Bác sĩ Việt kể khoảnh khắc thoát chết khỏi trận lở tuyết kinh hoàng ở Nepal
Bác sĩ Ngô Hải Sơn, 7 năm kinh nghiệm leo núi, kể lại khoảnh khắc tuyết lở kinh hoàng trong lần thử thách đỉnh núi cao thứ 8 trên thế giới.
Bác sĩ phẫu thuật Ngô Hải Sơn, hiện công tác tại một bệnh viện ở Hà Nội, vừa thoát chết trong trận lở tuyết ập đến trại căn cứ Manaslu (Nepal) hôm 2/10. Đây là vụ lở tuyết thứ hai trong tuần, phá hủy 30 ngôi lều và khiến nhiều người bị thương.
Trước đó, hôm 26/9, trận lở tuyết tại sườn núi này cũng đã khiến 1 người tử vong và hơn 20 người khác bị thương.
Tuyết lở chôn vùi những nhà leo núi
Bác sĩ Ngô Hải Sơn bắt đầu leo núi từ 7 năm trước. Sau khi chinh phục những đỉnh núi trong nước, anh thử thách bản thân với những đỉnh núi cao 5.000, 6.000m (so với mực nước biển) ở nước ngoài như Kilimanjaro (Tanzania), Mera Peak (Nepal),…
Manaslu - ngọn núi cao thứ 8 trên thế giới với độ cao 8.163m, nằm trong Mansiri Himal, một phần của dãy Himalaya Nepal, ở phía Tây - Trung bộ của Nepal, lần này được xem là một trải nghiệm lớn với anh.
"Sau 2 năm chờ đợi do Covid-19, tôi đã quay lại Nepal cho một thử thách mới và học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm", anh nói.
Để chuẩn bị cho chuyến leo núi lịch sử, cách đây một năm, nam bác sĩ 8X đã tìm hiểu thông tin trên các hội nhóm leo núi nước ngoài, hỏi xin kinh nghiệm từ những "tiền bối" đi trước.
Tuy nhiên, do tính chất công việc, nên 2 tháng trước khi đi, anh mới bắt đầu liên hệ các công ty tổ chức tour, đặt vé máy bay, sắp xếp đồ đạc, rèn luyện thể lực, xin nghỉ phép ở cơ quan.
Sáng sớm 1/9, anh đặt chân đến thủ đô Kathmandu của Nepal. Nhà leo núi chỉ có một ngày gặp gỡ cả đoàn, kiểm tra đồ đạc, chuẩn bị thêm những trang thiết bị cần thiết và khởi hành vào ngày 2/9.
Đoàn có 9 người đến từ Mỹ, Anh, Đức, Nga, Ba Lan, Ấn Độ và Việt Nam. Anh Sơn là đại diện duy nhất của Việt Nam trong toàn bộ các đoàn thám hiểm lần này.
Khi lên đến trại căn cứ Manaslu ở độ cao 4.800m, cả đoàn hạ trại ở đây và tập làm quen với độ cao bằng cách di chuyển lần lượt lên các trại cao hơn như trại 1 (5.800m), trại 2 (6.400m), trại 3 (6.800m).
Theo bác sĩ Sơn, việc này giúp cơ thể thích nghi dần với độ cao và cũng là một bài kiểm tra đánh giá nhà leo núi có đủ thể lực hay cần bổ sung oxy không?
"Tôi đã hoàn thành tốt vòng thích nghi ở trại 3 và quay xuống trại căn cứ chuẩn bị cho đợt trèo lên đỉnh chính thức", anh kể.
Trên trại căn cứ, thời tiết thay đổi liên tục, đang nắng chang chang nhưng chỉ 10 phút sau tuyết đã rơi dày đặc. Những cơn địa chấn gây ra những trận tuyết lở nhỏ hàng ngày, "nghe ầm ầm trên đầu là chuyện bình thường".
Trước ngày xuất phát lên đỉnh, khu vực xuất hiện một trận lở tuyết rất lớn, ở phía ngược lại với đường đi. Một tảng tuyết cao hơn 150m trượt xuống làm cả một vùng bụi tuyết trắng xóa.
