Bài thuốc quý trị bệnh từ long nhãn
Long nhãn làm từ cùi quả nhãn, được dùng làm vị thuốc quý chữa nhiều bệnh, đặc biệt là trị thiếu máu, suy nhược, mất ngủ…
Quả nhãn tròn, vỏ quả vàng, trơn, nhẵn. Khi chín thì ngọt, thơm, ăn ngon. Quả chín vào tháng 7-8. Quả nhãn có tên khoa học là Euphoria longana Lamk., thuộc họ Bồ hòn - Sapindaceae.
1. Cách chế long nhãn nhục dùng làm thuốc
Long nhãn nhục được làm từ cùi nhãn. Chế long nhãn nhục bằng cách, nhãn bẻ xuống, loại bỏ những quả đã nứt vỏ, quả đỏ, điếc. Những quả tươi, lành lặn được lựa chọn buộc thành chùm quả liền cành, đem nhúng vào nước sôi vài ba phút, rồi lấy ra, ngày phơi đêm sấy cho đến khi cùi đã teo khô, cầm lắc nghe tiếng sọc sạch thì bóc ra lấy cùi.
Cùi đem sấy tiếp ở nhiệt độ 50-60 độ C cho đến khi sờ thấy ráo tay là được, chứa vào chum vại, đậy kín hoặc đóng vào túi ni lông để bảo quản.

Long nhãn được làm từ cùi nhãn sấy khô.
Những chú ý để bảo đảm phẩm chất long nhãn nhục:
+ Không dùng những quả điếc, nhãn trơ, đã nứt vỏ hoặc thối.
+ Không lẫn mảnh vỏ, hạt điếc, cát bụi, chống ruồi nhặng bâu vào, cần che phủ màn thưa khi phơi nắng.
+ Cấm xông lưu huỳnh để bảo quản.
+ Long nhãn cần có vị ngọt tự nhiên, màu vàng cánh gián, không lẫn nhãn thối màu đen, khô ráo, cùi nhãn rời đều.
Đặc điểm của long nhãn nhục: Theo Đông y, long nhãn nhục vị ngọt, tính bình, quy kinh tâm, tỳ, có tác dụng bổ tâm tỳ, ích trí, thần; chủ trị chữa suy yếu, thiếu máu , thần kinh suy nhược, mất ngủ. Liều dùng: 4-12g/ngày.
Bên cạnh long nhãn nhục còn có thể sử dụng hạt nhãn có vị đắng, chát, tác dụng chỉ huyết, lợi thấp, thông tiểu, trị bị thương chảy máu, bí tiểu tiện .

Long nhãn nhục được dùng chữa nhiều bệnh.
2. Bài thuốc quý chứa long nhãn nhục
- Rượu bổ huyết: Long nhãn nhục 100g, đương quy 50g, ngưu tất 50g, rượu trắng vừa đủ. Cho các nguyên liệu vào rượu ngâm trong 2- 3 tuần là có thể dùng được nhưng có thể ngâm lâu hơn. Ngày uống 1 chén 20 - 30ml.
- Chữa suy yếu, thiếu máu, thần kinh suy nhược, mất ngủ: Long nhãn nhục 12g, liên nhục 12g, quả dâu chín 12g, sinh địa 12g, đương quy 12g. Sắc uống.
- "Qui tỳ thang": Chủ trị tâm tỳ đều hư, mất ngủ hồi hộp hay quên.
Thành phần: Long nhãn nhục 24g, đương quy 8g, phục thần 16g, táo nhân sao 8g, viễn chí chế 8g, mộc hương 4g, nhân sâm 24g, trích hoàng kỳ 24g, bạch truật 24g, cam thảo 4g, đại táo 5 quả, sinh khương 3 lát. Sắc uống ấm.
- " Nhị long ẩm": Tác dụng bổ tinh huyết; chủ trị lo nghĩ thương tỳ, mất ngủ, đạo hãn, sốt chiều, khát, tiện táo, miệng lở, da khô .
Thành phần: Long nhãn nhục 40g, cao ban long 40g. Sắc thành cao lỏng, hòa cao, uống 15ml/lần, ngày 02 lần.
- " Bổ tỳ âm tiễn": Tác dụng bổ tỳ vị âm; chủ trị tỳ vị âm hư, bụng đày tức, ợ chua.
Thành phần: Long nhãn nhục 32g, thục địa 40g, cao ban long 40g, bố chính sâm 80g, bạch truật 160g, can khương thán 4g. Sắc thành cao lỏng, hòa cao, uống 15ml/lần, ngày 02 lần. .
- " Bổ tâm tỳ an thần hoàn": Tác dụng bổ tâm tỳ, an thần; chủ trị mất ngủ do tâm tỳ hư yếu.
Thành phần: Long nhãn nhục 20g, toàn hạt sen 40g, lá vông 20g, táo nhân sao đen 20, lá dâu 20g, bá từ nhân sao 20g, hoài sơn 40g. Tán, hoàn viên. Uống 8-12g/lần, ngày 2-3 lần.

Toàn hạt sen trong bài thuốc "Bổ tâm tỳ an thần hoàn" trị mất ngủ.
- "Long nhãn thang"
Bài 1- Chủ trị suy nhược cơ thể , mất ngủ: Long nhãn nhục 16g, tâm sen 8g, lạc tiên 16g, hoa bưởi 4g. Sắc uống.
Bài 2 - Chủ trị thiếu máu, suy nhược: Long nhãn nhục 10g, hạt sen 10g, quả dâu chín 10g, sinh địa 10g, đương quy 10g. Sắc uống.
3. Bài thuốc từ hạt nhãn
- Bị thương chảy máu: Hạt nhãn tùy dùng, đốt tồn tính, tán mịn rồi bôi vào vị trí tổn thương.
- Bí tiểu tiện: Hạ nhãn (bỏ lớp đen, giã dập) 30g, hành trắng 20g. Sắc uống.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 6 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 10 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 19 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 19 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.