304 lá thư tình, 2.000 ngày "giấu mặt" và huyền thoại tình yêu
Giadinh.net - Trong căn nhà nhỏ ven sông Đà có hai con người đã làm nên một huyền thoại giữa đời thường. Không phải bằng tiền của, dáng vẻ bên ngoài mà là bằng tình thương vô bờ, tình yêu nồng thắm và nghị lực phi thường.
>> Bài 2: Ngày gặp mặt và một đám cưới trên... "xe lăn"
1/4 thế kỷ... trên giường
Chu Phạm Minh Tuấn ở xóm Độc Lập sinh năm 1962. Người ta thường bảo rằng con trai tuổi Nhâm Dần là tài ba và thành đạt lắm. Vậy mà với Tuấn thì chỉ được một nửa. Là con trưởng trong một gia đình đông con, từ nhỏ anh đã phải lam lũ nơi đồng đất quê nhà phụ việc cùng cha mẹ.
Sáng dạ và thông minh nên Tuấn là học sinh giỏi của trường cấp I Hợp Thịnh - Kỳ Sơn - Hoà Bình trong suốt mấy năm liền. Đang học dở lớp 5 thì căn bệnh viêm đa khớp đã bắt anh phải nằm viện hơn 3 tháng liền. Bố mẹ anh - ông Tấn và bà Điểm - nhìn con trai phải bỏ học mà lòng đau đáu.
Dẫu là người nông dân một nắng hai sương, ăn chắt hà tiện nhưng ông bà cũng không có đủ tiền để đưa con đi chữa chạy ở các tuyến trung ương. Mấy tháng đi hết viện huyện, viện tỉnh đôi chân của Tuấn cũng chỉ nhúc nhắc được nhờ hai chiếc nạng gỗ. Bố mẹ Tuấn đành gạt nước mắt đưa con về nhà tìm thầy lang mong điều may mắn sẽ đến. Ông đạp xe đi Ba Vì - Sơn Tây tìm thuốc. Ông vượt sông Đà sang bên Phú Thọ tìm thầy. Thôi thì chỗ nào có người mách là ông chẳng quản mọi dặm đường xa. Thương con ông lần mò khắp chín phương, tám hướng.
May sao ông gặp được thầy lang Chụ bên Thanh Sơn - Phú Thọ. Những thang thuốc đông y của thầy như thần dược đã làm cho đôi chân bị liệt của Tuấn khỏi dần. Đến tháng 9/1974 Tuấn đến trường học lại lớp 5. Thầy cô mừng, bạn bè vui vì cậu thiếu niên hiếu học Chu Phạm Minh Tuấn đã trở lại trường. Niềm vui chưa được tày gang, đang học dở lớp 6 thì bệnh cũ tái phát và lần này còn nặng hơn lần đầu. Tuấn gồng mình ngồi học, nhìn Tuấn ngồi trong lớp ghi bài nhưng cắn răng chịu cơn đau hành hạ, thầy cô thương em trào nước mắt.
Khi không đi nổi nữa, Tuấn nhờ Quân vừa là bạn học vừa là cậu ruột cõng tới trường. Nghị lực phi thường của cậu học sinh lớp 6 cũng không thắng nổi bệnh tật. Đến tháng 11/1976 Tuấn đành rời bỏ nhà trường, xa thầy cô và bạn bè. Cũng bắt đầu từ đây con đường học hành của Tuấn bắt buộc phải khép lại. Tuấn bị liệt hoàn toàn hai chân chỉ lết người quanh nhà. Tuấn chỉ còn nghe bài vở qua bạn bè thương anh đến thăm. Vừa ở nhà uống thuốc, Tuấn tập và làm lụng giúp gia đình. Anh chẻ tre, vót nan đan rổ rá, thúng mủng cho mẹ đem ra chợ Thầy bán. Ông bà Tấn Điểm lại lao đi tìm thuốc chữa chạy cho con.
Nhưng tạo hóa đã cướp công của hai vợ chồng nghèo. Mỗi ngày bệnh của Tuấn càng nặng thêm và đến năm 1983 tay trái của Tuấn cũng không cử động được nữa. Trước đây Tuấn còn dùng hai tay chống nạng hay cầm hai chiếc ghế con lê đi khắp nhà giờ anh đành chịu và đành nằm lì một chỗ. Bố mẹ Tuấn đành đứng nhìn đứa con trai nằm co quắp trên giường, mọi sinh hoạt hết thảy phải nhờ người khác lòng quặn đau một cách vô vọng.
