Tránh thai an toàn - tránh tổn thương, hệ lụy
GiadinhNet - Theo Vụ Sức khỏe bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), hàng năm Việt Nam có khoảng 250.000 - 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Thống kê trong tổng số ca phá thai theo tuổi thai của năm 2016, có tới 73% ca phá thai là dưới 7 tuần tuổi, 24% ca phá thai từ 7-12 tuần tuổi và có 3% trường hợp phá thai trên 12 tuần tuổi.

Tránh thai phải an toàn và đúng cách
Những con số về tình trạng phá thai trên cho thấy vẫn còn nhiều phụ nữ mang thai ngoài ý muốn. Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em, nguyên nhân của tình trạng trên là do có tới gần 56% phụ nữ trong độ tuổi sinh nở không áp dụng các biện pháp tránh thai dẫn tới tình trạng này.
Nhiều phụ nữ có thai ngoài ý muốn là do nhu cầu không được đáp ứng - có nhu cầu KHHGĐ nhưng không được cung cấp biện pháp tránh thai (BPTT), không tiếp cận được dịch vụ. Tuy nhiên, lại có nguyên nhân nữa là có tới 40% các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai không đúng cách hay sử dụng các BPTT truyền thống kém hiệu quả.
Ông Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục (Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế) cho biết: Điều tra gần đây về thanh niên và vị thành niên cho thấy tuổi có quan hệ tình dục lần đầu ngày càng giảm, tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn trẻ có quan hệ tình dục không an toàn, kiến thức sai lầm trong sử dụng các BPTT nên gặp nhiều nguy cơ như có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Trong sai lầm sử dụng các BPTT của vị thành niên, thanh niên, ông Phương nhấn mạnh đến tình trạng lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp ở các bạn trẻ. Nhiều em do không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc nên đã dùng sản phẩm này nhiều lần trong tháng và dùng liên tục nhiều tháng, trong khi được khuyến cáo chỉ nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp 1 lần/tháng và tối đa là 2 lần/tháng. Hậu quả của việc lạm dụng là ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai. Có bạn đã dùng thuốc tránh thai nhưng vẫn có thai do lạm dụng thuốc dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc.
Tại buổi tọa đàm "Giúp phụ nữ tiếp cận phương pháp ngừa thai hiện đại" vừa diễn ra ở TP HCM, Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Phó Chủ tịch Hội Phụ sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM khuyến cáo các bạn nữ: Không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, nếu một tháng uống tới 3-4 lần thì sau này sẽ bị rối loạn kinh nguyệt. Bà cũng nhấn mạnh những hệ lụy khi phá thai không an toàn. Nhiều em gái vì e ngại không đến các bệnh viện mà tìm đến những phòng khám tư để hút thai đã gặp biến chứng, có em thậm chí bị thủng tử cung. Trong trường hợp thủng tử cung có thể được xử lý và khâu lại khi được đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, có trường hợp thủng tử cung thủng luôn cả ruột dẫn đến viêm phúc mạc do vi trùng ở ruột gây nên, đã phải cắt cả tử cung và cắt thêm một đoạn ruột. Những tai biến trong nạo phá thai cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, đặc biệt là với trẻ vị thành niên. Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, riêng đối với người lứa tuổi từ 15-19, nguy cơ chết do sinh đẻ cao gấp 3 lần so với phụ nữ thuộc lứa tuổi 20-24 và nguy cơ con chết lớn hơn 80% so với những người sinh con ngoài 20 tuổi.
Trách nhiệm với chính mình và cộng đồng
Theo thống kê Tổng cục Thống kê, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) là trên 24,2 triệu người. Trung bình mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn sẽ tiếp tục gia tăng và dự báo sẽ đạt cực đại vào năm 2027-2028.
Từ dự báo về sự gia tăng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thời gian tới, có thể thấy nhu cầu sử dụng các BPTT là rất lớn. Tỷ lệ sử dụng BPTT ở nước ta năm 2016 là 77%, trong đó tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại là 66%. Việc chủ động phòng tránh thai sẽ giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ của mình và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Đồng thời cũng giúp phụ nữ tránh được những tai biến sản khoa và không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhờ việc không sinh con sớm, quá dày, quá nhiều hay quá muộn, đặc biệt khi người phụ nữ chưa phát triển đầy đủ cả về thể chất lẫn sinh lý nên sẽ hạn chế được các tai biến cho bà mẹ và thai nhi. Đẻ quá muộn thì làm tăng tỉ lệ dị tật thai. Đẻ quá nhiều và dày khiến cho phụ nữ hao mòn, dễ bị tai biến khi sinh đẻ, thậm chí là chết lưu và suy dinh dưỡng…
Phát biểu tại Hội thảo về lợi ích tránh thai tổ chức ngày 26/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, nhờ thành công của chương trình DS-KHHGĐ, đã hạn chế việc tăng thêm 20 triệu người trong những thập kỷ qua, đã tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội. Theo kinh nghiệm của quốc tế, nếu chi 1 USD cho KHHGĐ thì sẽ tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội. Thứ trưởng cũng chỉ rõ, hiện nay, nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên cần được quan tâm hơn. Họ là những đối tượng phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thách thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục như: Thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để chăm sóc bản thân. Điều đó đã dẫn đến thực trạng tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên, thanh niên còn cao. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh, Ngày Tránh thai Thế giới năm 2017 với chủ đề “Lợi ích của tránh thai và trách nhiệm của chúng ta” có ý nghĩa như một Chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.
Tại Hội thảo về lợi ích tránh thai tổ chức ngày 26/9 tại Hà Nội, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và công ty TNHH Bayer Việt Nam ký cam kết thực hiện Chương trình hành động 3 năm, giai đoạn 2018-2020 “Truyền thông KHHGĐ vì sức khỏe cộng đồng. Chương trình với mục tiêu cung cấp những thông tin khoa học chính xác và cập nhật về các phương tiện tránh thai hiện đại, trong đó có thuốc tránh thai đến các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ có nhu cầu tránh thai.
Hà Anh

