Bé 13 tuổi bị viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa do nhiễm khuẩn HP từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
GĐXH - Bệnh nhi bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP có dấu hiệu đau bụng âm ỉ kéo dài hơn 1 năm, tưởng do "ruột yếu" nên chỉ cho uống men tiêu hóa...
Theo thông tin từ BVĐK Tâm Anh TP HCM, vừa qua, BS.CKI Nguyễn Hữu Bảo Hân cho biết nơi đây cho biết đã biết nhận và điều trị cho bé Thủy, 13 tuổi, bị lên cơn đau nhiều, mệt lả, chóng mặt, được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số Hemoglobin giảm còn 7.3 – 7.9 g/dL (chỉ số bình thường ở trẻ là 11 – 14 g/dL), cho thấy bệnh nhi bị thiếu máu nặng, được bù dịch và truyền Nexium để cầm máu.
Sau 3 ngày, bé được xuất viện nhưng tái khám hàng ngày để tiêm thuốc ức chế tiết acid dạ dày trong vòng 2 tuần, sau đó chuyển sang dạng uống và tái khám theo lịch hẹn.

Bác sĩ nội soi lấy mẫu mô dạ dày để xét nghiệm tìm vi khuẩn HP. Ảnh: BVCC
Gia đình cho biết Thủy bị đau bụng âm ỉ kéo dài hơn 1 năm, tưởng do "ruột yếu" nên chỉ cho uống men tiêu hóa nhưng không cải thiện. Cuối năm ngoái, bé từng đau vùng bụng trên rốn, xuất huyết tiêu hóa, được truyền thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm tiết acid và hỗ trợ cầm máu.
Theo bác sĩ Hân, do bệnh nhi từng có tiền sử bệnh, nguy cơ chảy máu tái phát vẫn còn cao hoặc tổn thương chưa lành hoàn toàn nên cần điều trị kéo dài. Ngoài ra, bé cần được theo dõi sát tại nhà. Nếu có dấu hiệu chảy máu tái phát như đau bụng nhiều hơn, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt thì cần nhập viện cấp cứu ngay.
Về dinh dương, bác sĩ khuyến cáo bé cần ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, chia nhỏ bữa; tránh đồ ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas, cà phê, trà đặc và đảm bảo uống đủ nước.
Dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi một hay nhiều vùng niêm mạc dạ dày bị viêm loét, thay đổi cấu trúc mô học. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các triệu chứng thường gặp gồm: đau ở vùng bụng giữa và trên rốn, buồn nôn, chán ăn, sụt cân, xanh xao, thiếu máu… Bác sĩ Hân cho biết, vi khuẩn HP (helicobacter pylori) là "thủ phạm" gây nên khoảng 70-90% trường hợp loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn này thường lây qua đường nước bọt, ăn uống chung… Hơn 80% người nhiễm HP không có triệu chứng, diễn tiến âm ỉ, kéo dài.
Loét dạ dày tá tràng nặng có thể gây biến chứng như hẹp môn vị, thủng dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày tá tràng, thiếu máu, suy dinh dưỡng,… Bên cạnh biến chứng loét dạ dày tá tràng như bé Thủy, vi khuẩn HP có thể dẫn đến các bệnh lý như viêm cấp tính, viêm mạn tính niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày…
Bác sĩ Hân khuyến cáo, trẻ bị bệnh vẫn có nguy cơ tái phát dù đã được điều trị thành công. Vì vậy, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ ăn uống hợp vệ sinh, ăn uống khoa học (hạn chế đồ chiên rán, chua cay), nghỉ ngơi đầy đủ, cân bằng việc học và giải trí để giảm căng thẳng, kiểm soát stress… Khi trẻ có dấu hiệu bất thường, cần đưa đi khám sớm tại các cơ sở y tế.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị suy tim kéo dài tuổi thọ nhờ làm tốt việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Người bệnh có tiền sử suy tim mạn tính, từng được đặt máy CRT, đến khám với triệu chứng đau tức ngực trái. Sau thăm khám, các bác sĩ nhận định thiết bị đã hết pin và chỉ định thay máy mới.

Gia đình 4 người lần lượt chết vì ung thư gan, bác sĩ cảnh báo 1 sai lầm đáng tiếc, người Việt ai mắc nên bỏ sớm
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Chuyên gia đã tìm thấy aflatoxin, một chất gây ung thư loại 1 tồn tại nhiều năm trong ngăn bếp của gia đình do bảo quản không đúng cách.

Người đàn ông 45 tuổi viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 45 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị viêm tuy cấp nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng... sau khi uống rượu một ngày trước đó.

Bé 9 tuổi ở Phú Thọ bị vỡ lách độ III do tai nạn sinh hoạt trong gia đình
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng xây xát toàn thân, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhanh. Nhận định đây là một chấn thương bụng kín.

Dấu hiệu cảnh báo suy thận người Việt không nên bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Suy thận được chia làm 4 cấp độ. Đối với từng cấp độ suy thận sẽ mang đến những ảnh hưởng sức khỏe khác nhau cho người bệnh...

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu đau âm ỉ dưới ngực gần hai năm, gần đây bà đến viện thăm khám thì phát hiện có hai khối u ở ngực bên trái.

6 biểu hiện cảnh báo bệnh máu cần đi khám ngay
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcUng thư máu thường diễn biến thầm lặng, các dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân, nổi hạch ban đầu dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe thường ngày.

Bất ngờ nguyên nhân khiến người phụ nữ 49 tuổi bị viêm xoang mạn tính, rất nhiều người không biết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng chừng uống nước cam, nước chanh mỗi ngày sẽ giúp tăng đề kháng, tuy nhiên chính thói quen này lại âm thầm khiến tình trạng viêm xoang của chị trở nên trầm trọng hơn.

Bé 13 tuổi bất ngờ đột quỵ, hôn mê sâu khi đang tập văn nghệ ở trường
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bé 13 tuổi được cứu sống ngoạn mục sau khi bị đột quỵ do dị dạng mạch máu não vỡ, đây là căn bệnh hiếm gặp, có nguy cơ tử vong cao ở trẻ em nếu không được xử lý kịp thời.

5 lưu ý khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà an toàn và hiệu quả
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Cần lưu ý, có những người bị sốt xuất huyết không có triệu chứng rõ ràng, đến viện muộn khi đã sốc, suy đa tạng... có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 45 tuổi viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 45 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị viêm tuy cấp nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng... sau khi uống rượu một ngày trước đó.