Ung thư cổ tử cung có chữa được không?
Ung thư cổ tử cung được điều trị theo nhiều cách, phụ thuộc vào kích thước của khối u, số lượng các mô và cơ quan bị ảnh hưởng... Phát hiện sớm và đáp ứng thuận lợi với điều trị ung thư làm tăng cơ hội khỏi bệnh.
Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến mô về phía đáy tử cung, nơi nối giữa tử cung và âm đạo. Ung thư cổ tử cung có thể chữa được, nhưng liệu có khỏi hẳn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trong một số trường hợp, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi. Theo các bác sĩ, người được chữa khỏi là khi bệnh ung thư nếu họ thuyên giảm hoàn toàn trong 5 năm trở lên.
1. Tỷ lệ sống sót cho bệnh ung thư cổ tử cung

4 giai đoạn phân loại ung thư cổ tử cung.
Tỷ lệ sống sót là một cách đo lường thời gian sống của một người sau chẩn đoán bệnh. Tỷ lệ sống trung bình đối với ung thư cổ tử cung khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn ung thư. Các bác sĩ sử dụng 4 giai đoạn để phân loại ung thư cổ tử cung:
- Giai đoạn I: các tế bào ung thư chỉ ở cổ tử cung.
- Giai đoạn II: các tế bào ung thư đã lan đến 2/3 trên của âm đạo hoặc mô xung quanh tử cung.
- Giai đoạn III: ung thư đã lan đến 1/3 dưới của âm đạo hoặc thành xương chậu và các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn IV: ung thư đã lan ra ngoài khung chậu, chẳng hạn như niêm mạc trực tràng hoặc bàng quang hoặc các khu vực khác.
2. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung
Hầu như tất cả các bệnh ung thư cổ tử cung đều do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Đây là một loại virus phổ biến có thể truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục. Có nhiều loại virus HPV, một số loại HPV có thể gây ra những thay đổi trên cổ tử cung của phụ nữ, lâu ngày dẫn đến ung thư cổ tử cung,
Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia, lậu, giang mai và HIV/AIDS làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV. Nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu do một tình trạng sức khỏe khác và bị nhiễm virus HPV dễ bị ung thư cổ tử cung hơn.
Phụ nữ đã từng bị ung thư âm đạo, âm hộ, thận hoặc bàng quang.
Hút thuốc lá có liên quan đến ung thư cổ tử cung.
3. Dấu hiệu và triệu chứng ung thư cổ tử cung
Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thường không gây dấu hiệu hoặc triệu chứng. Điều này có nghĩa là bị ung thư cổ tử cung mà không biết cho đến khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng không xuất hiện cho đến khi ung thư phát triển sang các mô lân cận. Do đó, điều quan trọng là phải tham gia khám sàng lọc ung thư cổ tử cung hoặc phết tế bào cổ tử cung thường xuyên.
Khi ung thư tiến triển, nặng hơn sẽ gây chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, giữa các thời kỳ hoặc sau khi mãn kinh ; Dịch âm đạo chảy nước, có máu, có thể ra nhiều và có mùi hôi; Đau vùng chậu hoặc đau khi giao hợp.
4. Điều trị ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung được điều trị theo nhiều cách, phụ thuộc vào kích thước của khối u, số lượng các mô và cơ quan bị ảnh hưởng và có muốn mang thai hay không. Việc điều trị cũng có thể phụ thuộc vào mục tiêu của mỗi người và bác sĩ, chẳng hạn như chữa khỏi ung thư, kiểm soát sự phát triển và lây lan của ung thư hoặc làm giảm các triệu chứng. Phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Phẫu thuật : Loại bỏ mô ung thư với nhiều lựa chọn
Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc đặc biệt để thu nhỏ hoặc tiêu diệt ung thư. Các loại thuốc có thể là thuốc uống hoặc thuốc được truyền vào tĩnh mạch, hoặc đôi khi cả hai. Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phân chia.
Xạ trị : Sử dụng tia năng lượng cao (tương tự tia X) để tiêu diệt ung thư, ngăn chặn phát triển của ung thư. Có hai loại xạ trị: Xạ trị bên ngoài liên quan đến một máy hướng bức xạ về phía ung thư. Xạ trị bên trong yêu cầu bác sĩ đặt các chất phóng xạ được niêm phong trong hạt, kim, dây hoặc ống thông trong hoặc xung quanh khối ung thư.
5. Kiểm tra theo dõi trong và sau điều trị
Một số xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán ung thư cổ tử cung hoặc để tìm ra giai đoạn ung thư có thể được lặp lại trong quá trình điều trị để xem việc điều trị có hiệu quả như thế nào. Các quyết định về việc tiếp tục, thay đổi hoặc ngừng điều trị có thể dựa trên kết quả của các xét nghiệm này.
Đối với ung thư cổ tử cung, các xét nghiệm theo dõi thường được thực hiện 3 đến 4 tháng một lần trong 2 năm đầu tiên, sau đó là kiểm tra 6 tháng một lần. Việc kiểm tra bao gồm tiền sử sức khỏe hiện tại và kiểm tra cơ thể để kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung tái phát và các tác dụng điều trị muộn.

