5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.
Thịt vịt là một loại thịt gia cầm phổ biến, không chỉ nổi tiếng với hương vị đặc trưng mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
1. Thành phần dinh dưỡng của thịt vịt

Thịt vịt chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thịt vịt:
- Calo: 267 - 337 kcal (có da); 130 - 135 kcal (không da, trở thành lựa chọn tốt cho người muốn giảm cân).
- Protein (Chất đạm): 17,8 - 23,5 g
- Chất béo: 7,3 g - 28 g (có da) phần lớn chất béo này tập trung ở da. Mỡ vịt giàu chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa (như omega-3,omega-6), được coi là loại chất béo có lợi cho tim mạch khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Omega-3: 290 mg; Omega-6: 3360 mg.
- Carbohydrate: 0 g
- Chất xơ: 0 g
- Vitamin A: 47 mcg
- Vitamin E: 0.3 mg
- Folate (Vitamin B9): 37 mcg
- Vitamin D: 3 IU
- Vitamin K: 6% RDI/100g (giá trị khuyến nghị hàng ngày)
- Sắt : 2.7mg (hoặc 14% RDI cho sắt)
- Kẽm: 1.9 mg - 2.3 mg
- Selen: 13 mcg
- Kali: 182 - 204 mg
- Magie: 16 – 21 mg
- Canxi: 11 – 20 mg
- Phốt pho: 10 – 188 mg
- Natri: 89 mg
- Thịt vịt rất giàu các loại vitamin thiết yếu, đặc biệt là nhóm B: B1, B2, B3, B5, B6 và B12
2. Lợi ích sức khỏe của thịt vịt
Thịt vịt không chỉ ngon mà còn chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể.
Nguồn protein chất lượng cao
Thịt vịt là một nguồn protein dồi dào và chất lượng cao. Chỉ khoảng 75 g thịt vịt nấu chín đã cung cấp 17,6 g protein, chiếm khoảng 35% giá trị khuyến nghị hàng ngày (50 g). Protein là thành phần cơ bản để xây dựng và phục hồi cơ bắp, sản xuất enzyme, hormone và duy trì sức khỏe của da, tóc, móng. Việc cung cấp đủ protein hàng ngày là cực kỳ quan trọng cho mọi chức năng cơ thể.
Giàu vitamin nhóm B
Thịt vịt là một nguồn tốt các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B3 (Niacin). Các vitamin B đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng của cơ thể:
- Hỗ trợ hệ miễn dịch , giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
- Duy trì chức năng khỏe mạnh của hệ thần kinh và cơ bắp.
- Cải thiện chức năng nhận thức , bao gồm trí nhớ và sự tập trung.
- Tham gia vào quá trình sản xuất hormone.
- Vitamin B12 trong thịt vịt cũng cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu và duy trì sức khỏe thần kinh.
Cung cấp sắt dồi dào
Sắt là một khoáng chất thiết yếu và thịt vịt là một nguồn cung cấp sắt đáng kể. Một miếng ức vịt có thể chứa tới 3,74 g sắt, tương đương khoảng 14% giá trị khuyến nghị hàng ngày (18 g). Sắt là thành phần chính của hemoglobin, loại protein có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu đi khắp cơ thể. Việc thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu , gây mệt mỏi, suy nhược và giảm khả năng tập trung.
Nguồn acid béo omega có lợi