Bạn bè Tuấn, bà con trong làng ngoài xã đến thăm nhìn thấy Tuấn đều quay mặt thở dài, gạt nước mắt thương cho số phận của một chàng trai có khuôn mặt phương phi, đôi mắt sáng trên vầng trán thông minh. Anh nằm trên giường từ ngày ấy đến nay đã 1/4 thế kỷ. Cũng từ cái ngày nghiệt ngã đó, chiếc radio nhỏ là người bạn đồng hành cùng với anh từ mờ sáng tới đêm thâu.
Nằm xem tivi làm thơ và viết báo
Vài năm sau bố mẹ dành dụm mua cho anh chiếc tivi 14 inch để Tuấn theo dõi thông tin. Với Tuấn nhờ đài, tivi, báo mà anh như thực sự sống giữa cuộc đời như bao người khác. Xung quanh Tuấn la liệt sách, báo đủ các loại. Ai cho Tuấn báo gì anh cũng đọc ngấu nghiến và còn tư duy bình luận. Tuấn nằm đấy và viết bài tham gia với các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt
Năm 1993, Tuấn được Đài Tiếng nói Việt
Năm 1999 anh tham gia cuộc thi thơ “Một thế giới - Một tâm hồn” do Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam cùng Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi tỉnh Hòa Bình phối hợp tổ chức. Chu Phạm Minh Tuấn đã có thơ vào chung khảo và anh đoạt giải khuyến khích. Trước khi về Hợp Thịnh gặp Tuấn, tôi tìm đọc bài thơ “Chiếc xe lăn” của anh mà thấy những giọt nước mắt cứ tự nhiên lăn trên má. Tôi thực sự xúc động và khâm phục ý trí của một chàng trai tật nguyền ba mươi tư năm trời.
Một sáng mùa xuân 2008, tôi biết được số điện thoại của Tuấn qua một người bạn. Nghe giọng trầm ấm và ngôn từ sắc sảo của anh, tôi không thể nghĩ rằng một chàng trai thông minh như thế lại phải chịu sự thiệt thòi, bất hạnh đến như vậy. Đến khi ngồi nói chuyện ở trong căn nhà nhỏ ven dòng Đà Giang của vợ chồng Tuấn thì tôi mới hiểu rằng tất cả mọi điều tưởng như vô vọng nhưng vẫn có thể làm nên nhờ có tình yêu. Và tôi càng được biết thêm sức mạnh của tình yêu - chính tình yêu chứ không phải cái gì khác đã tạo nên những điều kỳ diệu của cuộc sống con người.
Hàng trăm bức thư của tình yêu huyền thoại. |
Tình yêu đến từ những bức thư
Thời gian từ năm 1995 chương trình ‘‘Thời sự và âm nhạc” của Đài Tiếng nói Việt Nam mở mục “Kết bạn”. Mới đầu Tuấn chỉ nghe và dần dần anh thấy thích. Anh nghĩ đây là điều kiện cho mình muốn giao lưu, trao đổi tâm tình.
Qua các địa chỉ thông báo trên làn sóng phát thanh, Tuấn nằm viết những lá thư gửi đi bốn phương. Đáp lại tình cảm và sự chân tình của anh, những lá thư của Kiều Oanh ở Mỹ Lộc - Hải Dương, Minh Huế ở Đông Hưng - Thái Bình, Lệ Ngân ở Xuân Thủy - Nam Định, Đặng Anh Thư ở Xuân Trường – Nam Định v.v... đã hồi đáp. Mấy năm trời thư đi, thư lại họ đã có những tình bạn rất trong sáng. Mọi người khi đọc thư của anh càng thương và trân trọng tình cảm của một chàng trai hiểu biết rộng, thực sự muốn kết bạn với anh.
