Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vào mùa chiến dịch 2009: Cần khẩn trương và hiệu quả

Thứ hai, 11:30 02/03/2009 | Tin tức - Sự kiện

Giadinh.net - Chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn đã bắt đầu được triển khai với khí thế sôi động của những ngày đầu năm Kỷ Sửu.

Các tỉnh Hà Nam, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Nam… đã triển khai Chiến dịch với sự hưởng ứng cao của người dân và bước đầu có những kết quả tốt.

Cung cấp dịch vụ đến tận xã

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc triển khai Chiến dịch, trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh bằng văn bản về Bộ Y tế (Tổng cục DS-KHHGĐ) để bổ sung, điều chỉnh kịp thời.

Chiến dịch đợt I/2009, được triển khai thực hiện tại 6.139 xã thuộc 684 huyện của 63 tỉnh, thành trên cả nước. Mục tiêu cụ thể là đảm bảo thực hiện 50% chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 về sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) lâm sàng trong thời gian Chiến dịch tại các xã triển khai; Đảm bảo 90% số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản thuộc địa bàn Chiến dịch được cung cấp thông tin, tư vấn nâng cao hiểu biết về SKSS/KHHGĐ; Điều trị bệnh phụ khoa thông thường cho 90% số đối tượng đăng ký sử dụng biện pháp KHHGĐ phát hiện mắc bệnh phụ khoa tại các xã địa bàn Chiến dịch.

Tại các xã, Chiến dịch được tổ chức trong thời gian 7-8 ngày, với các hoạt động chính: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, vận động đối tượng, lập danh sách đối tượng đăng ký thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại xã trong thời gian 3-4 ngày. Theo đó, cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số cùng các cấp uỷ, chính quyền, ban ngành, đoàn thể phối hợp tuyên truyền vận động trước, trong và sau Chiến dịch. Ngay từ trước Chiến dịch, các Trạm Y tế xã tổ chức cho đối tượng đăng ký nhu cầu thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; xây dựng kế hoạch và thông báo thời gian, địa điểm tổ chức cung cấp dịch vụ đến các thôn, ấp, bản làng và cộng tác viên để hướng dẫn đối tượng; phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan của huyện, tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong Chiến dịch.

Đẩy mạnh truyền thông
 

Cộng tác viên có vai trò quan trọng trong sự thành công của chiến dịch (Ảnh: HT).

Công tác tổ chức tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin về thực hiện  Chiến dịch, kết quả thực hiện Chiến dịch trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong và ngoài ngành được đẩy mạnh, nhằm tạo dư luận ủng hộ việc triển khai Chiến dịch. Cùng đó, Tổng cục DS-KHHGĐ xây dựng và cung cấp các sản phẩm truyền thông mẫu sử dụng trong Chiến dịch và phối hợp với các đoàn thể: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh... chỉ đạo các địa phương vận động hội viên tham gia Chiến dịch.

Tại cấp tỉnh, Sở Y tế đề nghị UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch của tỉnh, gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban; Lãnh đạo Sở Y tế phụ trách công tác DS-KHHGĐ làm Phó Trưởng ban thường trực; Lãnh đạo các Sở liên quan là Phó Trưởng ban; Lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ là uỷ viên thường trực; Lãnh đạo Trung tâm Chăm sóc SKSS, đại diện các Sở, ban ngành đoàn thể liên quan và  là thành viên. Ban Chỉ đạo Chiến dịch có chức năng chỉ đạo, hỗ trợ Sở Y tế tổ chức thực hiện các hoạt động của Chiến dịch trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở đó, Sở Y tế chỉ đạo Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, các báo của tỉnh, thành trước, trong và sau Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức và tạo dư luận xã hội ủng hộ việc thực hiện Chiến dịch. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, lồng ghép các hoạt động truyền thông vào các đợt sinh hoạt văn hoá, chính trị của địa phương nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai Chiến dịch...

Tương tự, cấp huyện và xã cũng thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chiến dịch. Đối với ngân sách thực hiện Chiến dịch, theo hướng dẫn của Bộ Y tế cùng với việc huy động nguồn ngân sách ở địa phương. Nếu các mục chi vượt mức kinh phí đã được Trung ương phân bổ trong kế hoạch hoặc thực tế cần tăng cường, mở rộng Chiến dịch, Sở Y tế báo cáo và đề nghị UBND tỉnh bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương hoặc huy động, phối hợp với các hoạt động khác để tổ chức thực hiện Chiến dịch đạt hiệu quả.

Phân cấp nhiệm vụ Chiến dịch
 

Tuyên truyền chăm sóc SKSS cho trẻ vị thành niên (Ảnh: TG).

Tại Trung ương, Tổng cục DS-KHHGĐ là đơn vị tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành Chiến dịch; Tổ chức, hướng dẫn và giám sát các địa phương thực hiện các hoạt động triển khai Chiến dịch. Đảm bảo cung cấp các  phương tiện tránh thai cho Chiến dịch.

Tại tỉnh, Sở Y tế chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, quản lý thực hiện Chiến dịch; Chỉ đạo Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Chiến dịch. Trong đó, Chi cục DS-KHHGĐ là đơn vị tham mưu cho Sở Y tế trong việc tổ chức thực hiện Chiến dịch; trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động của Chiến dịch theo kế hoạch; hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, Trung tâm Y tế huyện triển khai các hoạt động của Chiến dịch tại cấp huyện, xã.

Tại huyện,Trung tâm DS-KHHGĐ tham mưu cho Ban chỉ đạo Chiến dịch của huyện huy động các cơ quan đơn vị thuộc huyện tham gia thực hiện Chiến dịch; chủ trì, phối hợp và thông qua Ban chỉ đạo Chiến dịch của huyện phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan thuộc huyện tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động Chiến dịch trong địa bàn huyện; Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho tuyến xã trong việc triển khai các hoạt động của Chiến dịch; Tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong Chiến dịch (nếu đủ điều kiện).

Theo đó, Trung tâm Y tế huyện phối hợp với Trung tâm DS-KHHGĐ và các cơ quan đơn vị liên quan thực hiện cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về chăm sóc SKSS/KHHGĐ theo kế hoạch Chiến dịch; Hỗ trợ tuyến xã trong việc cung cấp các dịch vụ trong Chiến dịch.

Tại xã, Trạm Y tế xã tổ chức thực hiện các hoạt động Chiến dịch tại xã.    
 
Hà Thư
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top