Sau vài ngày chờ đợi và "nghe ngóng" thời tiết, cả đoàn khởi hành lên trại 1 vào ngày 25/9. Ngày tiếp theo, họ xuất phát từ trại 1 lên thẳng trại 3.
Trên đường từ trại 2 lên trại 3, họ nhìn thấy trận tuyết lở kinh hoàng đầu tiên ở đoạn đường từ trại 3 lên trại 4, đúng vị trí có rất nhiều sherpa (những người Nepal bản địa sống trên các dãy núi, có kinh nghiệm và sức khỏe tuyệt vời) đang di chuyển.
Trận tuyết lở này đã chôn vùi rất nhiều sherpa, có người được đào lên kịp thời và cứu sống. Nhưng một sherpa dày dặn kinh nghiệm của đoàn anh Sơn đã không qua khỏi, dù được nỗ lực cấp cứu hồi sức tim phổi nhưng không hiệu quả.
Vụ tuyết lở này đã khiến một người chết, hơn 20 người khác bị thương.
Sau khi biết tin, đoàn của anh Sơn đã quay trở lại trại 2 và chờ đợi. Sau 3 tiếng, nam bác sĩ và một người bạn trong đoàn quyết định lên trại 3 để hỗ trợ các sherpa bị thương. Thời tiết xấu khiến trực thăng cứu hộ không thể tiếp cận, may mắn không có ai phải cấp cứu ngay lập tức.
Sáng hôm sau, nhiều trực thăng liên tiếp bay đến trại căn cứ 2 và 3, đón người bị thương đưa về bệnh viện điều trị. Đoàn của anh Sơn ngoài một người không qua khỏi, thì 2 sherpa khác bị thương cũng đã được đưa xuống bệnh viện ở Kathmandu điều trị.
Các nhóm khác đều có sherpa bị thương nên hầu hết đều dừng lại và quay về trại căn cứ chờ đợi. Hai thành viên khác của đoàn anh Sơn vì nhiều lý do đã quyết định dừng lại và xuống núi ngay sau vụ tuyết lở đầu tiên hôm 26/9. Nhiều người của các nhóm khác cũng bỏ cuộc.
Đoàn của anh Sơn chỉ còn lại 6 người, chờ đợi lần lên đỉnh tiếp theo, được nhận định khó khăn hơn do tháng 10 gió mạnh hơn và thời tiết thất thường. Quan trọng hơn là những trận tuyết lở vẫn luôn âm ỉ.
Dừng hành trình, chờ đợi thử thách tiếp theo
Sau 3 ngày chờ đợi, đoàn xuất phát lên đỉnh lần thứ 2. Do không đủ điều kiện để nghỉ lại ở trại 4, nhóm đi thẳng lên đỉnh từ trại 3, một quyết định làm tăng thêm một mức độ khó khăn.
Đêm ngủ ở trại 2, tuyết rơi dày đặc. Cứ một tiếng, các thành viên lại dậy phủi tuyết khỏi nóc lều. Đến nửa đêm, họ thay nhau xúc bớt tuyết xung quanh lều.
Sáng hôm sau, trước mắt anh Sơn là một khung cảnh trắng xóa, rất nhiều lều trống đã biến mất vì bị tuyết phủ kín. Không còn nhìn thấy đường đi nữa, nhóm đưa ra quyết định "hết sức đau lòng" là dừng hành trình và xuống núi.
Tuy nhiên, việc xuống núi cũng là một vấn đề nan giải khi tuyết vẫn tiếp tục rơi dày đặc, ngập đến gần thân trên của các nhà leo núi. Đường đi và dây an toàn đã biến mất, các nhà leo núi phải dò dẫm từng bước một.
Các nhóm khác cũng lần lượt nối nhau đi xuống, vừa đi vừa dò đường và tìm dây an toàn nên thường bị tắc nghẽn.
Tại một con dốc dài, có khoảng 20 người đang chờ các sherpa mở đường và tìm dây an toàn, thì một trận tuyết lở nhỏ ở ngay sát bên cạnh chỉ cách hàng dọc chưa đến 1m khiến tất cả hốt hoảng, phải nhảy dạt sang một bên.
