Vụ Unilever Việt Nam “kiện” Sao Thái Dương: “Gièm pha doanh nghiệp là vi phạm Luật cạnh tranh”
GiadinhNet - Việc làm của Sao Thái Dương thực tế không gây thiệt hại đến danh dự, uy tín của Unilever Việt Nam. Vì vậy, việc Unilever “tố” Sao Thái Dương là động thái khó hiểu.
Liên quan đến vụ Unilever Việt Nam “khiếu nại” Sao Thái Dương về một số sản phẩm dầu gội và việc ngày 3/11/2015, Unilever Việt Nam gửi công văn có nội dung như một “bản án” “kết luận sai phạm” đến Sao Thái Dương, luật sư Phạm Ngọc Minh, Công ty Luật TNHH Everest (Hà Nội) đã có những phân tích và chỉ ra hành vi “gièm pha doanh nghiệp” trong vụ việc này.
Dựa trên các văn bản mà Unilever Việt Nam gửi đến Sở Y tế Hà Nam và Công ty CP Sao Thái Dương tố các sai phạm nhưng phần lớn nội dung trong đó đã được Sở Y tế Hà Nam trả lời là không có cơ sở, không vi phạm, ông đánh giá như thế nào về vụ việc này?
Điều 25 Bộ luật dân sự quy định, khi quyền nhân thân (bao gồm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm) của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền tự mình cải chính; yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; và yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, chỉ có cá nhân mới có quyền yêu cầu người xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân đó chấm dứt hành vi vi phạm. Đối chiếu với trường hợp của Unilever Việt Nam, đây là một pháp nhân, được pháp luật bảo vệ về danh dự, uy tín. Pháp luật chỉ quy định khi danh dự, uy tín của pháp nhân bị xâm phạm đến mức gây thiệt hại thì phát sinh nghĩa vụ bồi thường.
Tuy nhiên, thực tế, việc sử dụng thuật ngữ, bao bì và một số vấn đề liên quan khác của Sao Thái Dương đã được cơ quan chức năng là Sở Y tế Hà Nam kết luận là không vi phạm. Việc làm này của Sao Thái Dương thực tế không hề gây thiệt hại đến danh dự, uy tín của Unilever Việt Nam. Vì vậy, việc Unilever “tố” Sao Thái Dương là động thái tương đối khó hiểu.

LS Phạm Ngọc Minh, Công ty Luật TNHH Everest.
Theo ông, Unilever Việt Nam có quyền gửi văn bản đến Sao Thái Dương với nội dung “chỉ tội” và yêu cầu theo ngôn từ diễn đạt như mệnh lệnh hành chính của cơ quan quản lý nhà nước hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2012, người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức được coi là “người tiêu dùng”.
Người tiêu dùng có quyền góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Ở đây, Unilever Việt Nam không phải là người mua, sử dụng hàng hóa của Sao Thái Dương là dầu gội dược liệu Thái Dương 3 và dầu gội dược liệu Thái Dương 7. Do đó, Unilever Việt Nam không được xác định là người tiêu dùng của Sao Thái Dương nên không có quyền góp ý kiến với Sao Thái Dương về sản phẩm do Sao Thái Dương cung cấp.
Vậy, quyền (nếu có) của Unilever Việt Nam đối với Sao Thái Dương trong vụ việc này là gì thưa ông?
Quy định của khoản 1, Điều 2 Luật tố cáo năm 2011, tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Khoản 2 Điều 2 Luật tiếp công dân năm 2013 quy định công dân có quyền cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó (dưới hình thức kiến nghị, phản ánh).
Căn cứ quy định trên, Unilever Việt Nam có quyền kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về việc thực hiện pháp luật về quảng cáo của Sao Thái Dương. Nếu Sao Thái Dương có hành vi vi phạm pháp luật, Unilever Việt Nam có quyền tố cáo Sao Thái Dương đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Unilever Việt Nam không có căn cứ để gửi công văn đến công ty Sao Thái Dương, yêu cầu công ty Sao Thái Dương “ngay lập tức chấm dứt việc quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về thông điệp quảng cáo sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương 3 và dầu gội dược liệu Thái Dương 7 trên bao bì cũng như trong đoạn phim quảng cáo”.
Hơn nữa, trường hợp Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam có kiến nghị, tố cáo phải gửi đơn thư đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thay vì gửi công văn đến Công ty cổ phần Sao Thái Dương.