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới
Dân số và phát triển - 15 giờ trướcThừa cân, điều trị rụng tóc và lối sống ít vận động là một trong những yếu tố có thể làm giảm mức testosterone. Nếu bạn lo lắng về mức testosterone thấp, hãy xem lại thói quen và cách sống hàng ngày của bạn.

Học trò 'yêu sớm' nên biết độ tuổi nào quan hệ tình dục an toàn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcCác bậc cha mẹ luôn lo lắng về việc con cái họ bắt đầu yêu đương và có quan hệ tình dục từ khi còn ở độ tuổi trung học. Vậy độ tuổi nào bắt đầu quan hệ tình dục là quá sớm và cha mẹ cần làm gì để hướng dẫn con mình?

Bé gái với "vòng cổ đặc biệt" hiếm gặp đã chào đời an toàn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcBé sơ sinh với "vòng cổ đặc biệt" là 5 vòng dây rốn quấn cổ kèm vòng quanh tai vừa được các bác sĩ đón chào đời an toàn.

5 mốc phục hồi sức khỏe sau sinh, cần chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcSKĐS - Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa Sản cho rằng, thời kỳ hậu sản có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm tùy theo thể trạng của sản phụ. Đây là những mốc cần chú ý để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.

Hương Khê, Hà Tĩnh: Hoàn thành chỉ tiêu chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ và nâng cao chất lượng dân số đợt 1 năm 2023
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Chiến dịch đợt 1 năm 2023 được Trung tâm Y tế huyện Hương Khê phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở địa phương thực hiện với nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Vì sao tuổi thọ của người Nhật ngày càng tăng?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84 tuổi và vẫn có xu hướng gia tăng mỗi năm.

6 lưu ý khi sử dụng thuốc trị mất ngủ cho người cao tuổi
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMất ngủ, ngủ không đủ giấc... dẫn đến tình trạng mệt mỏi mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người cao tuổi. Việc sử dụng thuốc ngủ để điều trị đôi khi là cần thiết, tuy nhiên, mọi loại thuốc đều tiềm ẩn nguy hiểm đối với người cao tuổi.

Ảnh hưởng của cổ tử cung ngắn khi mang thai
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcCổ tử cung ngắn có thể gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Cách nào để phát hiện sớm vấn đề tiềm ẩn này?

Đau lưng sau sinh có phải do thuốc gây tê khi mổ bắt con?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNhiều phụ nữ sinh mổ nghĩ rằng nguyên nhân đau lưng sau sinh là do thuốc gây tê. Nhưng trên thực tế, đau lưng sau sinh do nhiều nguyên nhân.

Vì sao nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcTầm soát ung thư cổ tử cung rất hữu ích trong việc sàng loc, chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn là bình thường hay dấu hiệu nguy hiểm?
Dân số và phát triểnĐộ dài của kỳ kinh nguyệt dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, nếu thời gian của kỳ kinh nguyệt đột nhiên trở nên ngắn hơn nhiều, kinh nguyệt ra ít hoặc không đều có thể báo hiệu đang mang thai, mãn kinh hoặc là một vấn đề y tế nghiêm trọng.