Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xử lý phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi theo khuyến cáo của các chuyên gia

Thứ hai, 19:51 18/04/2022 | Mẹ và bé

GiadinhNet - Phụ huynh không cần lo lắng vì các phản ứng tại vết tiêm như chai cứng, nổi u cục, phát ban, đau nhức... sẽ tự biến mất sau khoảng một thời gian mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.

Lưu ý đặc biệt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, cha mẹ cần biết!Lưu ý đặc biệt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, cha mẹ cần biết!

GiadinhNet - Trẻ 5 đến dưới 12 tuổi thường có tính hiếu động. Vậy nên sau khi tiêm vắc xin, phụ huynh cần chú ý không để trẻ vận động mạnh, thực hiện các hoạt động gắng sức, hay chơi thể dục thể thao.

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi cũng giống như các phản ứng ghi nhận ở đối tượng từ 12 tuổi trở lên.

Xử lý phản ứng sau tiêm veccine COVID-19 cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi theo khuyến cáo của các chuyên gia  - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Với vaccine Pfizer, các phản ứng thường gặp phổ biến là đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, biểu hiện mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2 so với liều thứ 1, khoảng 50-80%), sưng tại chỗ tiêm, buồn nôn, tấy đỏ tại vị trí tiêm (khoảng 10%).

Các phản ứng rất ít gặp là nổi hạch, các phản ứng quá mẫn như phát ban, ngứa, mề đay, phù mạch, giảm cảm giác thèm ăn, mất ngủ, ngủ li bì, tăng tiết mồ hôi, đổ mồ hôi đêm, đau chi, khó chịu, ngứa tại vị trí tiêm.

Các phản ứng rất hiếm gặp từ 1/10.000 đến 1/1.000.000 liều vaccine sử dụng là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Hiện nay, chưa ghi nhận báo cáo nào tại các quốc gia đã triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho đối tượng trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi (từ đầu năm 2022 đến nay) gặp phản ứng về viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.

Với vaccine Moderna, các phản ứng rất thường gặp ở trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi là sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác ở cổ, trên xương đòn, đau đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm.

Các phản ứng được báo cáo nhiều nhất ở nhóm đối tượng này sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn, nôn (29,3%), sưng, đau ở nách (27%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24%), sưng tại vị trí tiêm (22,3%), đau khớp (21,3%).

Các phản ứng ít gặp hơn gồm tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm (khoảng 1-10%).

Các phản ứng ít gặp gồm chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm. Các phản ứng hiếm gặp như giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da. Phản ứng rất hiếm gặp là viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và hiện nay chưa ghi nhận của các quốc gia khác.

Xử lý phản ứng sau tiêm veccine COVID-19 cho trẻ 5 - dưới 12 tuổi theo khuyến cáo của các chuyên gia  - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, phụ huynh không cần lo lắng vì các phản ứng tại vết tiêm như chai cứng, nổi u cục, phát ban, đau nhức... sẽ tự biến mất sau khoảng một thời gian mà không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.

Còn nếu như trẻ có gặp các triệu chứng như sốt, ho, tức ngực, mệt mỏi thì tình trạng này cũng sẽ thuyên giảm và ổn dần.

Các chuyên gia y tế cũng đặc biệt lưu ý, sau tiêm, trẻ phải được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm, đặc biệt là trong vòng 7 ngày sau tiêm, trong đó 3 ngày đầu sau tiêm luôn có người hỗ trợ và chăm sóc 24/24, tránh để trẻ vận động mạnh.

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở khi hoạt động bình thường và khi nằm, sốt cao khó hạ nhiệt độ, hoặc kéo dài hơn 24 giờ, vân tím và phát ban trên da thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Đi khám vì sợ di chứng tim phổi hậu COVID-19, tình cờ phát hiện bệnh nguy hiểm mà không biết, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh!Đi khám vì sợ di chứng tim phổi hậu COVID-19, tình cờ phát hiện bệnh nguy hiểm mà không biết, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh!