Biến chứng nguy hiểm của sa sinh dục và các phương pháp điều trị
Dân số và phát triển - 6 giờ trướcSa sinh dục không chỉ khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, quan hệ tình dục mà còn khiến bệnh nhân bị viêm loét âm đạo, sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng đường tiểu…

Suy giáp bẩm sinh có biến chứng gì?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo nghiên cứu, suy giáp bẩm sinh xuất hiện với tỉ lệ 1/3000 - 1/4000 trẻ, nghĩa là cứ 3000 - 4000 trẻ sinh ra mỗi năm thì có 1 trẻ bị suy giáp bẩm sinh. Vậy, suy giáp bẩm sinh có thể gây biến chứng gì?

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcKẽm là vi chất dinh dưỡng, lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g. Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần ăn cung cấp không đủ.

Cảnh báo hệ lụy khôn lường từ việc mua bán trứng, tinh trùng tràn lan
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTại một số địa phương đã xuất hiện những tình trạng không tuân thủ pháp luật như buôn bán tinh trùng, noãn, phôi; mang thai hộ vì mục đích thương mại... gây ra hệ lụy rất nguy hiểm.

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcNước ối đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình tăng trưởng của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Không có nước ối, quá trình mang thai sẽ không thể duy trì được.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcQuan hệ tình dục là một hoạt động lành mạnh và tự nhiên trong mối quan hệ vợ - chồng. Nhiều người khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng nên tạm ngừng 'chuyện ấy' vì không an toàn cho thai nhi. Điều này có đúng không?

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTáo bón là hiện tượng phổ biến sau khi sinh xảy ra vì nhiều lý do. Nhiều phụ nữ bị táo bón khi mang thai và tình trạng này có thể tiếp tục sau khi sinh hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên sau khi sinh. Hầu hết, táo bón sau sinh là tạm thời và dễ giải quyết.

8 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcBệnh lây qua đường tình dục gặp cả ở nam và nữ, bất kể lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Có những căn bệnh lây qua đường tình dục hiện chưa có thuốc chữa. Áp dụng những cách sau để ngăn ngừa lây bệnh qua đường tình dục.

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcThừa cân, điều trị rụng tóc và lối sống ít vận động là một trong những yếu tố có thể làm giảm mức testosterone. Nếu bạn lo lắng về mức testosterone thấp, hãy xem lại thói quen và cách sống hàng ngày của bạn.

Học trò 'yêu sớm' nên biết độ tuổi nào quan hệ tình dục an toàn
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCác bậc cha mẹ luôn lo lắng về việc con cái họ bắt đầu yêu đương và có quan hệ tình dục từ khi còn ở độ tuổi trung học. Vậy độ tuổi nào bắt đầu quan hệ tình dục là quá sớm và cha mẹ cần làm gì để hướng dẫn con mình?

Vì sao tuổi thọ của người Nhật ngày càng tăng?
Dân số và phát triểnTheo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84 tuổi và vẫn có xu hướng gia tăng mỗi năm.