Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ sinh mùa hè thông minh hơn mùa đông?

Thứ tư, 16:30 21/10/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Không ít người quan niệm, mùa sinh ảnh hưởng trực tiếp tới trí thông minh, khả năng phát triển của trẻ sau này. Còn theo các nhà khoa học, nhiệt độ thay đổi theo mùa, khi mang thai, thai phụ sử dụng các thực phẩm khác nhau theo mỗi mùa dẫn đến việc các em bé sẽ nhận được chất dinh dưỡng khác nhau nên đương nhiên khả năng phát triển cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, môi trường sống là một trong những yếu tố quyết định để đứa trẻ chào đời được cao lớn, thông minh hơn.

 

Cho trẻ tắm nắng là một trong những biện pháp giúp trẻ tăng chiều cao. Ảnh minh họa
Cho trẻ tắm nắng là một trong những biện pháp giúp trẻ tăng chiều cao. Ảnh minh họa

 

Trẻ sinh mùa hè ít bị còi xương

Chị Mai Trang (ở Đông Anh, Hà Nội) sinh con vào mùa đông năm ngoái, tới nay bé đã được gần 1 tuổi nhưng chỉ nặng 8kg, cao 65cm, mặc dù lúc mới sinh, cân nặng của bé khá ổn (3,1kg). Ngoài việc bú sữa mẹ, từ lúc bé được 6  tháng, chị đã cho con ăn dặm để bổ sung năng lượng, dinh dưỡng và tập làm quen với thức ăn.  Tuy nhiên, so sánh với con của em họ chị sinh trước đó vài tháng, chị thấy con mình nhẹ cân, thấp hơn nhiều dù hai bà mẹ áp dụng chế độ dinh dưỡng như nhau.

Một trường hợp khác là bé Gia Anh (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) được 9 tháng tuổi cũng có nhiều dấu hiệu khiến gia đình lo lắng. Ban đầu, chị Chinh Hương - mẹ bé Gia Anh tham khảo nhiều sách nước ngoài đã quan niệm, không nên “nhồi nhét” cho con ăn quá nhiều. Tuy vậy, khi nhận ra con chậm lớn, chị đã tăng cường lượng thức ăn trong mỗi bữa và rất vất vả để “thúc” con ăn hết suất. Thấy con biếng ăn, có biểu hiện rụng tóc sau gáy, ra mồ hôi trộm, quấy khóc và hay giật mình khi ngủ, chị đưa con đi khám và được chuyên gia chẩn đoán: Bé bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

Theo BS Trần Thanh Phước (Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec), 6 tháng đầu tiên của cuộc đời là quãng thời gian ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ sau này. Canxi là khoáng chất vô cùng cần thiết cho trẻ sơ sinh, không chỉ điều tiết sức khỏe và sự phát triển của xương mà còn góp phần dẫn truyền tín hiệu thần kinh lên não. Tuy vậy, hai tuần đầu sau khi sinh, nhiều trẻ thường có hiện tượng hạ canxi máu do xương phát triển mạnh nên đòi hỏi lượng canxi lớn, nhưng sau khi cắt rốn, lượng canxi mẹ cung cấp cho con bị ngưng đột ngột. Một lý do nữa khiến trẻ bị còi xương, hấp thụ dinh dưỡng kém còn vì trẻ không được cung cấp đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Các chuyên gia sản - nhi cho biết, tỷ lệ trẻ sinh vào mùa hè mắc bệnh còi xương thường ít hơn trẻ sinh vào các mùa khác vì các em bé này có nhiều cơ hội tiếp xúc với ánh sáng mặt trời qua việc tắm nắng - nguồn bổ sung tới 90% nhu cầu vitamin D trong một ngày. Trong khi đó, những bà mẹ sinh con vào mùa thu và mùa đông lại thường nằm trong phòng kín, thiếu không khí và ánh sáng tự nhiên dẫn tới cả mẹ và con đều thiếu hụt vitamin D, canxi. Nhiều bà mẹ lại có tâm lý sợ con bị cảm và tránh gió nên ít cho trẻ tắm nắng hoặc không tắm nắng đủ.

