có hại đối với phụ nữ và mong đợi được làm việc với chính quyền của ông để mở ra một chương mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ phụ nữ”.    
 
Trong năm 2001, khi luật Gag được tái thông qua, Ủy ban châu Âu và các chính phủ tài trợ đã nhận ra tác hại của đạo luật này đối với việc cung cấp dịch vụ sức khoẻ trên toàn thế giới và đã tăng ngân sách của mình để hạn chế phần nào khoản hao hụt ngân sách từ nguồn của Hoa Kỳ, nhưng không thể giải quyết triệt để. Kết quả là nhiều trung tâm y tế phải đóng cửa, các nhân viên y tế phải nghỉ việc, các dịch vụ HIV, chăm sóc SKSS, SKTD, KHHGĐ bị cắt giảm, gây ảnh hưởng đến các cộng đồng dân cư ở các nước đang phát triển.

P. Văn

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top