Vì sao không nên ăn bưởi khi uống thuốc?
Bưởi có vị vừa chua, vừa ngọt, lại vừa đắng..., là trái cây dồi dào vitamin C, chất xơ, ít năng lượng, thích hợp cho chế độ ăn uống để giảm cân mà vẫn thoả mãn khẩu vị chua ngọt và mặn (nếu chấm muối ớt). Bưởi có thể làm hạ cholesterol huyết, nhưng cũng chính bưởi làm giảm hoạt tính của thuốc hạ cholesterol và nhiều loại thuốc khác nữa.
Bưởi làm tăng nồng độ thuốc trong máu
Thuốc (uống) được hấp thu ở ruột non, đi qua tĩnh mạch cửa vào gan, sau đó theo máu đi khắp cơ thể. Ngay tại lớp tế bào biểu bì của ruột non, một phần thuốc được chuyển hoá thành những chất khác, để rồi bị loại bỏ ra khỏi cơ thể như một hình thức giải độc. Gan cũng có chức năng chuyển hoá để giải độc tương tự, nếu cần. Như vậy, lượng thuốc thực sự đi vào máu để trị bệnh bị sụt giảm so với lượng thuốc chúng ta uống vào.
Bưởi có thể làm hạ cholesterol huyết, nhưng cũng chính bưởi làm giảm hoạt tính của thuốc hạ cholesterol và nhiều loại thuốc khác nữa.
Việc chuyển hoá giải độc này xảy ra với sự xúc tác của các enzyme có tên là CYPs (*). Nói cách khác, chính do enzyme CYPs này mà nồng độ thuốc trong máu giảm xuống. Các loại thuốc khi được thử lâm sàng, cũng dựa vào mức thuốc còn lại trong máu.
Trong bưởi lại có các hợp chất furanocoumarines. Những chất này ức chế hoạt động của enzyme CYPs, nên việc chuyển hoá giải độc để loại thải bị hạn chế. Hậu quả là nồng độ thuốc trong máu tăng cao so với dự tính và gây ra các phản ứng phụ bất lợi cho sức khoẻ, tương tự như dùng quá liều thuốc.
Các nghiên cứu cho thấy, bưởi có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu của hơn 85 loại thuốc. Các loại thuốc sau đây được xác nhận là bị ảnh hưởng do bưởi:
– Thuốc trị cao mỡ máu (cholesterol) thuộc loại statins như Atorvastatin (Lipitor) Lovastatin (Mevacor), Simvastatin (Zocor)… mà phản ứng phụ có thể gây đau cơ.
– Thuốc trị cao huyết áp: đa số các loại thuốc cao huyết áp đều không bị ảnh hưởng do tiêu thụ bưởi. Tuy nhiên, vài loại thuốc huyết áp sau đây bị ảnh hưởng: Felodipine, Nifedipine (Procardia), Losartan (Cozaar), Eplerenone (Inspra). Hậu quả là không kiểm soát được mức huyết áp mong muốn, tuỳ thuộc vào cơ chế hạ huyết áp của thuốc.
– Thuốc ổn định nhịp tim: một vài loại thuốc như Amiodarone, Dronedarone… bị ảnh hưởng do bưởi và làm thay đổi nhịp tim bất thường.
– Thuốc chống nhiễm khuẩn như Erythromycin, Rilpivirine, Primaquine, Albendazole cũng bị ảnh hưởng do bưởi, gây rối loạn nhịp tim.
Một số loại thuốc khác như thuốc làm loãng máu (Apixaban, Rivaroxaban…), các loại thuốc chống trầm cảm như Valium, Triazolam…, thậm chí thuốc làm giảm rối loạn cương dương như Viagra, Cialis… cũng bị ảnh hưởng do bưởi.
Bưởi tây hay bưởi ta đều ảnh hưởng đến thuốc
Các tài liệu về tương tác giữa thuốc và bưởi đều dùng chữ grapefruit để chỉ “bưởi”, nhưng grapefruit thực ra là loại trái cây lai giống tự nhiên giữa bưởi (ta) và cam, trái nhỏ hơn bưởi ta, và thường kết thành từng chùm. Còn bưởi ta gọi là pomelo.
Cả hai loại bưởi tây (grapefruit) hay bưởi ta (pomelo) đều thuộc họ cam chanh (citrus) và đều có hiệu ứng tương tác với thuốc. Tuy nhiên, không phải tất cả loại trái cây họ cam chanh đều gây hiệu ứng bất lợi này, chẳng hạn cam và chanh lại không bị “chiếu tướng” như bưởi.
Việc phát hiện bưởi gây tương tác thuốc còn quá mới nên khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm với nhiều loại thuốc và các loại trái cây khác.
Thời gian ức chế enzyme CYPs của furanocoumarines có thể kéo dài vài ba ngày, do đó ăn bưởi hay uống nước ép bưởi trước, đồng thời hoặc sau khi uống thuốc đều có thể bị ảnh hưởng.
Nếu thèm bưởi, mà nhịn không nổi, bạn nên tham khảo bác sĩ để đổi loại thuốc khác thích hợp với cơn thèm của mình. Nhưng tốt nhất là không nên ăn bưởi khi uống thuốc.
Theo Dân Việt
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...
Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ
Sống khỏe - 6 giờ trướcPhim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ai dễ bị thiếu máu não?
Sống khỏe - 12 giờ trướcThiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 13 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 14 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.