Trẻ sinh vào mùa đông còn có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản, viêm phổi do dễ nhiễm khí lạnh hoặc bệnh hen suyễn. Nguyên nhân là do trẻ được ủ ấm trong nhà nên dễ tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Đặc biệt, những trẻ vốn có sức đề kháng kém như còi xương, suy dinh dưỡng hay các bệnh mãn tính lại càng dễ nhiễm bệnh khi trời trở lạnh.

Hãy sinh con theo tự nhiên

Nhiều bà mẹ cho rằng, thực phẩm mùa hè phong phú, đa dạng hơn cũng là một trong những lý do khiến trẻ sinh vào mùa nóng hưởng chế độ dinh dưỡng tốt hơn mùa lạnh (?!). Mùa này có nhiều loại rau củ, trái cây nhiệt đới chứa vitamin như chanh, bưởi, dứa, rau đay, đu đủ, cà rốt, khoai lang… hay các loại thực phẩm chứa kẽm như đậu nành, đậu Hà Lan, tôm, cua, sò… giúp bổ sung canxi, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này chưa hẳn đã chính xác vì sự phát triển của trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa như chế độ chăm sóc, cơ địa, khả năng hấp thu, gen di truyền của từng trẻ…

Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Trường ĐH Cambridge (Anh) đã công bố một nghiên cứu chứng minh mùa sinh ảnh hưởng tới thể trạng và quá trình phát triển cùa trẻ. Qua việc so sánh cân nặng lúc sinh, tuổi dậy thì, chiều cao khi trưởng thành và chỉ số cơ thể ở 450.000 người, kết quả cho thấy  những người sinh vào tháng 6, 7, 8 có chiều cao nhỉnh hơn. Bên cạnh đó, các cô bé chào đời vào mùa hè thường dậy thì muộn, ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các rối loạn nội tiết nữ sau này.

Song theo một nghiên cứu khác do các trường ĐH Harvard (Mỹ) và ĐH Queensland (Úc) tiến hành ở 21.000 trẻ sơ sinh trong vòng 7 năm (từ khi ra đời, 1 tháng, 4 tuổi và 7 tuổi) lại chỉ ra, trẻ sinh mùa đông phát triển thể chất tốt hơn so với trẻ sinh mùa hè và có xu hướng đạt điểm các bài kiểm tra lý luận cao hơn.

Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hiện chưa có một nghiên cứu nào đủ cơ sở rõ ràng để khẳng định trẻ sinh mùa hè sẽ phát triển tốt hơn. BS Trần Thanh Phước chia sẻ, bên cạnh những mặt lợi thế thì trẻ sinh ra trong những tháng mùa hè khắc nghiệt, oi bức lại  thường dễ bị mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa và viêm da do mồ hôi nhiều so với trẻ sinh ra trong mùa lạnh. Không thể áp đặt một tiêu chuẩn cho sự phát triển của trẻ  khi mỗi quốc gia, khu vực lại có đặc điểm riêng. Vì vậy, các bà mẹ nên để việc sinh con thuận theo tự nhiên, không nên gò bò, “phải sinh trong mùa đẹp” mà tạo áp lực cho bản thân, không tốt cho cả mẹ và trẻ.

 

Chăm sóc trẻ mùa lạnh

Theo chuyên gia, vào mùa đông, trẻ nhỏ có sức đề kháng còn kém nên hay gặp phải các triệu chứng ho, sốt, cảm lạnh. Các bà mẹ cần chăm sóc con cẩn thận và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho bé. Tuy thực phẩm mùa đông không phong phú như mùa hè, nhưng các mẹ hoàn toàn có thể thiết lập thực đơn giàu năng lượng, đủ chất với những loại thực phẩm giàu vitamin, chất đạm, chất xơ như:  Cà rốt, quả bơ, các loại rau lá xanh thẫm, đậu trắng, đậu đỏ, súp lơ, sữa, phô mai, hải sản… Cần giữ ấm  nhưng vẫn có thể cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm. Có thể bổ sung vitamin và canxi cho trẻ qua một số loại thuốc bổ dưới sự chỉ định của bác sĩ.  Ngoài dinh dưỡng, các mẹ cần chú ý cho con vận động và hoạt động ngoài trời để tăng cường thể lực.

Minh Hằng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Top