5 bệnh không nên dùng kháng sinh
Đa số cơn đau họng do virus gây ra, vì thế dùng thuốc kháng sinh là vô ích. Điều này cũng đúng với bệnh viêm phế quản cấp.
Khi bị ốm, phương pháp khắc phục đầu tiên bạn thường nghĩ tới là thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trên thực tế cách tốt nhất để bạn cảm thấy tốt hơn không phải là các thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này chống lại vi khuẩn, vì vậy nếu nguyên nhân gây bệnh không phải là vi khuẩn thì việc dùng thuốc kháng sinh sẽ vô tác dụng hoặc gây hại.
Dùng thuốc kháng sinh không cần thiết có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khó chịu, từ triệu chứng nhẹ như phát ban hoặc triệu chứng nghiêm trọng hơn như phản ứng dị ứng hoặc bệnh đường ruột.
Kháng sinh cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn kháng thuốc, sẽ gây khó khăn khi bạn cần chống lại những bệnh do vi khuẩn thực sự. Một nghiên cứu mới của Anh chỉ ra rằng 13% các thuốc kháng sinh được kê đơn để điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên đã thất bại trong điều trị bệnh có thể vì nguyên nhân kháng thuốc.
Vì vậy trước khi dùng kháng sinh, hãy chắc chắn là bạn thực sự cần chúng. Dưới đây là 5 bệnh phổ biến không yêu cầu điều trị bằng kháng sinh:
Đau họng
Khi bị đau họng, bạn có thể nghĩ do khuẩn liên cầu streptococcus nhưng nguyên nhân này là khá hiếm gặp ở người lớn, chỉ chiếm khoảng 10% trường hợp. Vì vậy 60% người đến khám được bác sĩ kê đơn kháng sinh là không cần thiết.
Đau họng do vi khuẩn streptococcus có biểu hiện là đau họng, sốt và sưng hạch ở cổ, cũng có thể đi kèm với viêm amiđan có mủ. Đau họng gây ra bởi virus - chiếm phần lớn các trường hợp - có biểu hiện nhẹ hơn như chảy nước mũi, ho và có thể đau cơ. Đó là mấu chốt của vấn đề: Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào có thể bị kháng sinh tiêu diệt. Mặt khác, các thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus. Điều trị nhiễm trùng do virus với những thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích cho bạn.
Nếu các triệu chứng của bạn chỉ rõ nguyên nhân là do vi khuẩn, bạn có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm khuẩn liên cầu nhanh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán khuẩn liên cầu chỉ dựa trên triệu chứng. Tuy nhiên, để chắc chắn bạn vẫn nên làm xét nghiệm.
Phương pháp điều trị truyền thống có hiệu quả nhất với đau họng do khuẩn liên cầu, penicillin là kháng sinh được lựa chọn. Sự lựa chọn mới hơn là azithromycin, còn được gọi là Zpaks có vẻ như không hiệu quả bằng. Z-paks tiêu diệt phổ rộng vi khuẩn vì vậy nó có thể tiêu diệt cả vi khuẩn tốt lẫn vi khuẩn gây đau họng.
Điều trị đau họng do virus, hãy nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều chất lỏng và ibuprofen để giảm đau. Thông thường, chúng ta mất khoảng 5, 6 ngày để khỏi đau họng do virus. Trong thời gian đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh cho họ.
Viêm phế quản cấp
Ho khan, buồn nôn có thể không phải là lý do để bạn dùng kháng sinh, thậm chí nếu bạn đang có rất nhiều đờm, thường là do viêm phế quản cấp.
Khi bị ho ra đờm xanh hoặc vàng, bạn thường lo lắng nhưng đó chính là cách cơ thể làm sạch nhiễm trùng do virus. Nhiễm trùng do vius nghĩa là kháng sinh không có tác dụng. Không nên kê đơn kháng sinh trong trường hợp này, nhưng một nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 71% những người bị viêm phế quản cấp được kê kháng sinh.
Điều này có thể do bác sĩ sợ bỏ sót trường hợp viêm phổi với một số dấu hiệu tương tự với viêm phế quản nhưng nguyên nhân có thể là do vi khuẩn. Cả hai bệnh này đều có thể có ho nhiều nhưng viêm phế quản thường đi kèm đau họng nhẹ hoặc sổ mũi. Mặt khác, viêm phổi ngoài triệu chứng ho thường có sốt cao hơn, thở ngắn và đau ngực.
Tình trạng ho có thể kéo dài tới 3 tuần với viêm phế quản, bạn thường sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn từ ngày thứ 4, 5. Nếu vẫn thấy tồi tệ, bạn nên đi khám. Bác sĩ sẽ nghe phổi để loại trừ viêm phổi. Nếu có bất thường hoặc nếu bạn bị sốt hay mạch đập nhanh, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang ngực để chẩn đoán viêm phổi.
