Từ vụ nam sinh tự vẫn để lại thư tuyệt mệnh: “Xin đừng ép con học!”
GiadinhNet - “Người lớn sẽ cảm giác thế nào khi tối nào cũng có người ép mình phải ngồi vào bàn học, đọc sách trong khi mình đã làm việc 8 tiếng liên tục?” - TS. Vũ Thu Hương phân tích.
Ngày 10/4 vừa qua, sự việc một nam sinh đang theo học lớp 10 (ở TP.HCM) tự vẫn đã gây bàng hoàng cho nhiều người, nhất là khi biết nguyên nhân bởi áp lực học hành quá nặng nề.
Theo tường trình sự việc, em T.T.C là học sinh lớp 10 trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến. Đến khi vụ việc đáng tiếc bất ngờ xảy ra, mọi người mới phát hiện hai lá thư tuyệt mệnh mà C. để lại. Trong đó, em có nhắn nhủ do phải chịu áp lực học tập quá lớn khi không đáp ứng được kỳ vọng của gia đình.
Không phải phụ huynh nào cũng thấu hiểu tâm lý và biết cách giáo dục con, thậm chí có thể vì chính mong muốn tốt cho con mà vô tình mắc phải sai lầm lớn.
Việc học là của con cái nhưng hiện nay thì nhiều cha mẹ luôn can thiệp quá sâu và gây áp lực lớn cho trẻ. Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội về vấn đề này, TS. Vũ Thu Hương (chuyên gia tâm lý giáo dục, kỹ năng sống) đưa ra một số quan điểm.
Những sai lầm vô tình nhưng tai hại của bố mẹ
Thứ nhất, bố mẹ can thiệp vào việc học của con và coi đó là việc của mình. Điều này thể hiện ở việc bố mẹ thấy ức chế và nhắc nhở liên tục. Khi bị nhắc thì con sẽ rất ức chế, nếu như ngày nào cũng như vậy thì sẽ gây ức ép lên tâm lý của trẻ và đây là điều nặng nề nhất.
Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến (TP. HCM). Ảnh: Trí thức trẻ.
Thứ hai, luôn mang con ra so sánh với người khác. Đây là điều gây khó chịu nhất đối với trẻ.
Mọi người luôn mang con ra so sánh và gây ức chế như thể nếu con không học giỏi thì sẽ thấy rất tệ. Sự so sánh như vậy còn hơn cả những lời chửi bới, việc khẳng định con là đứa vô dụng là điều trẻ sẽ rất khó chịu.
Thứ ba, đem người khác ra làm gương với con, ví dụ như: “Hãy nhìn bạn đó, hãy học tập bạn ấy đi…”.
Thứ tư, tâm lý “bố mẹ giỏi thì con cũng phải giỏi”: Có phụ huynh hay nói rằng “ngày xưa bố/mẹ rất giỏi, rất lý tưởng… Trẻ sẽ nghĩ chúng là nỗi nhục của gia đình chứ không biết nghĩ rằng cần phải cố gắng hơn, hoặc nhiều đứa sẽ nghĩ rằng bản thân đã cố gắng rồi nhưng không được, cố gắng để không bị chửi bới chứ không phải để tốt cho bản thân chúng.
Trong tâm lý như vậy, những đứa trẻ sẽ không thể thoải mái đầu óc để học hành và chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi rồi dẫn đến một lúc nào đó sẽ “bùng nổ”.
Hãy để việc học là của chính con
TS. Hương phân tích, các bậc cha mẹ còn có tâm lý quá lo lắng cho con. Họ sợ rằng con sẽ thua kém bạn bè, sẽ chán nản và thiếu tự tin.
Vì vậy, lấy ví dụ như trẻ sắp vào lớp 1, dù biết rõ ràng là nếu cho con học trước thì khi vào trường sẽ vẫn học lại từ đầu nhưng phụ huynh vẫn cố gắng đầu tư cho con mình đi học từ trước. Đây cũng là điều không nên làm, thậm chí còn gây hại vì trẻ sẽ mất đi hứng thú ở lớp vì “đều biết trước rồi”.
“Thật ra, trẻ nhỏ hoàn toàn không nhận thức được thế nào là điểm cao và điểm thấp, giỏi và dốt vì ở lớp 1, trẻ mới bắt đầu học lớn hơn và nhỏ hơn.Vì thế, mọi việc tự ti hay tự tin là do cha mẹ.
Đừng bắt ép con học hành một cách nặng nề để lấy thành tích, điểm số bằng bạn bè... (Ảnh minh họa)
Ví dụ: Một em bé mang điểm kém về đưa cho mẹ xem, người mẹ đó thấy vậy quát ầm lên hoặc đánh mắng em bé. Khi đó bé sẽ ngay lập tức nhận ra mình vừa bị điểm xấu và cảm thấy rất xấu hổ. Nhưng nếu mẹ bảo: “Ừ không sao, mai cố gắng thì con sẽ giỏi hơn” thì trẻ sẽ thấy bình thường và lại vui vẻ đến lớp" - TS. Hương phân tích.
Như vậy, trẻ tự tin hay tự ti đều do thái độ hành xử của cha mẹ chứ không phải là việc con được điểm mấy ở trường. Đồng thời, theo bà Hương, các bậc phụ huynh không nên cố gắng bắt ép con học hành mà hãy bố trí giờ giấc, hoạt động vui chơi, khám phá một cách hợp lý.
“Đừng ép con học. Cảm giác của người lớn ra sao khi tối nào cũng có người ép mình phải ngồi vào bàn học, đọc sách trong khi mình đã làm việc 8 tiếng liên tục? Trẻ đi học thì cũng ngồi làm việc 8h như bố mẹ nên cũng vô cùng mệt mỏi. Với cấp tiểu học, việc học hành quá nhiều không những không có lợi mà còn hại não trẻ.
Các bố mẹ hãy cố gắng “dìm” mong ước khoe con xuống, để con được thả lỏng toàn thân, được chơi thể thao, được học làm việc nhà. Con sẽ cảm ơn các bố mẹ rất nhiều!
Còn lên cấp 2, 3, con chỉ học 1 buổi. Lúc này, bố mẹ cần bố trí thời gian cho con tìm hiểu thêm về các kiến thức, đi thư viện để học hỏi, đi khám phá, tập thể thao, sinh hoạt các nhóm. Học thêm không bao giờ tốt vì con sẽ mất đi tính chủ động và sẽ lười suy nghĩ” - TS Hương gửi gắm lời khuyên cho các bậc cha mẹ.
Nông Thuyết
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 12 phút trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 1 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 1 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 1 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 2 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 3 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 4 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.