Lưu ý đặc biệt sau khi tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, cha mẹ cần biết!
GiadinhNet - Trẻ 5 đến dưới 12 tuổi thường có tính hiếu động. Vậy nên sau khi tiêm vắc xin, phụ huynh cần chú ý không để trẻ vận động mạnh, thực hiện các hoạt động gắng sức, hay chơi thể dục thể thao.

Theo các chuyên gia y tế, trước khi tiêm chủng, trẻ phải được khám sàng lọc. Với trẻ đủ điều kiện tiêm, các chuyên gia cho rằng, các bậc phụ huynh không cần chuẩn bị gì đặc biệt, quan trọng là tạo tâm lý thoải mái nhất cho trẻ, nên nói cho trẻ hiểu về vắc xin phòng COVID-19 để trẻ biết rõ về lợi ích của việc tiêm vắc xin để trẻ tự nguyện tham gia tiêm chủng.

Sau khi tiêm, cha mẹ nên cho con dừng hết các hoạt động mạnh như chơi thể thao... Ảnh minh hoạ
Theo khuyến cáo của Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Luân, Trưởng Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, với trẻ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi tiêm vắc xin, phụ huynh cần chú ý không để trẻ vận động mạnh, thực hiện các hoạt động gắng sức, hay chơi thể dục thể thao.
"Bởi sau khi tiêm vắc xin, trẻ sẽ đau cơ, các hoạt động vận động mạnh sẽ khiến trẻ bị căng cơ. Vùng bắp tay tại vị trí tiêm thường sẽ bị đau nhiều, ngoài ra có thể có các hội chứng viêm tại vùng tiêm, do đó nếu vận động nhiều sẽ làm tăng chuyển hóa, phản ứng tiêm tại chỗ", bác sĩ Luân giải thích.
Theo bác sĩ Luân, đối với nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, tỷ lệ gặp phản ứng phụ như viêm cơ tim là khá thấp, tuy nhiên phụ huynh vẫn phải theo dõi sát trẻ trong 3 ngày đầu, luôn cần có người lớn theo dõi để kịp thời thấy những triệu chứng bất thường.

Trẻ cần được theo dõi đặt biệt sau 48 giờ đầu sau khi tiêm. Ảnh minh hoạ
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các phụ huynh, sau tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có. Đồng thời các gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu. Trong đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:
- Luôn có người hỗ trợ bên cạnh trẻ 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm.
- Không nên cho trẻ uống các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.
- Nếu thấy trẻ sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.
- Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ cho trẻ sau 30 phút.
Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, cha mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ, cha mẹ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
Cảnh báo Hà Nội mưa lớn cuối tuần

Nghẹt mũi, đau nhức… cảnh giác với u nang sàn mũi
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcU nang sàn mũi là loại u lành tính xuất phát từ sàn hốc mũi, nằm trong vùng rãnh lợi môi và ở mặt trước xoang hàm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm u nang sàn mũi to dần, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, đau đớn và tốn kém hơn rất nhiều.

Phát hiện ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người mắc nhưng dễ bỏ qua
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcNgười đàn ông đau bụng quanh rốn khoảng nửa năm nay, kèm rối loạn đại tiện, đi ngoài lúc táo, lúc lỏng, đến viện nội soi, sinh thiết phát hiện ung thư đại tràng.

Người có lượng đường trong máu cao có 3 triệu chứng này khi đang ngủ, kiểm tra ngay xem bạn có bị không!
Bệnh thường gặp - 2 tuần trướcGĐXH - Lượng đường trong máu cao không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn báo hiệu những vấn đề sức khỏe khác.

Giờ chính xác bạn nên đi ngủ để có sức khỏe tốt nhất
Bệnh thường gặp - 3 tuần trướcVào mùa hè, thời điểm bạn nên lên giường đi ngủ vào khoảng 22h để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Những lý do khiến mụn lưng tiến triển dai dẳng và cách khắc phục
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcMụn lưng không còn là một vấn đề hiếm gặp. Đặc biệt trong mùa hè, da đổ nhiều mồ hôi cùng nhiều nguyên nhân khác, khiến tình trạng mụn lưng càng trở nên dai dẳng. Vậy cần làm gì để hạn chế mụn lưng?

Dấu hiệu sớm ung thư dạ dày dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcNhững dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn sớm dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày. Ung thư dạ dày có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.

Thói quen xấu khi ngủ gây hại tim
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcKhi làm việc quá sức, cơ thể không được nghỉ ngơi dễ đẫn đến cơ bắp đau nhức, viêm khớp, xương... Khi ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém sẽ gây hại cho tim.

Hạn chế nhiễm khuẩn hô hấp cho trẻ mùa nắng nóng
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcMùa hè thời tiết nóng ẩm, là điều kiện rất tốt cho vi khuẩn sinh sôi và truyền bệnh. Hơn nữa, mùa hè khi hoạt động, mồ hôi ra nhiều, nếu không kịp thời thay quần áo, mồ hôi sẽ ngấm ngược, dễ gây viêm đường hô hấp và viêm phổi.

Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng chế độ ăn lành mạnh
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcUng thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư khá phổ biến trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa chế độ ăn uống và nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả khả năng phát triển một số bệnh ung thư.

Bác sĩ chỉ ra 8 thói quen xấu dễ gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới
Bệnh thường gặp - 1 tháng trướcNhững thói quen xấu hàng ngày có tác động không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của nữ giới, thậm chí là gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn.

Người có lượng đường trong máu cao có 3 triệu chứng này khi đang ngủ, kiểm tra ngay xem bạn có bị không!
Bệnh thường gặpGĐXH - Lượng đường trong máu cao không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn báo hiệu những vấn đề sức khỏe khác.