Vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng tới kinh nguyệt của phụ nữ như thế nào?
Theo kết quả một nghiên cứu mới đây đăng trên Tạp chí Obstetrics & Gynecology, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể kéo dài tạm thời thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
1. Vaccine phòng COVID-19 có tác động nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Alison Edelman, Giáo sư sản phụ khoa tại Đại học Sức khỏe và khoa học Oregon (Mỹ), cho biết: "Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu xem xét về mức độ ảnh hưởng của tiêm vaccine phòng COVID-19 đến kinh nguyệt của phụ nữ".
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu ẩn danh, cụ thể những phụ nữ nhập thông tin về kinh nguyệt của họ và đồng ý chia sẻ thông tin cho mục đích nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu tập trung phân tích đánh giá khoảng 4.000 phụ nữ, trong đó có khoảng 2.400 người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 (chủ yếu là vaccine Moderna hoặc Pfizer).
Kết quả cho thấy, so với 3 tháng trước khi tiêm phòng, những phụ nữ đã tiêm vaccine phòng COVID-19 có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn một chút sau mũi vaccine thứ nhất và thứ hai: trung bình dài hơn 1 ngày. Điều này cũng có nghĩa là khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn một chút, nhưng số ngày hành kinh thì không thay đổi. Trong khi đó, nhóm phụ nữ chưa tiêm vaccine thì không có sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.
![Vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng tới kinh nguyệt của phụ nữ hay không? - Ảnh 2. Vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng tới kinh nguyệt của phụ nữ hay không? - Ảnh 2.](https://giadinh.mediacdn.vn/296230595582509056/2022/1/13/kinh-nguyet-1641786013270575155567-1642032661153-16420326612661133196544.jpg)
Vaccine phòng COVID-19 làm khoảng cách giữa hai kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn
Theo nhóm nghiên cứu, sự thay đổi về thời gian chu kỳ kinh nguyệt này vẫn nằm trong giới hạn bình thường về sức khỏe sinh sản phụ nữ.
"Hầu hết phụ nữ có thể sẽ không nhận thấy sự thay đổi trong vòng chưa đầy 1 ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian trung bình của các đối tượng nghiên cứu, nên thực tế có những phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh kéo dài hơn 1 ngày, và chính điều này gây ra sự lo lắng ở một số người" – Nhóm nghiên cứu cho biết thêm.
Nhóm nghiên cứu cho rằng có mối liên quan giữa hệ thống miễn dịch và kinh nguyệt, đồng nghĩa với việc tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể tạm thời gây kéo dài một chút chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Và nghiên cứu mới chỉ tập trung đánh giá về thời gian giữa các kỳ kinh nguyệt chứ không phân tích về các thay đổi khác liên quan tới kinh nguyệt như số ngày hành kinh,…
2. Ý kiến chuyên gia
Tiến sĩ Alison Edelman cho biết: "Kết quả nghiên cứu mới này giúp trấn an và cũng xác nhận những gì đã được những phụ nữ phản hồi sau tiêm vaccine. Tuy nhiên, không có gì đáng ngạc nhiên khi tiêm phòng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bởi vì có mối liên quan giữa hệ thống miễn dịch và kinh nguyệt".
![Vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng tới kinh nguyệt của phụ nữ hay không? - Ảnh 3. Vaccine phòng COVID-19 có ảnh hưởng tới kinh nguyệt của phụ nữ hay không? - Ảnh 3.](https://giadinh.mediacdn.vn/296230595582509056/2022/1/13/tiem-covid-pnu-16417861655401560443774-1642032664058-164203266413969748888.jpg)
Chưa có bằng chứng cho thấy tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến cho việc mang thai khó khăn hơn.
"Vaccine phòng COVID-19 đã tạo ra đáp ứng miễn dịch chủ động và mạnh mẽ, trong đó cơ thể sản sinh ra cytokine kích thích hệ thống miễn dịch để ngăn chặn sự xâm nhập của virus. Nhưng cytokine cũng có thể ảnh hưởng đến "đồng hồ sinh học" đảm bảo các quá trình khác nhau của cơ thể hoạt động theo đúng lịch trình. Vì vậy, đây có thể là lý do khiến thời gian chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị chênh lệch một chút trong tháng đó" - Edelman cho biết thêm.
Candace Tingen, chuyên gia tại Viện Sức khỏe trẻ em và phát triển con người quốc gia ở Bethesda (Mỹ), cho biết: "Ở đâu có sự thiếu hụt thông tin, ở đó có thể xuất hiện những thông tin sai lệch.
Nghiên cứu này thuộc dự án đánh giá các mối liên quan giữa việc tiêm vaccine phòng COVID-19 và những thay đổi về kinh nguyệt.
Mục đích của nghiên cứu là cung cấp đầy đủ những thông tin chính xác, khoa học có liên quan đến sức khỏe trước khi phụ nữ tham gia tiêm chủng. Trong chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, một số phụ nữ đã phản hồi về những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt mà họ cho rằng có liên quan đến vaccine phòng COVID-19".
