Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Thứ hai, 07:50 23/01/2023 | Đời sống

Cho đến tận ngày nay, dân gian vẫn lưu truyền câu nói: "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" như lời nhắc nhở về phong tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Câu nói: "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy" được xem như là câu cửa miệng của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Nó hàm chứa ý nghĩa phân chia ngày thăm Tết của các gia đình nhằm mong muốn sum vầy cùng cha mẹ, thể hiện đạo hiếu, uống nước nhớ nguồn.

Nguồn gốc câu "mồng một Tết cha, mồng Tết mẹ, mồng ba Tết thầy"

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam - từng chia sẻ với Zing.vn chữ "Tết" trong câu thành ngữ trên là sự rút gọn của động từ "chúc tết". Việc chúc tết cha mẹ, thầy cô giáo đã trở thành đạo lý mà mỗi người phải hoàn thành trước khi bước vào những cuộc ăn chơi đầu năm mới.

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các sách xưa chỉ ghi "mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy", không có đoạn "mồng hai Tết mẹ". Câu có cả 3 vế là dân gian mới, được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo, bắt xắp, dài ra cho có vần vè.

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy' - Ảnh 1.

"Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy" để thể hiện truyền thống "tôn sư trọng đạo", "uống nước nhớ nguồn" của người Việt.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Hùng Vĩ - nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng cắt nghĩa phong tục đi Tết vào ba ngày Tết của người Việt Nam trên VnExpress: Các sách xưa chỉ ghi "Mồng một Tết cha, mồng ba tết thầy. Sách ghi xưa nhất câu này còn có thể đọc là cuốn Nam âm sự loại, sách Hán Nôm, do Vũ Công Thành soạn và đề tựa vào năm 1925.

Sau này, một bậc cựu học là cụ Trần Duy Vôn, khi làm sách Câu cửa miệng cũng ghi như vậy. Sách cụ làm tuy in muộn (năm 1999) nhưng bản thảo đã có từ rất lâu trước đó. Các sách sưu tầm sau này cũng đều chỉ ghi Mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy, chứ không có đoạn mồng hai Tết mẹ.

Tại sao vậy? Có hai khả năng diễn ra: Thứ nhất, ông với bà, cha với mẹ thường ở với nhau, hà cớ gì Tết ông mà không Tết bà luôn, Tết cha mà không Tết mẹ luôn. Sách khảo cứu lễ tiết về dịp Tết Nguyên đán của các cụ Phan Kế Bính, Toan Ánh, Nhất Thanh cũng không nói chuyện Tết mẹ, hay Tết bên ngoại như thế nào.

Thứ hai , hoặc giả dân gian ngày xưa từng nói cả câu có cụm mồng hai Tết mẹ nhưng những người ghi chép bỏ sót hoặc vì cớ gì đó mà cố tình bỏ bớt cụm này. Điều này khó xảy ra vì đạo hiếu xưa, cha mẹ đều tôn trọng như nhau, chưa kể tình cảm con người thì "phụ mẫu tình thâm" hướng về mẹ nhiều hơn. Các cụ trọng lễ nghĩa chắc không đến nỗi sơ sót đến nhường vậy.

Giới nghiên cứu văn hóa dân gian nghiêng về phía cho rằng, câu có cả ba vế là dân gian mới, được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo, bắt xắp, dài ra cho có vần vè. Kiểu này trong thành ngữ tục ngữ rất thường thấy.

Từ khi nói kéo theo mồng hai Tết mẹ thì người ta lại tìm cách giải thích: Cha là bên nội, mẹ là bên ngoại cho hữu lý. Tức là mồng một thì chúc Tết bên nội, mùng hai thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng.

Và từ cách nói đó, sau này người ta thấy hợp lý và hành động theo, thành ra tập quán mới. Tục ngữ là phương châm ứng xử và ứng xử trong câu tục ngữ Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồm ba Tết thầy rất nên trong xã hội ngày nay.

