Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vinh quang một chặng đường

GiadinhNet - Ngay từ những năm 1960, sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề dân số với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các quyết sách về công tác DS-KHHGĐ.

Mô hình truyền thông nâng cao kiến thức chăm sóc SKSS cho vị thành niên đã góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Ảnh: Dương Ngọc

Nửa thế kỷ đã trôi qua, với không ít thăng trầm, ngành DS-KHHGĐ phát triển ngày càng vững mạnh, khẳng định vị thế của mình trong sự nghiệp chăm sóc, nâng cao chất lượng dân số.

1. Nỗ lực ban đầu

Đây là giai đoạn từ 1961 đến trước 1975. Nhận thức được tác động của gia tăng dân số nhanh ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội, ngày 26/12/1961 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định 216-CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn. Quyết định này trở thành mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam về công tác DS-KHHGĐ. Thời kỳ này đất nước bị chia cắt, chương trình DS-KHHGĐ chỉ được triển khai ở miền Bắc. Mục tiêu của cuộc vận động: "Sinh đẻ có kế hoạch" là hướng tới quy mô gia đình ít con, đối tượng tập trung truyền thông chủ yếu là phụ nữ trong tuổi sinh đẻ có nhiều con.

Trong thời kỳ này, giải pháp cơ bản là cung cấp dịch vụ KHHGĐ, tuyên truyền vận động, đồng thời có chế độ khuyến khích phụ nữ đặt vòng. Kết quả đạt được của công tác dân số thời kỳ này chịu sự tác động của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội nhưng đã khẳng định những nỗ lực hết mình của ngành dân số. Tỉ suất sinh thô ở miền Bắc đã giảm từ 43,9%o năm 1960 xuống còn 33,2%o năm 1975. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 6,39 con năm 1960 xuống còn 5,25 con năm 1975

2. Phong trào sâu rộng trên toàn quốc

Đây là giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1990. Thời kỳ này, đất nước đã hoàn toàn thống nhất, dân số Việt Nam xấp xỉ 48 triệu người. Công tác DS-KHHGĐ bắt đầu được triển khai trên phạm vi cả nước.

Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc vận động sinh đẻ qua Chỉ thị số 265/CP và chỉ thị số 29/HĐBT. Công tác dân số được xác định là quốc sách trong sự nghiệp phát triển đất nước. Những nỗ lực của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch đã góp phần quan trọng trong việc hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số. Tỉ suất sinh giảm từ 33,2%o năm 1975 xuống còn 30,8%o năm 1984. Công tác sinh đẻ kế hoạch trong giai đoạn này được xác định có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch ngày càng được phát triển mạnh mẽ. Chỉ tiêu sinh đẻ có kế hoạch đã được đưa vào kế hoạch cụ thể của các địa phương.

Thời gian này, tổ chức bộ máy thực hiện là Ủy ban phối hợp liên ngành với sự tham gia của nhiều Bộ, ngành và đoàn thể quần chúng do Bộ Y tế là đơn vị thường trực và trực tiếp đảm nhận các dịch vụ KHHGĐ. Nhà nước vẫn bao cấp kinh phí cho dịch vụ KHHGĐ nhưng được cân đối trong tổng số kinh phí cho Bộ Y tế. Đặc biệt, trong giai đoạn này, công tác dân số nhận được sự trợ giúp từ các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc...

3. Những chuyển biến tích cực
 

Kết quả đạt được của chương trình DS-KHHGĐ đã góp phần đáng kể vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, mặc dù mức sinh giảm nhanh nhưng quy mô dân số Việt Nam vẫn lớn. Vấn đề dân số, bao gồm cả quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bố dân cư đang là những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững đất nước…

Đây là giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000. Thời kỳ đánh dấu những thay đổi lớn của đất nước. Việc Nhà nước ban hành, thực hiện những chính sách đổi mới đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác dân số.

Trong giai đoạn này, phạm vi thực hiện chính sách, chiến lược DS-KHHGĐ có nhấn mạnh mục tiêu số lượng thông qua các chỉ tiêu kế hoạch do Quốc hội giao về giảm tỷ lệ sinh hàng năm và 5 năm; Đồng thời chú ý nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ. Đối tượng chủ yếu là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, địa bàn trọng điểm là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa...