Thời gian trôi đi, một số bạn qua thư của Tuấn mỗi người một hoàn cảnh nên thư cứ thưa dần và ngừng giao lưu. Duy chỉ còn một người bạn gái rất trẻ là Đặng Anh Thư vẫn đều đều hồi âm tình cảm của Tuấn bằng những lá thư thẫm đẫm tình cảm. Vợ chồng Tuấn đưa cho tôi xem những lá thư đã được đánh số cẩn thận theo năm tháng. Trong lá thư số 9 viết ngày 29/1/1997 có đoạn Thư gửi cho Tuấn xiết bao tình cảm: “...Cầm trên tay lá thư và tấm thiếp của anh, em cảm thấy mình sung sướng và hạnh phúc biết nhường nào. Lúc đó em chỉ muốn có anh bên cạnh, không biết em đã thầm gọi tên anh biết bao nhiêu lần...”.
Họ gửi tình nghĩa cho nhau qua từng con chữ. Thư khẳng định tâm hồn, trái tim của cô với Minh Tuấn qua lá thư số 10 viết ngày 4/2/1997 tôi đọc mà thấy thật xúc động: “... Dòng sông có lúc cạn, lúc đầy. Vầng trăng có khi tròn, khi khuyết. Nhưng tình cảm của chúng mình không bao giờ thay đổi như trái tim nằm ở ngực trái ta không bao giờ đổi thay. Em sẽ yêu anh mãi mãi. Không để cho người em yêu đau buồn...”.
Thư biết Tuấn là một chàng trai tật nguyền từ năm 14 tuổi và hoàn cảnh gia đình của anh: “...Em muốn nói với anh đừng bao giờ mặc cảm nữa nghe. Anh rầu muộn thì lòng em cũng tái tê. Ta đã phải chịu bao tháng năm dằn vặt. Hãy cho qua và trôi vào dĩ vãng đi anh để vươn tới một cuộc sống mới, tương lai. Đừng làm khổ mình nữa nhé, anh ơi. Anh xòe bàn tay ra để cho em nắm đi anh...”.
Qua những trang thư của anh, Đặng Anh Thư rất thích miền quê Hợp Thịnh sơn thủy hữu tình. Hơn thế nữa cũng qua những trang thư mà cô biết rằng Chu Phạm Minh Tuấn là một chàng trai có nghị lực, trái tim đầy nhiệt huyết và bao khát vọng mặc dù anh không đi lại được. Nhờ những lá thư mà Tuấn biết mình có một cô bạn gái còn rất trẻ nhưng giàu lòng nhân ái, thông minh và thích tham gia các hoạt động xã hội. Anh Thư sinh ra vào năm thống nhất đất nước. Cô là con thứ ba trong một gia đình có 4 chị em.
Cha Thư đã từng là chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt
Tâm hồn ta chiều nay thanh thản
Nét bút gầy rung động con tim
Ghi gì đây hỡi bạn chưa quen
Xin gửi tặng vần thơ kết bạn.
Mối tình định mệnh
Từ cái ngày định mệnh ấy, Thư đã đổi thay. Ngoài những buổi đến nhà thờ Bùi Chu giúp các xơ chăm sóc những người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa trở về, cô đau đáu ngóng chờ một lá thư của người bạn trai Hòa Bình chưa biết mặt. Tuấn cũng chẳng khác gì Anh Thư, anh nằm ngửa vật lộn với từng dòng chữ. Cứ viết được một, hai dòng lại nghỉ. Nghỉ cho đỡ mỏi tay, mỏi mắt lại viết tiếp. Như sự thôi thúc từ phía biển xa, Tuấn nhận được thư của Anh Thư là phúc đáp ngay mặc đêm khuya, mặc những khớp tay, chân đau tê dại.
Tuấn đã nói lên lòng mình mong tìm sự sẻ chia của cô bạn gái yêu dấu nơi xa trong lá thư đề ngày 19/1/2001: “...Nhiều lúc anh tưởng như hết chịu nổi và chỉ còn biết khóc thôi. Anh khóc cho anh và cả khóc cho em. Giá mà hai đứa ở gần không chỉ có chăm sóc nhau bằng tinh thần... Tuấn mượn mấy câu ca dao để bày tỏ nỗi lòng mình với người yêu dấu:
Ước gì luôn được nợ nần
Để người tôi nợ đến thăm hàng ngày
Nợ tiền có trả, có vay
Nợ tình càng trả càng đầy chứa chan...”.
