Trang trại bủa vây, người già, trẻ con lăn lóc ốm
GiadinhNet - Ban đầu các hộ gia đình chỉ nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nhỏ lẻ. Tuy nhiên, dần dần những trang trại nhân rộng lên bủa vây lấy khu dân cư khiến người dân khốn khổ vì ô nhiễm.

Trang trại chăn nuôi chỉ nằm cách nhà dân vài chục đến vài trăm mét. Ảnh: Đức Huy
Sống chung với ô nhiễm
Theo phản ánh của người dân thôn 3 (xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), nhiều năm qua trên địa bàn xã, đặc biệt là khu vực thôn 2, thôn 3 xuất hiện các hộ dân chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thời gian đầu các hộ này chỉ chăn nuôi ít nên tình trạng ô nhiễm xảy ra nhẹ. Cũng vì tình làng nghĩa xóm nên người dân nơi đây cũng chỉ nhắc nhở các hộ chăn nuôi phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Những năm gần đây các trang trại mở rộng quy mô, bên cạnh đó cũng có nhiều trang trại mới mọc lên khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề. Không những vậy một số hộ chăn nuôi còn xả trực tiếp nước thải ra môi trường khiến nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực lân cận không thể chịu đựng được nổi. Tuy nhiên, đa số các hộ chăn nuôi đều là anh em, họ hàng hoặc thông gia với các hộ dân phải chịu cảnh ô nhiễm nên những người này “ngại” ra mặt vì sợ mất tình anh em và tình làng xóm.

Trại gà không được dọn dẹp sạch sẽ, phân bốc mùi hôi, tanh khiến người dân sinh sống quanh khu vực này khốn đốn.
Ông N.V.M (ở xã Cư Êbur) cho biết, ông đã sinh sống ở đây nhiều năm nay. Vài năm trở lại đây, các trang trại mọc lên như nấm, chỉ tính sơ qua xung quanh khu vực ông sống cũng có hơn chục trang trại nuôi gà, lợn. Không những vậy, các hộ chăn nuôi lại không xử lí chất thải triệt để khiến mùi hôi thối nồng nặc.
Theo ông M, lo sợ tình trạng ô nhiễm này ảnh hưởng đến sức khỏe nên nhiều hộ dân đã có ý kiến với các chủ trang trại, tuy nhiên tình trạng này không thuyên giảm mà ngày càng nặng.
“Nhiều hộ chăn nuôi xả nước thải ra thẳng môi trường. Mỗi lần mưa rồi nắng lên, mùi hôi theo gió bay xộc vào nhà dân. Người lớn như tôi ngửi nhiều chịu còn không nổi, những cụ già rồi cháu nhỏ làm sao mà sống? Vừa qua, nhiều cháu nhỏ được bố mẹ đưa đi khám, bác sĩ chuẩn đoán bị bệnh hô hấp, uống thuốc khỏi được vài hôm rồi cũng bị lại”, ông M cho biết.
Tương tự, ông N.T.K (ở thôn 3, xã Cư Êbur) cho hay, mặc dù thời tiết nắng nóng nhưng gia đình ông cũng không dám mở cửa vì mùi hôi thối bốc lên từ chất thải và nước thải ở các trang trại chăn nuôi xung quanh nhà. “Sáng thì không sao, chứ trưa nắng lên, hoặc sau trận mưa lớn, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Gia đình tôi đã phải chịu cảnh này nhiều năm nay. Ban ngày không dám mở cửa vì mùi hôi xộc thẳng vào nhà. Ban đêm, mùi hôi, tanh theo gió tạt sang, cả nhà phải bịt khẩu trang để ngủ. Chúng tôi rất mong cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, xử lý tình trạng trên để chúng tôi yên tâm lao động, sinh sống và đảm bảo sức khỏe”, ông K nói.
Khó khăn trong việc di dời

