Hà Nội
23°C / 22-25°C

5 loại nước sẽ hóa thành "độc tố" khi uống chung với thuốc, làm mất tác dụng điều trị khiến bệnh mãi chẳng khỏi

Thứ sáu, 09:33 03/09/2021 | Sống khỏe

Có những loại nước khi biết tận dụng thì rất bổ dưỡng, nhưng nếu uống chung với thuốc sẽ gây hại và mất tác dụng chữa bệnh, thậm chí làm bạn ngộ độc.

Đối với nhiều người thì việc uống thuốc với loại nước gì có vẻ không quan trọng, miễn sao "trơn cổ" để nuốt là được. Thậm chí có người còn lựa chọn những thức uống yêu thích như nước ngọt, trà… nhằm loại bỏ mùi hăng và vị đắng khi dùng thuốc. Không thể phủ nhận cách này sẽ làm việc uống thuốc trở nên dễ dàng hơn, nhưng thực chất nó lại mang nhiều tác hại chẳng ngờ đến.

5 loại nước sẽ hóa thành độc tố khi uống chung với thuốc, làm mất tác dụng điều trị khiến bệnh mãi chẳng khỏi - Ảnh 1.

Uống thuốc đúng cách tuy là việc quan trọng nhưng rất ít người để tâm đến.

Theo các chuyên gia, nước dùng để uống thuốc không chỉ đơn thuần là chất dẫn đưa thuốc từ miệng xuống dạ dày, mà còn đóng vai trò là dung môi hòa tan thuốc, giúp thuốc khuếch tán đều khắp bề mặt ống tiêu hóa. Nếu dùng sai loại nước có thể khiến thuốc bị mất tác dụng hoặc biến thuốc trở thành độc tố không tốt cho sức khỏe. Vậy chúng ta không nên uống thuốc với gì?.

Theo Krissy Gasbarre – chuyên gia dinh dưỡng kiêm biên tập viên cấp cao của chuyên trang sức khỏe Eatthis, dưới đây là 5 loại nước cần tránh khi uống thuốc vì chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể:

- Sữa

- Nước ép trái cây

- Các loại trà

- Cà phê

- Bia, rượu và các thức uống có cồn khác

Cụ thể như sau:

1. Sữa

Từ lâu, các nhà khoa học đã khẳng định sữa cùng các chế phẩm từ nó luôn là nguồn dưỡng chất lý tưởng với sức khỏe. Có thể khẳng định sữa là nguồn thực phẩm đúng nghĩa chứ không chỉ là thực phẩm bổ sung. Uống sữa đúng cách sẽ giúp cơ thể nạp đủ các nhóm chất cần thiết như protein, lipit, vitamin…

5 loại nước sẽ hóa thành độc tố khi uống chung với thuốc, làm mất tác dụng điều trị khiến bệnh mãi chẳng khỏi - Ảnh 2.

Dù tốt là thế nhưng sữa là một trong những loại đồ uống không nên dùng để uống thuốc. Cụ thể, canxi trong sữa sẽ làm cản trở cơ thể hấp thụ một số loại thuốc kháng sinh và khiến việc điều trị bệnh kéo dài.

2. Nước ép trái cây

Nước ép trái cây vốn thơm ngon, ngọt dịu nên rất nhiều người đã sử dụng để uống thuốc dễ dàng hơn. Tuy nhiên nhiều loại nước ép hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu dùng chung với thuốc, chẳng hạn như:

- Nước cam, nước nho và nước táo sẽ làm giảm tác dụng, giảm hấp thụ và tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Lý do vì chúng có thể ức chế các men trong quá trình cơ thể hấp thụ thuốc, khiến các chất sinh học ở ruột đảm nhận việc vận chuyển thuốc vào máu không hoạt động được.

- Nước bưởi có thể làm tăng độc tính của thuốc nếu dùng chung với một số loại thuốc như statin trị rối loạn lipid máu hay atenolol trị cao huyết áp … Loại nước này sẽ ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ thuốc trong máu và gây ngộ độc.

3. Các loại trà

Bình thường thì các loại trà xanh, trà đen, trà ôlong… đều rất có lợi cho sức khỏe và giúp thanh lọc cơ thể. Nhưng nếu dùng chung với các loại thuốc chứa sắt, caffeine trong trà sẽ kết hợp với sắt tạo thành một chất kết tủa không thể hấp thụ được, khiến thuốc mất đi tác dụng vốn có.

5 loại nước sẽ hóa thành độc tố khi uống chung với thuốc, làm mất tác dụng điều trị khiến bệnh mãi chẳng khỏi - Ảnh 3.

Caffeine trong trà có thể làm thuốc bổ chứa sắt mất đi tác dụng vốn có.

Bên cạnh đó, caffeine trong trà cũng làm giảm tác dụng của các loại thuốc an thần gây ngủ nếu uống cả 2 cùng lúc. Những người hay uống trà thường xuyên, đặc biệt là người cao tuổi, cần lưu ý tránh vấn đề này để việc uống thuốc mang lại hiệu quả như mong muốn.

4. Cà phê

Cũng giống như trà, cà phê chứa lượng lớn caffeine sẽ làm giảm tác dụng của một số loại thuốc. Krissy cũng cho biết, cà phê có thể thay đổi thành phần hóa học và tác động tới thời gian phân hủy thuốc, khiến thuốc không thể phát huy khả năng điều trị bệnh. Chưa kể cà phê còn gây hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không được dùng cà phê để uống thuốc.

5. Bia, rượu và các thức uống có cồn khác

Trong khi đang dùng các loại thuốc chứa acetaminophen như panadol… thì không được uống bia rượu chung kẻo suy gan. Bên cạnh đó, rượu bia cũng làm hạn chế tác dụng chữa bệnh của thuốc chống trầm cảm , thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc khác.

Ngoài ra, rượu bia còn làm tăng độc tính hại gan trong paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần.

5 loại nước sẽ hóa thành độc tố khi uống chung với thuốc, làm mất tác dụng điều trị khiến bệnh mãi chẳng khỏi - Ảnh 4.

Vậy loại nước nào tốt nhất để uống thuốc?

Câu trả lời đương nhiên chính là nước lọc, nước đun sôi để nguội. Uống thuốc với loại nước này sẽ giúp đưa thuốc xuống dạ dày nhanh, giúp thuốc hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là cơ thể sẽ hấp thụ vào máu và phát huy công dụng.

Bạn có thể dùng nước lọc đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước khoáng, bởi vì các khoáng chất như canxi, natri… có thể gây ảnh hưởng đến thuốc như đã nói.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 4 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 13 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 16 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 18 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top