Nếu kết quả cho thấy bạn bị viêm phổi, các thuốc kháng sinh sẽ được kê để điều trị. Nhưng nếu chỉ là viêm phế quản, bạn chỉ cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, dùng thuốc giảm ho đặc biệt là vào buổi tối.
Áp xe da
Áp xe da là một nhiễm trùng gây đau có mủ trên da bạn. Nhiễm trùng này trông giống như mụn, sưng lên, mưng mủ và cũng gây đau. Nhiễm trùng này có thể gây ra bởi vi khuẩn, phổ biến nhất là staph, gồm MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin) trong một số trường hợp, nhưng chúng thực sự không cần thiết phải dùng đến kháng sinh để điều trị.
Một nghiên cứu của tiến sĩ Jenkin ở Trường Y, ĐH Colorado, Mỹ chỉ ra rằng gần một nửa số trường hợp bị áp xe trong nghiên cứu này có thể được điều trị chỉ bằng dẫn lưu. Tuy nhiên, các bác sĩ đã kê kháng sinh cho gần 75% số trường hợp.
Dấu hiệu cảnh báo: Dẫn lưu có thể gây đau, điều đó giải thích tại sao một số bệnh nhân muốn dùng thuốc thay thế. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ ở ổ áp xe và dùng dụng cụ để chọc vỡ bọc mủ bên trong. Sau đó, họ đắp gạc lên áp xe để dịch nhiễm trùng tiếp tục thoát ra ngoài. Như vậy là đủ để điều trị những ổ áp xe đơn giản nhất. Đối với các trường hợp phức tạp hơn, bạn phải cần đến kháng sinh, nhất là khi hệ miễn dịch của bạn đã bị tổn thương do bệnh hoặc ổ áp xe tiếp tục mở rộng khiến cho vùng da xung quanh trở nên đỏ hoặc sưng.
Viêm mũi xoang
Hàng năm, cứ 7 người lớn thì có một người bị nghẹt mũi và bị đau vùng mặt, biểu hiện của viêm mũi hoặc viêm mũi xoang. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh này là do virus chứ không phải vi khuẩn. Tới 83% người bệnh được kê kháng sinh.
Nếu bị viêm mũi xoang có sổ mũi, bạn có thể điều trị tại nhà. Thử dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm sốt và đau, thuốc làm thông mũi. Bạn cũng có thể dùng thuốc xịt mũi trong 5 ngày.
Có 3 trường hợp có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, gồm có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao và đau xoang mũi, đau ngay từ khi bắt đầu; các triệu chứng kéo dài trên 10 ngày hoặc các triệu chứng ngày càng tồi tệ. Trong những trường hợp này bạn nên đến khám bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ kê Augmentin, một loại kết hợp giữa amoxiclillin và acid clavulanic, cho phép kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn.
Đau răng
Khi răng bị đau bạn muốn có thuốc giảm đau nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp đau răng đơn giản, thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích. Có thể răng bạn nhạy cảm khiến đau khi uống đồ nóng hoặc lạnh vì chân răng bị hở, hoặc dây thần kinh ở giữa các răng có thể bị viêm, hoặc là do bị sâu răng. Vi khuẩn không gây nên tình trạng viêm này, vì vậy kháng sinh không giúp giảm triệu chứng.
Năm 2001, một nghiên cứu trên tờ British Dental Journal chỉ ra rằng 74% những người bị đau răng tới khám bác sĩ đã được kê kháng sinh. Đó là vấn đề, vì các nhà nghiên cứu cho biết các phương pháp điều trị tại chỗ như hàn răng hoặc bịt kín chân răng bị hở có thể làm giảm cơn đau.
Trong một số trường hợp bạn có thể dùng kháng sinh khi bị đau răng, bao gồm vùng xung quanh răng bị sưng, khi có ổ mủ hoặc bạn bị sốt, ớn lạnh hoặc mệt mỏi.
Top 5 loại cỏ dại được đưa vào sách thuốc uy tín
Sống khỏe - 48 phút trướcCỏ may, cỏ chỉ, cỏ hôi… sống dai, mọc dại khắp các vùng bờ bụi có thể sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Lần đầu ở Việt Nam: Ra mắt công nghệ CT 2560 lát cắt tại BV Hồng Ngọc
Sống khỏe - 52 phút trướcGE HealthCare và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hợp tác triển khai hệ thống CT cao cấp Revolution Apex Elite 3.0 với công nghệ 2560 lát cắt tái tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...
Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá
Sống khỏe - 3 giờ trướcCác nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.
Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10
Sống khỏe - 3 giờ trướcVới hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương
Sống khỏe - 16 giờ trướcXẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.
Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.
Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh
Sống khỏe - 19 giờ trướcDị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.
7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgười bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Người đàn ông 59 tuổi ở Ninh Bình nhập viện gấp sau khi ăn hồng ngâm, bác sĩ chỉ rõ đây là nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Trước 3 ngày bị tắc ruột, bệnh nhân có ăn 3 trái hồng ngâm, sau ăn có biểu hiện đau bụng, cơn đau từng cơn tăng dần, bí trung đại tiện...