Hồ chứa chất thải của lợn nằm bên cạnh đường đi.
Để minh chứng cho những gì đã phản ánh, người dân sinh sống tại đây đã dẫn chúng tôi đến một vài cơ sở chăn nuôi gà, lợn chỉ nằm cách nhà dân vài chục đến vài trăm mét.
Theo ghi nhận của chúng tôi, các trang trại chăn nuôi mọc san sát nhau ngay trong khu dân cư. Nhiều trang trại chăn nuôi cả gà và lợn, phân trong chuồng không được xử lý chảy lênh láng ra môi trường. Không những vậy, tại khu vực thôn 3 có hộ chăn nuôi lợn còn làm ao chứa chất thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối ngay bên cạnh đường đi khiến người dân sinh sống quanh khu vực này không dám ra ngoài vì ô nhiễm.
Đặc biệt, cạnh trường mầm non và trường tiểu học trên địa bàn cũng xuất hiện một trang trại nuôi gà. Mặc dù, chúng tôi đứng cách xa hàng trăm mét vẫn ngửi thấy mùi hôi, tanh bốc lên nồng nặc.
Về vấn đề trên, bà H’Luanh Êban - Phó Chủ tịch UBND xã Cư Êbur cho biết, toàn xã có 47 trang trại, gia trại lớn nhỏ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Người dân khu vực này chủ yếu sống nhờ nghề chăn nuôi. Trước đây các trang trại chỉ nhỏ lẻ, nuôi từ vài con đến vài chục con. Tuy nhiên, thời gian sau này nhận thấy lợi nhuận cao từ việc chăn nuôi nên nhiều người mở hoặc nhân rộng trang trại.
Theo bà H’Luanh Êban, nhận thấy sự phát triển mạnh từ việc chăn nuôi, chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền, kiểm tra, nhắc nhở các chủ trang trại đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã tiến hành xử lí, xử phạt một số trang trại gây ô nhiễm môi trường. Sau đó các chủ trang trại đã kí cam kết vệ sinh môi trường và khắc phục tình trạng ô nhiễm.
Cũng theo bà H’Luanh Êban, thời gian qua chính quyền địa phương đã di dời được 8 trang trại ra khỏi khu vực dân cư. Những trang trại còn lại hứa trong 1-2 năm tới, sau khi tìm được quỹ đất phù hợp sẽ di dời.
Bà H’Luanh Êban cho biết thêm, hiện nay chính quyền không thể yêu cầu các hộ dừng ngay việc chăn nuôi, bởi đây là nghề mang lại thu nhập chính cho họ. Bên cạnh đó, việc di dời các trang trại lên khu tập trung là chưa thể, vì khu vực này vẫn chưa được lắp điện, nước nên người dân không đồng ý di dời.
Bà H’Luanh Êban khẳng định: “Thời gian tới, chính quyền xã sẽ chỉ đạo các cán bộ chuyên môn phối hợp với các thôn trên địa bàn đi tuyên truyền, kiểm tra và xử lý các trang trại gây ô nhiễm môi trường. Nếu sau khi nhắc nhở các chủ trang trại không khắc phục đơn vị sẽ báo cáo lên cấp trên để có hướng xử lý triệt để, trả lại không gian sống trong lành cho người dân”.
Đức Huy

Video xe ben bất ngờ bốc cháy khi đang lưu thông tại Thanh Hóa
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Một xe ben bất ngờ bốc cháy dữ dội khi đang lưu thông trên đường, tài xế may mắn nhảy khỏi cabin thoát thân an toàn.

Đường 500 tỷ đồng thi công cầm chừng, chờ... mặt bằng
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Dự án cải tạo, mở rộng quốc lộ 46 đoạn Vinh - Nam Đàn (Nghệ An) với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng đang trong cảnh ‘thi công từng đoạn’ do vướng giải phóng mặt bằng.

Lương giáo viên TPHCM cao nhất cả nước, có người nhận hơn 400 triệu đồng/năm
Giáo dục - 1 giờ trướcTừ nhiều năm nay, giáo viên ở TPHCM có thu nhập cao nhất cả nước. Ngoài lương và các khoản phụ cấp, nhờ chính sách đặc thù của thành phố, không ít giáo viên có thêm nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Lĩnh án vì môi giới bán thận
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Từ năm 2020 đến tháng 5/2022, Quyết thực hiện 2 phi vụ mua bán thận trên địa bàn TP Huế, thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Bắc Kạn: Mưa lớn gây sạt lở ở Bạch Thông, đường giao thông bị xói mòn khiến đường bị tê liệt
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Rạng sáng ngày 19/6, trên địa bàn huyện Bạch Thông, Bắc Kạn xảy ra mưa lớn gây sạt lở đất nghiêm trọng, thiệt hại về nhà cửa, hoa màu và hạ tầng giao thông.

Ông Trịnh Văn Quyết được đề nghị giảm 13-14 năm tù và phạt 4 tỷ đồng
Pháp luật - 1 giờ trướcViện Kiểm sát đề nghị giảm án cho bị cáo Trịnh Văn Quyết 13-14 năm tù, ở bản án sơ thẩm, cựu Chủ tịch FLC bị tuyên 21 năm tù cho 2 tội danh.

Từ nay đến hết tháng 12/2025, 8 trường hợp này sẽ bị thu hồi biển số xe
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - 8 trường hợp dưới đây sẽ bị thu hồi biển số xe theo Thông tư 24/2023/TT-BCA.

40 địa phương công bố điểm thi vào lớp 10, nhiều nơi chỉ 1,5 điểm/môn cũng đỗ
Giáo dục - 6 giờ trướcÍt nhất 40 địa phương trên cả nước công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 năm học 2025-2026, nhiều trường có đầu vào dưới 10 điểm.

Xe khách va chạm với xe đầu kéo trên cao tốc, 9 người thương vong
Thời sự - 6 giờ trước9 người thương vong sau khi xe khách va chạm với xe đầu kéo trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Gã thanh niên đồi bại xâm hại bé gái 12 tuổi qua mạng xã hội
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Sau khi làm quen qua Facbook, Dũng dụ dỗ cháu B. thực hiện các cuộc gọi video call cung cấp hình ảnh bộ phận nhạy cảm rồi đối tượng ghi lại màn hình. Từ những hình ảnh này, Dũng đe dọa bé gái phải thực hiện các động tác nhạy cảm, khiêu dâm...

Từ 1/7, thẻ bảo hiểm y tế có sự thay đổi, hàng triệu người dùng cần lưu ý
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực sửa đổi, bổ sung một số quy định về thẻ BHYT. Người dân cần lưu ý điểm gì?