"Mặc dù đã có những thông tin chính thống về một số tác dụng không mong muốn khi tiêm vaccine phòng COVID-19, nhưng thực tế những thay đổi về kinh nguyệt chưa được theo dõi trong quá trình thử nghiệm lâm sàng vaccine" - Tingen nói.
Các nhà khoa học cho biết, kết quả nghiên cứu này không đề cập đến mối liên quan giữa tiêm vaccine phòng COVID-19 và khả năng sinh sản ở phụ nữ, vấn đề liên quan tới nhiều thông tin sai lệch đang phổ biến. Tuy nhiên, tất cả dữ liệu khoa học thu thập được tại thời điểm này đều có thể giúp các phụ nữ yên tâm rằng: "Chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vaccine phòng COVID-19 khiến cho việc mang thai khó khăn hơn".
![9 điều cần tránh khi đang cố gắng thụ thai](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/16/avatar1739718371427-173971838194558375034.jpg)
9 điều cần tránh khi đang cố gắng thụ thai
Dân số và phát triển - 16 phút trướcKhi đang cố gắng thụ thai, việc tránh một số điều nhất định rất quan trọng để tăng khả năng thụ thai thành công và giúp phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh. Dưới đây là 9 điều cặp đôi cần tránh khi cố gắng mang thai.
![Trí tuệ nhân tạo có thể giúp phát hiện dị tật tim bẩm sinh](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/15/avatar1739588677548-17395886778462097719916.jpg)
Trí tuệ nhân tạo có thể giúp phát hiện dị tật tim bẩm sinh
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcGiờ đây trí tuệ nhân tạo đã có thể hỗ trợ bác sĩ phát hiện dị tật tim ở thai nhi. Điều này có tác động to lớn đến kết quả chẩn đoán và điều trị tim bẩm sinh.
![6 lý do khiến nam giới bị đau sau khi quan hệ tình dục](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/15/avatar1739588598997-17395885993092097985040.jpg)
6 lý do khiến nam giới bị đau sau khi quan hệ tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐau sau khi quan hệ tình dục ở nam giới là một vấn đề khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
![Nguy cơ mắc bệnh tim sau sinh ở bà mẹ sinh đôi](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/14/avatar1739507743173-1739507743469164968196.jpg)
Nguy cơ mắc bệnh tim sau sinh ở bà mẹ sinh đôi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMang thai đôi mang đến niềm vui nhưng cũng đi kèm với rủi ro cho sức khỏe của người mẹ. Nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ mới sinh đôi có nguy cơ mắc bệnh tim cao sau khi sinh.
![3 loại vitamin, chất dinh dưỡng tốt nhất cải thiện trí nhớ](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/12/avatar1739374969793-1739374970094329473018.jpg)
3 loại vitamin, chất dinh dưỡng tốt nhất cải thiện trí nhớ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMột số loại vitamin, chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng não, hỗ trợ trí nhớ và thậm chí bảo vệ chống lại các bệnh liên quan đến trí nhớ như Alzheimer…
![Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/12/2baothaitrongbungcon1-1739319110151-1739319110351552202292-0-0-750-1200-crop-1739319127616263195101.jpg)
Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHai bào thai khác đã được các bác sĩ phẫu thuật và thành công lấy ra khỏi bụng một trẻ sơ sinh chỉ 3 ngày sau khi chào đời.
![Vì sao nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, khó có con?](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/11/avatar1739271779766-1739271780095164662117.jpg)
Vì sao nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, khó có con?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcBS. Vương Vũ Việt Hà - Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho biết, số lượng tinh trùng của nam giới Việt là 15 triệu/ml tinh dịch, tương đương thế giới, nhưng vẫn kém xa thời xưa, với mức trung bình là 20-25 triệu/ml tinh dịch.
![HPV có gây ung thư dương vật không?](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/10/avatar1739183886345-1739183886625332289860.jpg)
HPV có gây ung thư dương vật không?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMặc dù HPV là loại virus thường được cho là có liên quan đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ nhất nhưng nó cũng có thể gây ra ung thư ở nam giới, bao gồm cả ung thư dương vật.
![Giai đoạn sớm và quá trình tiến triển của ung thư buồng trứng](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/10/avatar1739183791225-17391837915721460393609.jpg)
Giai đoạn sớm và quá trình tiến triển của ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCác triệu chứng ung thư buồng trứng sớm có thể bao gồm nhiều tình trạng nên các dấu hiệu ban đầu của ung thư buồng trứng rất dễ bị bỏ qua.
![Có nên thụ thai vào mùa xuân?](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/6/avatar1738846998761-17388469990511410909086.jpg)
Có nên thụ thai vào mùa xuân?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua sắc, được coi là mùa khởi đầu của sự sống sinh sôi. Nhiều người cũng tin rằng mùa xuân là thời điểm tốt nhất để thụ thai.
![Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/300_188/296230595582509056/2023/11/9/thumb-3691197957342589320559798932176447531128663n-16995148724762094149382-16995149386611563220642.jpg)
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.