Công văn của Unilever Việt Nam gửi công ty Sao Thái Dương.
Trong các nội dung tố cáo mà Unilever Việt Nam gửi đến Sở Y tế Hà Nam và sau đó gần như toàn bộ nội dung này đã được kết luận là Sao Thái Dương không vi phạm, vậy Sao Thái Dương nên làm gì để bảo vệ danh dự, uy tín của mình thưa ông?
Như đã trình bày ở trên, Unilever Việt Nam không có quyền góp ý hay yêu cầu Sao Thái Dương chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật (nếu có). Về hành vi mà Unilever Việt Nam cho rằng Sao Thái Dương đã vi phạm pháp luật tại Công văn số 458/2015/UVI/PL, những nội dung này đã được Sở Y tế tỉnh Hà Nam thanh tra và kết luận tại Kết luận số 791/KL - SYT:
“Chưa có cơ sở cho rằng tên gọi sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương 3, dầu gội dược liệu Thái Dương 7 có chứa cụm từ “dược liệu” gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng rằng sản hẩm này có dược tính, tính năng như thuốc.
Nội dung được ghi trên nhãn sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương 3 và dầu gội dược liệu Thái Dương 7 về công bố tính năng, công dụng nêu trên cơ bản phù hợp với công bố tính năng tại phiếu công bố sản phẩm, mỹ phẩm...”.
Như vậy, đối với các nội dung mà Unilever Việt Nam đưa ra trong Công văn số 458/2015/UVI/PL cho rằng Sao Thái Dương vi phạm quy định của pháp luật là không có căn cứ và đã được Sở Y tế tỉnh Hà Nam kết luận là không có vi phạm.
Về trách nhiệm pháp lý đối với Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, căn cứ quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005, Sao Thái Dương được pháp luật bảo vệ về danh dự, uy tín. Hành vi gửi công văn của Unilever Việt Nam đến Sao Thái Dương chỉ ra các sai phạm mà đa phần không có căn cứ đã xâm phạm đến danh dự, uy tín của Sao Thái Dương. Do đó, Sao Thái Dương có quyền yêu cầu Unilever Việt Nam phải bồi thường do gây thiệt hại.
Vậy hành vi này của Unilever được xác định là gì thưa ông?
Điều 43 Luật cạnh tranh năm 2004 quy định hành vi gièm pha doanh nghiệp là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực gây ảnh hưởng đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đây được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật Cạnh tranh năm 2004.
Đối chiếu với trường hợp của Sao Thái Dương, việc Unilever Việt Nam đưa ra các thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của Sao Thái Dương được xác định là hành vi gièm pha doanh nghiệp. Căn cứ Điều 33 Nghị định số 120/2005/NĐ – CP, Unilever Việt Nam có thể bị xử lý hành chính với mức phạt cao nhất là 20.000.000 đồng.
Công văn số 458/2015/UVI/PL, Unilever Việt Nam đưa ra các vấn đề như: “Tên bao bì sản phẩm Dầu gội Thái Dương của Quý Công ty có chứa cụm từ “Dược liệu”, hàm ý nhấn mạnh sản phẩm này có tính năng như thuốc, dùng để chữa bệnh hoặc phòng bệnh, trái với quy định pháp luật về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm”.
“Các tuyên bố “chống rụng tóc”, “3 ngày không gàu, không ngứa”, “7 ngày không gàu, không ngứa” trên bao bì sản phẩm và đoạn phim quảng cáo trên phương tiện truyền thông có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quảng cáo mỹ phẩm”.
Unilever Việt Nam yêu cầu Sao Thái Dương “ngay lập tức chấm dứt việc quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về thông điệp quảng cáo Sản phẩm Dầu gội Dược liệu Thái Dương 3 và Dầu gội Dược liệu Thái dương 7 trên bao bì cũng như trong đoạn phim quảng cáo phát triển các phương tiện truyền thông dưới bất cứ hình thức nào”.
PV

Xe đa dụng MPV 7 chỗ giá 488 triệu đồng thiết kế thời thượng, xịn như Mitsubishi Xpander, rẻ chỉ ngang Toyota Vios có gì đặc biệt khi ra mắt ở Ấn Độ?
Giá cả thị trường - 4 giờ trướcGĐXH - Xe đa dụng MPV 7 chỗ thuần điện đầu tiên, mở ra lựa chọn mới cho người dùng trong phân khúc xe gia đình chạy điện.