"Chính trận tuyết lở này đã cuốn đi thêm một sherpa kỳ cựu nữa đang cố gắng mở đường ở ngay phía dưới đó. Phải đến 2 ngày sau với rất nhiều nỗ lực, tổ cứu nạn mới tìm được thi thể bạn ấy", anh Sơn kể.
Trên đường xuống, nam bác sĩ tiếp tục nghe thấy những trận tuyết lở khác từ trên cao. Khi đến trại căn cứ, anh mới biết sáng cùng ngày, một trận tuyết lở rất lớn trùm lên cả trại, thổi bay nhiều lều và phá hủy hoàn toàn rất nhiều lều khác, may mắn không có thiệt hại về người.
Những ngày tiếp theo, những trận tuyết lở lớn nhỏ vẫn "giáng những đòn mạnh" xuống trại căn cứ khiến trang thiết bị lều trại của một vài nhóm chưa kịp thu dọn đã bị vùi lấp toàn bộ.
Ngày 8/10, đoàn leo núi của anh Sơn đã xuống chân núi và trở về thủ đô Kathmandu. Anh dự định về Việt Nam trong một vài ngày tới.
"Thật sự là may mắn xuống núi kịp thời, vì ngay hôm sau, tuyết lại tiếp tục rơi rất dày và có một vài nhóm bị mắc kẹt ở chân núi do trực thăng cứu hộ không thể tiếp cận", anh nói.
Anh Sơn cho biết, trong gần 500 nhà leo núi đến từ hơn 60 quốc gia thì chỉ có gần 20 người là những nhà leo núi chuyên nghiệp, hết sức liều lĩnh nhưng cũng rất may mắn khi chinh phục được đỉnh núi.
Kristin Harila, người đang cố gắng phá kỷ lục thế giới khi chinh phục 14 đỉnh núi trên 8.000m trong khoảng thời gian ngắn nhất (dưới 6 tháng) của Nimsdai, sau khi chinh phục thành công Manaslu lần này (đỉnh núi thứ 12/14) đã chia sẻ trên Facebook cá nhân rằng Manaslu là đỉnh núi mà cô ấy gặp nhiều khó khăn nhất từ trước đến giờ vì tình hình thời tiết quá tồi tệ.
Với kinh nghiệm thu được lần này, nam bác sĩ dự định thử thách tiếp theo sẽ là một ngọn núi 8.000m khác, còn Manaslu để dành lại sau.
"Qua lần này, tôi nhận thấy con người quá nhỏ bé trước thiên nhiên. Chúng ta chỉ có thể vượt qua chính mình. Như nhà leo núi Ed Viesturs đã từng nói: ngọn núi quyết định khi nào bạn có thể leo lên và khi nào không. Nghệ thuật của nhà leo núi đó là biết khi nào có thể tiếp tục, khi nào nên chờ đợi và khi nào nên dừng lại", anh tâm sự.
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 17 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 20 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
3 con giáp nổi bật giữa đám đông nhờ sở hữu khí chất mạnh mẽ và trí thông minh bẩm sinh
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Những con giáp này đều sở hữu những ưu điểm khiến họ trở nên nổi bật, cuốn hút, hấp dẫn.
Hà Nội: Vì sao bãi xe không phép ở Hoài Đức vẫn ngang nhiên hoạt động dù từng bị chính quyền tháo dỡ?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Lãnh đạo UBND xã An Khánh (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) khẳng định "đã quyết liệt xử lý" bãi trông giữ xe không phép với quy mô hàng ngàn m2 tại khu đô thị Geleximco nhưng vì "nhu cầu" của người dân quá lớn cho nên dẫn đến tình trạng vi phạm vẫn tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm.
TPHCM chốt giá vé metro số 1, chỉ 40.000 đồng được đi không giới hạn trong ngày
Đời sống - 1 ngày trướcGiá vé đi tàu metro số 1 được UBND TPHCM ban hành tính theo lượt trả bằng tiền mặt từ 7.000 - 20.000 đồng, theo thời gian ở mức 40.000 đồng/ngày và 300.000 đồng/tháng.
Bảng lương mới của lực lượng vũ trang không còn tính theo lương cơ sở sau năm 2026 như thế nào?
Đời sốngGĐXH - Từ năm 2026, bảng lương của lực lượng vũ trang có sự thay đổi? Dưới đây là thông tin liên quan đến vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo.