Vì sao kênh youtube nhảm nhí kiểu Thơ Nguyễn lại lôi cuốn trẻ em đến vậy?
GiadinhNet – Những kênh youtube kiểu Thơ Nguyễn dù rất nhảm nhí nhưng có một thực tế là rất lôi cuốn trẻ xem. Vì sao lại vậy? Lý giải của các chuyên gia dưới đây sẽ khiến nhiều bậc cha mẹ nên nhìn lại cách quan tâm của mình với con trẻ.
Trẻ cuốn hút vì những điều mới mẻ
Vài năm gần đây, không dừng lại là nơi để nghe nhạc và xem phim trực tuyến, YouTube đã trở thành ngôi nhà thứ hai, là mỏ vàng cho hàng triệu nhà sáng tạo nội dung thu hút trẻ em. Bên cạnh những kênh youtube mang lại nhiều giá trị cho trẻ nhỏ thì không ít những kênh youtube nhảm nhí như kiểu Thơ Nguyễn.
Xem những clip của Thơ Nguyễn thực tế cho thấy chúng tuyệt đối không hề mang tính giáo dục. Đa phần những clip của Thơ Nguyễn cuốn hút trẻ bằng những màu sắc bắt mắt từ những món đồ chơi, xúi giục trẻ xin tiền cha mẹ mua hay hướng các em nhỏ làm đủ các trò chơi như chế tạo bồn tắm bằng thạch jelly, bỏ đá khô vào chai kín gây nổ tung…
Trẻ nhỏ thường thích thú với những kênh youtube kiểu Thơ Nguyễn. Theo các chuyên gia, điều đáng nguy hại là các bạn nhỏ có xu hướng tin vào những thứ đó một cách mù quáng.
Nhưng tại sao trẻ lại bị lôi cuốn với những kênh youtube kiểu Thơ Nguyễn? Tại sao Thơ Nguyễn hấp dẫn trẻ em đến thế? Chia sẻ về điều này, chuyên gia tâm lý độc lập Trần Thị Mạnh Linh cho rằng, các clip Thơ Nguyễn có nhiều trẻ em theo dõi vì các chủ đề khơi gợi sự tò mò, thích thú của trẻ. Cách dẫn chuyện của youtube gần gũi với trẻ. Hơn nữa, trẻ em thường theo trào lưu đám đông. Một em thích rồi đi học chia sẻ nói chuyện một cách hào hứng làm các em khác cũng bị cuốn theo. Quá nhiều bạn bè nói về những nhân vật này, chúng cũng từng tò mò muốn vào xem một lần để biết. Và chúng cần theo dõi nhiều để có câu chuyện chung nói chuyện với bạn bè, nếu không sẽ lạc quẻ trong đám bạn, trở thành "tối cổ" trước bạn bè.
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục Đại học Giáo dục cũng từng chia sẻ về việc vì sao người trẻ lại thích xem những video nhảm nhí tràn lan trên YouTube. Đó là bởi bản thân những đứa trẻ luôn có tâm lý khám phá, nhất là các bạn ở trong giai đoạn vị thành niên muốn khám phá tất cả khía cạnh của cuộc sống. Họ có xu hướng tách dần ra khỏi bố mẹ và luôn cho rằng những điều bố mẹ nói chưa chắc đã đúng, muốn tự khám phá xem thế giới này là như thế nào.
Trong khi đó trên môi trường mạng, có thực tế là những nội dung tốt đẹp hiện có khá ít. Những cái tốt đẹp thì lại không mới mẻ, kích thích khiến người xem dễ cảm thấy nhàm chán, không có hứng thú. Trong khi đó, những hành vi sai, lệch lạc, nhảm nhí lại muôn hình muôn vẻ. Nó có rất nhiều thứ khác thường làm cho nội dung trở nên mới lạ, khơi gợi sự tò mò và thu hút người xem nhiều. Hiểu được tâm lý đó mà những kênh youtube nhảm nhí ngày càng có "đất sống".
Theo các chuyên gia, điều đáng nguy hại là thường các bạn nhỏ có xu hướng tin vào những thứ đó một cách mù quáng. Các hình ảnh, lời nói lặp đi lặp lại trong đầu sẽ trở thành một cái gì đấy mà trẻ chấp nhận và có thể thực hiện chúng vào cuộc sống thực. Trên thực tế đã có những đứa trẻ bị thương vong vì làm theo hướng dẫn trong clip. Đó là trường hợp của một bé gái mới 5 tuổi xem xong video hướng dẫn trò thắt cổ trên yotube đã thực hiện theo.
Vậy cha mẹ đã quan tâm trẻ đúng cách chưa?
Chuyên gia tâm lý Mạnh Linh cho rằng, nhiều cha mẹ có quan tâm đến trẻ nhưng lại chưa thực sự hiểu trẻ. Cái mà chúng ta nên nhấn mạnh là cha mẹ nên nói chuyện với con, khi nói chuyện với con thì bỏ ngôi người lớn để "gia nhập" vào thế giới của con. Như thế sẽ có thể kịp thời hỗ trợ con trong các trường hợp có nguy hại.
Có một thực tế là có nhiều cha mẹ hiện chỉ mới quan tâm chuyện con học hành ra sao, chơi với bạn xấu, ăn uống thiếu chất… mà chưa thực sự nghĩ những gì con đang xem là điều gì đáng báo động. Trẻ tìm đến những youtube kiểu Thơ Nguyễn vì những thứ chúng không tìm thấy ở bố mẹ.
Hơn nữa, có những cha mẹ cứ ngỡ YouTube là lành mạnh. Trẻ có thể vừa học, giải trí miễn không chơi game là mừng. Thậm chí nhiều cha mẹ thấy con ngồi xem YouTube là hoàn toàn yên tâm đi làm các việc khác. Nhưng không hề nghĩ chỉ cần cú click chuột vào YouTube sẽ cho ra hàng ngàn kênh khác nhau mà nếu không quan tâm đến trẻ khó có mà kiểm soát được. Sự kiểm soát, quan tâm đó của nhiều cha mẹ chưa thực sự sát sao. Bố mẹ không giống như chị Thơ Nguyễn như người chị, người bạn không bao giờ quát mắng chúng hay bắt chúng phải học kẻo sau này đi quét rác… Nhiều khi con có đồ chơi, rủ bố mẹ chơi cùng, bố mẹ không chịu ngồi lại chơi với con hoặc mắng đi ra chỗ khác vì đang bận.
Theo các chuyên gia, những clip của Thơ Nguyễn chỉ đại diện cho một phần nhỏ những nội dung độc hại trên mạng xã hội. Không chỉ có Thơ Nguyễn mà rồi sẽ còn hàng trăm hàng nghìn Thơ Nguyễn khác đang nhìn thấy lợi nhuận nếu như lôi kéo được lũ trẻ xem kênh của mình. Bởi vậy, điều cần làm là cha mẹ phải làm gương, giáo dục cho con tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử biết những nội dung nào nên và không nên được xem.
Hãy bắt đầu làm một người cha, người mẹ hiểu trẻ và biết quan tâm đúng cách đến trẻ. Rút kinh nghiệm cho mình từ "Thơ Nguyễn" chỉ ở khía cạnh học cách làm bạn với con. Cha mẹ hãy cùng con trưởng thành thay vì mặc con tự trưởng thành rồi xảy ra chuyện gì ta lại chạy theo sửa chữa. Cũng đừng cấm túc để con phải lén xem, phải dối trá thì mới không bị bố mẹ mắng. Hãy phân tích để trẻ hiểu.
Với những trường hợp trẻ học theo video trên YouTube chứng tỏ trẻ xem đi xem lại nhiều lần và cảm thấy thích thú với nội dung có trong video đó. Nếu cha mẹ quan tâm đúng cách, giám sát sát sao sẽ biết được nội dung nào phù hợp để hạn chế được con xem những clip độc hại.
Phương Thuận
7 bí mật của con thường bị cha mẹ EQ thấp tiết lộ với người ngoài khiến chúng tổn thương
Nuôi dạy con - 55 phút trướcGĐXH - Việc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
"Bừng tỉnh" sau cuộc xung đột với chồng, vợ biết chăm chút cho bản thân nhiều hơn
Chuyện vợ chồng - 2 giờ trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
5 kiểu trẻ em khiến cha mẹ 'phát điên' nhưng lớn lên lại dễ thành công hơn bạn bè cùng trang lứa
Nuôi dạy con - 3 giờ trướcGĐXH - Thực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!
Chuyện vợ chồng - 15 giờ trướcThông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp
Gia đình - 20 giờ trướcGĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.
Cưới 15 ngày, vợ nhất quyết không thay quần áo khi ngủ, bắt tắt đèn lúc lại gần: Chồng bí mật tìm hiểu, run lên với điều nhìn thấy
Chuyện vợ chồng - 20 giờ trướcNgày thứ 15 về chung nhà, chồng chuộc say vợ để tìm hiểu sự thất.
Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao
Gia đình - 23 giờ trướcGĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.
Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ
Gia đình - 1 ngày trướcBắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.
8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".
Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối
Gia đình - 1 ngày trướcCâu chuyện con rể có ngoại hình giống bố vợ khiến người trong cuộc vừa vui, vừa có chút bối rối.
Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp
Gia đìnhGĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.