GiadinhNet - Theo các chuyên gia, ngừng thở khi ngủ (OSA) là một bệnh lý thường gặp nhưng ít được quan tâm trong cộng đồng, có thể để lại biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Miền Bắc tiếp tục mưa lớn, không khí lạnh tăng cường mạnh

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Chìa khóa' thứ 5 ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng của bạn, quan trọng hơn cả đánh răng

'Chìa khóa' thứ 5 ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe răng miệng của bạn, quan trọng hơn cả đánh răng

Mẹ và bé - 3 tuần trước

SKĐS - Đánh răng, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng và đến nha sĩ định kỳ - những điều này thường được coi là "chìa khóa" cho sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, có một 'chìa khóa' quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hàm răng mà ít người thực sự quan tâm.

Bữa ăn giúp con thông minh hơn nhưng nhiều mẹ Việt hay bỏ qua

Bữa ăn giúp con thông minh hơn nhưng nhiều mẹ Việt hay bỏ qua

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Cho trẻ ăn đầy đủ, đa dạng vào bữa ăn này sẽ giúp con nâng cao chỉ số IQ đáng kể.

Bác sĩ chỉ ra 6 lý do không ngờ khiến con bạn hay ốm

Bác sĩ chỉ ra 6 lý do không ngờ khiến con bạn hay ốm

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Nếu trẻ thường xuyên bị viêm nhiễm đường hô hấp, bên cạnh việc tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, bạn cần xem xét để loại bỏ dần các nguyên nhân tưởng chừng vô hại như bụi nhà, nấm mốc, thú cưng…

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng cha mẹ cần biết

Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng cha mẹ cần biết

Mẹ và bé - 3 tuần trước

Dưới đây là những dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng cha mẹ nào cũng cần phải biết.

Cúm mùa ở trẻ có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào?

Cúm mùa ở trẻ có nguy hiểm không và cách phòng ngừa như thế nào?

Mẹ và bé - 4 tuần trước

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Lời khuyên của bác sĩ khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp lúc giao mùa

Lời khuyên của bác sĩ khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp lúc giao mùa

Mẹ và bé - 1 tháng trước

Giao mùa trẻ thường mắc bệnh gì? Những bệnh đường hô hấp trẻ hay mắc phải là gì? Cách điều trị bệnh đường hô hấp ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.

Túi thuốc cần có khi đi du lịch với trẻ nhỏ dịp lễ Tết

Túi thuốc cần có khi đi du lịch với trẻ nhỏ dịp lễ Tết

Mẹ và bé - 3 tháng trước

Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch hay sắp đi du lịch cùng con cái vào dịp lễ Tết sắp tới, đừng quên cho những vật dụng cần thiết dưới đây vào túi đồ thuốc của trẻ.

Những điều cha mẹ nên biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ

Những điều cha mẹ nên biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ

Mẹ và bé - 3 tháng trước

Bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những tháng mùa lạnh. Khi trẻ bị viêm phế quản, chức năng hô hấp của con thường suy giảm gây ảnh hưởng lớn tới quá trình thông khí. Điều này khiến cha mẹ vô cùng lo lắng.

Trẻ hủy xương, viêm não từ căn bệnh lây từ mẹ, nhiều người chủ quan

Trẻ hủy xương, viêm não từ căn bệnh lây từ mẹ, nhiều người chủ quan

Mẹ và bé - 4 tháng trước

Trẻ mắc giang mai bẩm sinh thường không có biểu hiện và khi lớn hơn trẻ bị các biến chứng như hủy xương, viêm gan, viêm não... có thể gây tử vong.

Cha mẹ cần cẩn thận khi để trẻ tiếp xúc với 5 mùi hương này

Cha mẹ cần cẩn thận khi để trẻ tiếp xúc với 5 mùi hương này

Mẹ và bé - 5 tháng trước

Những loại mùi này có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của trẻ.

Top