Giá chung cư tại phường Cầu Giấy, Hà Nội chạm ngưỡng 80 triệu đồng/m2
Giá cả thị trường - 6 giờ trướcGĐXH - Giá chung cư tại phường Cầu Giấy, Hà Nội chạm ngưỡng 80 triệu đồng/m2, cơn “nóng” mới từ kỳ vọng hạ tầng sau sáp nhập.

Mở quán cà phê lỗ sạch 1,5 tỷ đồng, chủ quán nhận ra điều nhiều người bỏ qua
Xu hướng - 6 giờ trướcSau 2 năm kinh doanh quán cà phê, anh Hùng đã phải đóng cửa với gánh nợ gần 1,5 tỷ đồng. Phân tích nguyên nhân thất bại, anh Hùng phát hiện một sai lầm lớn khiến mọi nỗ lực khác trở nên vô nghĩa.

Giá xe Wave RSX FI 2025 mới nhất giảm sốc, rẻ kỷ lục, có loại thấp hơn cả niêm yết, chỉ ngang xe số Wave Alpha
Giá cả thị trường - 7 giờ trướcGĐXH - Giá xe Wave RSX FI 2025 tại đại lý đang giảm giá mạnh, là thời điểm tốt để mua xe số xịn giá hời.

Thực hư về nguồn gốc loại mận róc hạt đang bán đầy thị trường
Xu hướng - 19 giờ trướcGĐXH - Loại mận róc hạt được bày bán tràn ngập trên thị trường được giới thiệu là đặc sản của Sa Pa, tuy nhiên nhiều người lại hoài nghi về nguồn gốc thực sự của mặt hàng này.

Giá nhà riêng trong ngõ tại phường Cầu Giấy, Hà Nội vượt xa ngưỡng 5 tỷ đồng/căn
Giá cả thị trường - 19 giờ trướcGĐXH - Sau khi chính thức sáp nhập địa giới hành chính, phường Cầu Giấy (Hà Nội) không chỉ trở thành tâm điểm về quy hoạch đô thị, mà còn chứng kiến mức giá nhà riêng trong ngõ tăng cao. Nhiều căn nhà hiện được rao bán vượt xa mốc 5 tỷ đồng, có nơi lên đến 12 tỷ đồng.

Xe ga giảm sốc còn 22,5 triệu đồng ở đại lý Việt được ví như tiểu SH, xịn ngang Vision, rẻ hơn xe số Wave Alpha
Giá cả thị trường - 19 giờ trướcGĐXH - Xe ga Espero 50 VELIA được ví như tiểu SH, siêu tiết kiệm xăng đã chính thức có mặt ở đại lý Việt với giá bán hấp dẫn.

6 tháng đầu năm 2025: Buôn lậu, sản xuất hàng giả ở Hà Nội 'lên ngôi', thương mại điện tử là điểm nóng bán hàng nhiều 'không'
Bảo vệ người tiêu dùng - 21 giờ trướcGĐXH - Ngày 4/7, Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội thông tin, nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu, sản xuất tiêu thụ hàng giả, trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã kiểm tra 2.176 vụ, qua đó phát hiện, xử lý 2.068 vụ vi buôn lậu, sản xuất hàng giả. Trong đó, có 771 vụ hàng nhập lậu, 718 vụ hàng giả và 251 vụ kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 4/7/2025
Sản phẩm - Dịch vụ - 22 giờ trướcGĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 4/7/2025: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Giá bán gây chú ý của những căn nhà mặt phố tại phường Cầu Giấy, Hà Nội
Giá cả thị trường - 23 giờ trướcGĐXH - Sau khi sáp nhập địa giới hành chính, phường Cầu Giấy tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ giới đầu tư bất động sản, đặc biệt với mức giá nhà mặt phố cao ngất ngưởng có nơi vượt mốc 500 triệu đồng/m2.

Giá xe Hyundai Santa Fe giảm kỷ lục tới 200 triệu đồng, thấp hơn cả xe cũ, thậm chí chỉ ngang Honda CR-V
Giá cả thị trườngGĐXH - Giá xe Hyundai Santa Fe đang được các đại lý áp dụng chính sách giảm kỷ lục, nhiều nhất lên tới gần 200 triệu đồng, thậm chí đưa giá bán xe mới xuống thấp hơn cả nhiều xe cũ đã qua sử dụng, có loại ngang giá CR-V tiêu chuẩn.