Chất béo trong thịt vịt vừa là nguồn acid béo omega-3 và omega-6.
Mặc dù nhiều người lo ngại về hàm lượng chất béo trong thịt vịt nhưng nó lại là một nguồn tuyệt vời của acid béo omega-3 chuỗi ngắn và một nguồn tốt của chất béo omega-6. Điều thú vị là các nghiên cứu cho thấy hệ thống tiêu hóa của vịt có khả năng chuyển đổi omega-3 chuỗi ngắn (như ALA) thành omega-3 chuỗi dài (như DHA).
Omega-3 chuỗi dài (DHA) là acid béo quan trọng có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính, bao gồm:
- Bệnh ung thư.
- Bệnh tim mạch.
- Các bệnh lý tâm thần.
- Bệnh vẩy nến.
- Hen suyễn.
Điều này cho thấy chất béo trong thịt vịt, đặc biệt là phần mỡ, nếu được tiêu thụ đúng cách, có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch và tổng thể.
Giàu selen - khoáng chất chống oxy hóa
Thịt vịt là một nguồn phong phú selen, một khoáng chất vi lượng quan trọng. Selen là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có khả năng:
- Giảm các triệu chứng của viêm mạn tính trong cơ thể.
- Hỗ trợ xây dựng và tăng cường phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
3. Lợi ích và rủi ro cần cân nhắc khi dùng mỡ vịt
Mỡ vịt, đặc biệt là mỡ từ phần da, thường bị coi là không tốt. Tuy nhiên, nó lại giàu chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa hơn so với bơ và nhiều sản phẩm động vật khác. Điều này có nghĩa là mỡ vịt có thể mang lại một số lợi ích:
Giảm cholesterol: Chất béo không bão hòa đơn trong mỡ vịt có thể giúp duy trì mức cholesterol "tốt" (HDL) ở mức mong muốn và giảm mức cholesterol "xấu" (LDL).
Hạ thấp đường huyết: Một số nghiên cứu cho thấy chất béo không bão hòa đa như trong mỡ vịt có thể giúp giảm mức đường huyết, đặc biệt nếu thay thế calo từ carbohydrate bằng calo từ chất béo không bão hòa đa.
Tăng năng lượng: Mỡ vịt cũng chứa các acid amin thiết yếu, giúp cơ thể sản xuất năng lượng hiệu quả.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ mỡ vịt cũng đi kèm với một số rủi ro nếu không kiểm soát:
Tăng tổng cholesterol và nguy cơ bệnh tim: Mặc dù không cao bằng một số sản phẩm động vật khác nhưng mỡ vịt vẫn chứa chất béo bão hòa. Chế độ ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng tổng lượng cholesterol, dẫn đến nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Do đó, nên tiêu thụ mỡ vịt điều độ và không nên thay thế hoàn toàn các nguồn chất béo lành mạnh hơn như dầu ô liu.
Tăng cân: Mỡ vịt có hàm lượng calo rất cao (khoảng 113 calo cho mỗi muỗng canh). Việc sử dụng nhiều mỡ vịt trong các món ăn có thể khiến tổng lượng calo nạp vào cơ thể tăng đáng kể, gây khó khăn cho việc kiểm soát cân nặng.
Giảm chất lượng khi bảo quản: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mỡ vịt đã tinh chế dễ bị oxy hóa lipid hơn các loại dầu mỡ khác trong quá trình bảo quản, dẫn đến giảm chất lượng và dễ bị hỏng.
Lưu ý , thịt vịt giàu dinh dưỡng nhưng cũng chứa nhiều chất béo và cholesterol, vì vậy nên ăn uống điều độ, khoa học và đa dạng nguồn thực phẩm lành mạnh.
Người mắc bệnh tim mạch, mỡ máu cao, tăng huyết áp nên hạn chế ăn thịt vịt, đặc biệt là da vịt, để tránh làm tăng tình trạng bệnh. Thay vào đó, hãy chọn phần nạc và loại bỏ da. Đối với người bị gout, thịt vịt có hàm lượng purin khá cao, có thể làm tăng acid uric trong máu, gây bùng phát cơn gout cấp. Người có vấn đề về tiêu hóa, lạnh bụng cũng nên ăn ít thịt vịt vì tính hàn của nó có thể gây khó tiêu. Tốt nhất nên chế biến đơn giản, tránh các món nhiều dầu mỡ. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.
ThS. BS Trần Phương Thảo

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 2 phút trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 5 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 10 giờ trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 11 giờ trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.