Năm 1993, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã quyết định ban hành một Nghị quyết chuyên đề về chính sách DS-KHHGĐ. Nghị quyết đã đề ra 5 quan điểm cơ bản về chính sách DS-KHHGĐ với mục tiêu tổng quát: "Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc". Mục tiêu cụ thể: "Mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, để tới năm 2015 bình quân trong toàn xã hội mỗi gia đình (một cặp vợ chồng) có 2 con, tiến tới ổn định quy mô dân số từ giữa thế kỷ 21. Tập trung mọi nỗ lực nhằm tạo chuyển biến rõ rệt ngay trong thập kỷ 90 này".

Để thể chế hoá về mặt Nhà nước đối với chính sách DS-KHHGĐ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000". Chiến lược nhấn mạnh: "Hạ tỷ lệ phát triển dân số đòi hỏi phải làm tốt công tác KHHGĐ, thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, văn minh và giàu có, là nền tảng trong chiến lược con người của Đảng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho thế hệ chúng ta và các thế hệ mai sau...".

Kết quả đạt được trong giai đoạn 1991-2000 hết sức to lớn, tạo được sự chuyển biến nhận thức mạnh mẽ của các đối tượng về lợi ích của KHHGĐ.

4. Tầm vóc mới

Đây là thời kỳ từ 2001 đến nay. Thời kỳ này đánh dấu những nỗ lực bước đầu giải quyết toàn diện vấn đề dân số.

Bước vào thế kỷ 21, khi mức sinh đã tiến gần đến mức sinh thay thế, muốn duy trì vững chắc kết quả này thì không thể chỉ tập trung giải quyết vấn đề quy mô dân số mà phải giải quyết toàn diện vấn đề dân số. Chính sách, chiến lược DS-KHHGĐ trong giai đoạn này thể hiện trong một số văn bản quan trọng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trên cơ sở của Nghị quyết số 04-NQ/HNTW và quan điểm của Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ IX của Đảng, Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg xác định quan điểm mở rộng toàn diện mục tiêu của chính sách dân số. Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc SKSS giai đoạn 2001-2010 đã kế tục lộ trình với những định hướng mới theo tinh thần của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển tại Cairo 1994 (ICPD), gắn công tác dân số và SKSS chặt chẽ hơn với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và đảm bảo quyền sinh sản của người dân.

Chiến lược Truyền thông Chuyển đổi Hành vi về Dân số và SKSS giai đoạn 2001-2010 là văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung tuyên truyền, giáo dục truyền thông trong Chiến lược Dân số Quốc gia giai đoạn 2001-2010. Pháp lệnh Dân số  là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi quan hệ liên quan đến dân số.   
 

>> Năm 1961, cuộc vận động Sinh đẻ có kế hoạch chính thức được phát động với khẩu hiệu: "Vì sức khoẻ của người mẹ, vì hạnh phúc, hoà thuận của gia đình, để việc nuôi dạy con cái được chu đáo". Mục tiêu chính là phát triển dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng phúc lợi gia đình...

>> Trong các năm 1976-1990, dân số Việt Nam tăng trung bình mỗi năm 1,13 triệu người, từ 49,2 triệu năm 1976 lên 66 triệu năm 1990. Tỷ lệ tăng dân số tiếp tục giảm từ 2,5% xuống 1,9% do những nỗ lực của chương trình DS-KHHGĐ.

>> Một mốc son trong giai đoạn 1991-2000:Để ghi nhận những kết quả đạt được, Đảng và Nhà nước đã quyết định trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất cho Ủy ban quốc gia DS-KHHGĐ. Việt Nam được nhận Giải thưởng Quốc tế về Dân số năm 1999. Giải thưởng cao quí này vinh danh những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được, ghi nhận sự cam kết của Việt Nam đối với vấn đề dân số và phát triển.

>> Từ 2001 đến nay: Vấn đề nâng cao chất lượng dân số lần đầu tiên được đề cập có tính hệ thống trong Chiến lược dân số giai đoạn 2001-2010 và Nghị quyết số 47-NQ/TW với những giải pháp hết sức tổng quát.

Nhờ có mạng lưới cộng tác viên dân số rộng khắp tại cấp thôn bản, Uỷ ban quốc gia DS-KHHGĐ, tiếp đến là Uỷ ban DS-GĐ&TE và nay là Tổng cục DS-KHHGĐ đã tham gia có hiệu quả vào việc cung cấp PTTT hiện đại cho mọi đối tượng. Truyền thông DS/KHHGĐ/ SKSS không chỉ dừng lại ở mô hình gia đình nhỏ, ít con mà còn đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dân số.

 
Tuấn Hà (tổng hợp)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 3 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 5 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top