Giải nghĩa 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Theo quan niệm xưa, cha là bên nội, mẹ là bên ngoại. Tức là mồng một vợ chồng, con cái, anh chị em ruột thịt tập trung sang chúc Tết bên nội, mồng hai thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng, tỏ lòng thành kính. Đến mồng ba thì thăm thầy thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.

Mồng một Tết cha

Trong sách Việt Nam phong tục (1915), cụ Phan Kế Bính (đỗ cử nhân Hán học năm 1906, là nhà báo vừa có cựu học, vừa có có tinh thần duy tân) viết về mồng một Tết: "Cúng gia tiên xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi".

Mồng hai Tết mẹ

Sang ngày mồng hai Tết, vợ chồng con cái ở riêng hoặc đi làm ăn xa nay có dịp về quê ăn Tết nhớ sang nhà ông bà cha mẹ bên ngoại. Nghi thức chung cũng tương tự như bên nội. Con cháu chúc tụng ông bà cha mẹ và ông bà cha mẹ mừng tuổi con cháu bằng những đồng tiền mới bọc trong giấy hồng điều tượng trưng.

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy' - Ảnh 2.

Sau những nghi thức vừa trang trọng vừa đầm ấm thân tình như thế, ông bà cha mẹ con cháu thường tổ chức ăn cỗ Tết đông vui. Nghi thức chúc Tết và ăn ngày đầu xuân bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu đậm cho mọi người, đặc biệt là tuổi thơ về hạnh phúc gia đình đầm ấm, có trên có dưới, đầy đủ, viên mãn. Nếp sống đẹp ngày Tết thể hiện sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ hai bên nội ngoại - cái gốc sinh thành và giáo dưỡng mình nên người.

Mồng ba Tết thầy

Ngày xưa thầy đồ dạy học đa số không có chuyện biên chế hay giáo chức ăn lương nhà nước như bây giờ, trừ trường đặc biệt do triều đình lập ra. Người học trước thông chữ hoặc đỗ đạt dạy cho người học sau. Học trò muốn học thì kiếm buồng cau xin nhập môn và lạy thầy hai lạy. Đủ học trò, thầy chọn ngày tế thánh rồi mở lớp. Học hết chữ thầy này, nếu muốn theo đòi bút nghiên, trò lại tìm thầy nhiều chữ hơn để học lên.

Thu nhập của các thầy đồ là quà cáp của phụ huynh. Có sách xưa đã viết, lúc học có năm ngày Tết, như Tết Nguyên đán, Tết thanh minh, Tết đoan dương, Tết Trung thu, mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy.

Đạo lý thầy trò ngày xưa rất trọng, thầy được coi trọng như cha. Nhà thầy có việc hiếu hỉ, thì trò thông qua trưởng tràng, giám tràng (cán bộ lớp), chăm lo như việc của chính nhà mình. Khi thầy quy tiên, học trò cũng để tang ba năm, có điều không phải tang phục, tang chế đầy đủ. Để tang trong bụng gọi là tâm tang. Học trò thành đạt thường giúp đỡ thầy trong cuộc sống. Nhà thầy không có con trai nối dõi cúng tế thì trò phải cúng tế cho đến hết đời mình. Người xưa chọn "mùng ba Tết thầy" là theo cái đạo nghĩa đó.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 người thương vong do bị sét đánh khi đang trú mưa trên rẫy ở Kon Tum

7 người thương vong do bị sét đánh khi đang trú mưa trên rẫy ở Kon Tum

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Nhóm người trong lúc trú mưa trên chòi rẫy tại huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) đã bất ngờ bị sét đánh trúng. Vụ việc khiến 1 người tử vong, 6 người khác bị thương.

Trào lưu "Em bé yêu nước" phủ sóng khắp mạng xã hội: Khi tình yêu Tổ quốc được đánh thức từ trái tim non trẻ

Trào lưu "Em bé yêu nước" phủ sóng khắp mạng xã hội: Khi tình yêu Tổ quốc được đánh thức từ trái tim non trẻ

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Trào lưu “Em bé yêu nước” đang lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội không chỉ là một xu hướng dễ thương mà còn là tấm gương phản chiếu tình yêu Tổ quốc một cách tự nhiên, trong sáng và đầy xúc động từ thế hệ măng non.