Họ đã viết cho nhau như thế gần 2.000 ngày đêm. Có bức thư chỉ nửa trang giấy học sinh nhưng có những bức kín chữ 12 trang khổ “phê đúp”. Tôi ngồi giở 304 lá thư hai người đã gửi cho nhau trong gần 5 năm trời để tìm thấy điều kỳ diệu của cuộc sống. Lá thư sau dài hơn thư trước.
Càng về sau thư chở tình càng nặng hơn và lửa trong mỗi con tim của họ đã truyền cho nhau qua từng dòng chữ nhỏ càng nóng bỏng hơn. Mặc dù ngay từ lá thư thứ 2 Tuấn đã nói hết hoàn cảnh, bệnh tật và tình trạng sức khỏe của mình cho Thư biết. Đến năm 2000 Thư viết cho Tuấn: “Em, cô gái miền biển xa xôi muốn lên thăm anh, thăm mảnh đất Hòa Bình nơi sinh ra một chàng trai mà em đã tâm tình suốt mấy năm trời. Anh không cho đi, em vẫn cứ đến với anh...”.
(Còn nữa)
Huy Định
Cụ ông 70 tuổi cho cháu họ thừa kế toàn bộ tài sản 5 tỷ đồng, con gái duy nhất phản đối kịch liệt: Khi biết lý do ai cũng tán đồng
Gia đình - 8 giờ trướcQuyết định trao quyền thừa kế tài sản của cha già khiến cô con gái tức tối bất mãn, nhưng ý ông đã quyết.
Sự thật gây vỡ mộng về những chiếc kiềng vàng cô dâu đeo ngày cưới
Gia đình - 10 giờ trướcĐoạn clip hiện tại đang thu hút gần 5 triệu lượt xem bởi ai cũng ngỡ ngàng khi biết sự thật.
4 cung hoàng đạo nữ là 'mẹ hổ'
Gia đình - 10 giờ trướcGĐXH - Trái ngược với những phụ huynh hay yêu chiều con cái, những bà mẹ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây nuôi dạy con rất nghiêm khắc.
Độc đáo lớp học làm chồng ở Trung Quốc
Gia đình - 12 giờ trướcNăm ngoái, một lớp học ở Bắc Kinh (Trung Quốc) đã thu hút 9 người đăng ký tham gia. Người trẻ tuổi nhất là một sinh viên đại học 23 tuổi, người lớn tuổi nhất 59 tuổi, là một giáo viên. Tất cả đều là nam giới với xuất thân, nghề nghiệp và hoàn cảnh hôn nhân khác nhau.
Mẹ già U60 chu cấp 14 triệu đồng/tháng cho con trai suốt 10 năm, òa khóc khi nghe con nói 1 câu: Tưởng yêu chiều mà hại cả đời con
Nuôi dạy con - 14 giờ trướcĐôi khi sự nuông chiều, bao bọc con quá mức của cha mẹ đã tạo nên những đứa trẻ vô ơn, không biết thế nào là đủ.
Gặp 7 ngày đã cưới rồi ly dị sau 3 tháng, chàng trai đến show hẹn hò tìm bạn đời
Gia đình - 16 giờ trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
Người phụ nữ U50 sụp đổ hôn nhân sau buổi họp lớp vì 1 bức ảnh và dòng tin nhắn có nội dung "nhạy cảm"
Gia đình - 18 giờ trướcNội dung bức ảnh và tin nhắn khiến người chồng tức giận đùng đùng.
8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió
Gia đình - 19 giờ trướcGĐXH - Có 8 nguyên tắc người EQ cao thường thực hiện để đạt được nhiều thành tựu trong công việc.
Đang tranh đất đai với em trai gay gắt, khi nghe tiếng cãi nhau bên nhà hàng xóm, lương tâm tôi chợt thức tỉnh
Gia đình - 21 giờ trướcHóa ra, em trai tôi mới xứng đáng được hưởng mảnh đất của bố mẹ.
Công việc chăm sóc không lương tạo gánh nặng với phụ nữ
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH – Công việc chăm sóc không lương đã và đang cản trở phụ nữ kinh doanh phát huy hết tiềm năng của mình. Với việc đẩy mạnh nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ giúp cân bằng giữa phát triển kinh doanh và công việc chăm sóc.
Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
Nuôi dạy conGĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.