Ho khan có thể gặp ở mọi lứa tuổi, được đặc trưng bởi ho dai dẳng mà không bật được đờm hoặc chất nhầy ra khỏi đường thở. Để giảm bớt sự khó chịu, mệt mỏi do ho khan, bạn có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tại nhà.
1. Vì sao bị ho khan ?
Ho khan có nhiều mức độ khác nhau, có thể ho ít hoặc nhiều, có khi ho rũ rượi khiến người bệnh rất khó chịu.
Có nhiều nguyên nhân gây ho khan như viêm đường hô hấp mạn tính , môi trường sống bị ô nhiễm, khí hậu thay đổi thất thường…
Ngoài ra, những trường hợp viêm thanh quản không được điều trị dứt điểm cũng có thể dẫn đến ho khan.
Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản cũng có thể gây ho khan.
2. Biện pháp trị ho khan tại nhà
2.1 . Mật ong
Nói đến trị ho không thể thiếu mật ong. Mật ong là một phương pháp điều trị ho khan tự nhiên vì nó giúp giảm ho và làm dịu cổ họng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ cho thấy, mật ong có tác dụng giảm ho ở trẻ em hiệu quả hơn xi-rô ho có chứa dextromethorphan, một thành phần phổ biến trong các loại thuốc ho không kê đơn.
Bạn có thể ngậm mật ong hoặc thêm mật ong vào trà hay đồ uống ưa thích để tạo độ ngọt, tăng hương vị. Tuy nhiên, cần lưu ý, không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
2.2 . Gừng
Gừng có đặc tính chống viêm và được biết là có tác dụng làm dịu đường thở bị kích ứng. Gừng có tác dụng giảm ho, giảm đau họng cho bệnh nhân viêm phế quản cấp tính và có thể là một phương thuốc hữu ích để điều trị ho khan.
Bạn có thể pha trà gừng mật ong để làm dịu cổ họng khi bị ho khan hoặc có thể dùng gừng với muối, gừng với chanh tươi để trị ho khan.
Sử dụng gừng với mật ong hoặc chanh tươi giúp trị ho khan.
2.3. Sử dụng bạc hà
Bạc hà có tên khác là kim tiền bạc hà, thạch bạc hà, liên tiền thảo... Tên khoa học là Mentha arvensis Linn. Bạc hà được dùng cả cây, có thể được sử dụng khi còn tươi hoặc phơi hay sấy khô.
Để trị ho khan, bạc hà có thể được sử dụng như một loại trà. Cho 1–2 thìa cà phê bạc hà khô hoặc tươi vào 1 cốc nước đun sôi và ủ trong 2 đến 4 phút rồi sử dụng trong ngày.
Bạc hà cũng có thể được sử dụng như một liệu pháp xông hơi nhưng cần đảm bảo khoảng cách giữa mặt và nước ít nhất là 30cm để tránh bị bỏng.
Bạc hà có thể sử dụng như trà hoặc xông hơi giúp giảm ho khan.
2.4. Xông hơi
Xông hơi là một biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản có thể giúp giảm ho khan bằng cách làm ẩm đường thở. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí quốc tế về bệnh phổi tắc nghẽn m ạ n tính cho thấy xông hơi giúp cải thiện các triệu chứng và giảm nhu cầu dùng thuốc ở bệnh nhân ho.
Nguyên nhân do xông hơi có tác dụng làm sạch đường hô hấp khỏi tất cả các chất kích thích gây ho khan.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc tắm nước nóng, ướt hay đặt các bát nước xung quanh nhà, đặc biệt là gần các nguồn nhiệt, để nước bốc hơi vào không khí.
Xông hơi giúp làm ẩm đường thở, giảm ho khan.
2.5 . Súc miệng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm 2-3 lần một ngày có thể giúp giảm ho khan. Nguyên nhân do muối giúp giảm sưng tấy trong cổ họng, khiến bạn ít bị ho hơn.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Dự phòng Hoa Kỳ cho thấy, súc miệng bằng nước muối có hiệu quả trong việc giảm nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn khỏe mạnh và có thể là một phương thuốc hữu ích để ngăn ngừa và điều trị ho khan do nhiễm trùng đường hô hấp.
2.6. Ăn các bữa nhỏ, bổ dưỡng và uống nước ấm
Để tăng cường sức đề kháng, chống lại cơn ho, bạn nên cố gắng ăn một lượng nhỏ thức ăn dễ tiêu hóa nhưng đủ đạm như cá, thịt gà...; các loại thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa (ớt đỏ, cam, quả mọng (như việt quất, dâu tây, mâm xôi) và các loại rau lá xanh; thực phẩm giàu beta-carotene và vitamin A (thực phẩm màu vàng hoặc màu cam như cà rốt, bí, khoai lang...).
Bạn có thể sử dụng các loại đồ ăn chứa probiotic như sữa chua để kích thích tiêu hóa và tránh thức ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước ấm hơn bình thường, khoảng từ 1,8 lít- 2,4 lít nước/ngày. Đó có thể là nước trà, nước trái cây hoặc nước rau luộc...
GĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...
GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.
GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...
GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.
GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.
GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.
Không phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.
Chất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?