Người sinh vào 5 ngày Âm lịch này tính tình hào phóng, rộng rãi, 10 người thì 9 người sung túc, dư dả

Người sinh vào 5 ngày Âm lịch này tính tình hào phóng, rộng rãi, 10 người thì 9 người sung túc, dư dả

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Câu nói: "Xởi lời trời cho" rất đúng với người sinh vào 5 ngày Âm lịch này. Họ được nhiều người yêu quý, cuộc sống cũng thuận buồm xuôi gió.

Hàng triệu gia đình mừng thầm, 5 loại đất không giấy tờ này sẽ được cấp sổ đỏ từ 2025 theo quy định mới nhất của Luật Đất đai

Hàng triệu gia đình mừng thầm, 5 loại đất không giấy tờ này sẽ được cấp sổ đỏ từ 2025 theo quy định mới nhất của Luật Đất đai

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là thông tin chi tiết về 5 loại đất không giấy tờ được cấp sổ đỏ theo quy định mới nhất của Luật Đất đai.

Các con giáp này cần cẩn trọng trong công việc để tránh ‘gặp họa’, mất mát tiền của trong tuần mới

Các con giáp này cần cẩn trọng trong công việc để tránh ‘gặp họa’, mất mát tiền của trong tuần mới

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH – Trong tuần mới từ 14/4 - 20/4, theo chuyên gia phong thủy, các con giáp này cần cẩn trọng trong công việc để tránh ‘gặp họa’, mất mát tiền của.

Chùm ảnh: 30/4 chưa đến, TP.HCM đã lặng lẽ khoe vẻ đẹp tự hào của tháng Tư

Chùm ảnh: 30/4 chưa đến, TP.HCM đã lặng lẽ khoe vẻ đẹp tự hào của tháng Tư

Đời sống - 9 giờ trước

Sắc đỏ sao vàng xuất hiện khắp nơi, từ những con đường lớn sầm uất đến từng hẻm nhỏ, khu dân cư cũ, tạo nên một bức tranh sống động và đầy tự hào khắp TP.HCM.

Tài lộc của các con giáp này khi bước qua tuổi 30 không phải dạng vừa: Thìn, Tuất đều được điểm danh

Tài lộc của các con giáp này khi bước qua tuổi 30 không phải dạng vừa: Thìn, Tuất đều được điểm danh

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Trong số 12 con giáp, 3 con giáp này có vận may tốt, không chỉ nổi tiếng mà còn đạt được nhiều thành tựu to lớn sau tuổi 30.

Tin vui cho 2 nhóm đối tượng nghỉ hưu, từ 1/7/2025 được tăng lương hưu lần thứ 3

Tin vui cho 2 nhóm đối tượng nghỉ hưu, từ 1/7/2025 được tăng lương hưu lần thứ 3

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ 1/7/2025, nhiều người sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng lương hưu lần thứ 3.

Đề xuất thu phí 5 tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư

Đề xuất thu phí 5 tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư

Đời sống - 16 giờ trước

Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Xây dựng vừa đề xuất thu phí 5 tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư có mức giá từ 900- 1.300 đồng/km.

"Cộng đồng hát cùng ukulele" - nơi tấu lên những giai điệu của lòng yêu thương, nhân ái

"Cộng đồng hát cùng ukulele" - nơi tấu lên những giai điệu của lòng yêu thương, nhân ái

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Những nụ cười hạnh phúc hòa cùng tiếng đàn, tiếng hát trong trẻo vang lên trong căn phòng nhỏ – đó là một buổi học thường ngày của “Cộng đồng hát cùng ukulele”, dự án âm nhạc do ca sĩ Hà Ny sáng lập. Họ đến từ nhiều nơi, mang theo những câu chuyện riêng nhưng cùng ngồi lại vì một điểm chung: được hát lên, được lắng nghe và được chữa lành.

Top