Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 7 tuổi đột quỵ ngay khi đang chơi cầu trượt, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân

Thứ tư, 15:13 05/03/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Người bố thấy con gái vừa trượt xuống cầu trượt nhưng không thể tự đứng dậy, phần trái khuôn mặt của bé bỗng nhiên xệ xuống. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, ông lập tức đưa con đến viện thì được biết con mình đã bị đột quỵ nghiêm trọng.

Nam thanh niên 21 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ liệt nửa người, đột quỵ do nhồi máu não trong đêmNam thanh niên 21 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh bất ngờ liệt nửa người, đột quỵ do nhồi máu não trong đêm

GĐXH - Nam thanh niên bị đột quỵ nhập viện trong tình trạng nguy cấp: Liệt nửa người trái, tỉnh chậm, Glasgow 14 điểm, nói ú ớ.

Bé 7 tuổi bị đột quỵ ngay khi chơi cầu trượt

Sự việc xảy ra vào ngày 9/2 tại công viên địa phương ở Hertfordshire, Anh. Khi bé Charliee Sue Salisbury vừa trượt xuống cầu trượt, ông Danny Salisbury (43 tuổi) phát hiện con gái không thể tự đứng dậy, phần trái khuôn mặt bỗng nhiên xệ xuống. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, ông lập tức đưa con đến viện cấp cứu.

Sau khi thực hiện chụp CT, các bác sĩ xác định rằng cục máu đông trong não của bệnh nhân đã gây ra một cơn đột quỵ nghiêm trọng. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện khác để tiến hành phẫu thuật khẩn cấp. 

Bé 7 tuổi đột quỵ ngay khi đang chơi cầu trượt, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân - Ảnh 2.

Bé gái bị đột quỵ khi chơi cầu trượt.

Trong suốt 5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cố gắng loại bỏ cục máu đông tới 12 lần nhưng không thành công. Để ngăn ngừa tình trạng não bị sưng, các bác sĩ đã quyết định cắt bỏ 1/3 hộp sọ nhằm giảm áp lực nội sọ và tiếp tục điều trị cho bệnh nhân.

Sau ca phẫu thuật, Charliee phải nằm 6 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt, trước khi được chuyển sang khu vực chăm sóc tăng cường để tiếp tục theo dõi.

Mặc dù sức khỏe dần ổn định nhưng do tổn thương não quá nghiêm trọng, Charliee hiện không thể cử động nửa bên trái cơ thể. Trong thời gian tới, cô bé sẽ tiếp tục phẫu thuật để đặt tấm kim loại thay thế phần hộp sọ bị cắt bỏ. Dự kiến, quá trình hồi phục sẽ kéo dài ít nhất 3 tháng.

Gia đình Charliee vẫn đang hy vọng cô bé có thể sớm hồi phục và lấy lại được phần nào khả năng vận động sau các đợt điều trị.

Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em

Bé 7 tuổi đột quỵ ngay khi đang chơi cầu trượt, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đột quỵ ở trẻ em đang là một thách thức không nhỏ đối với các bác sĩ trong việc chẩn đoán, nhận biết bệnh vì trẻ con không biết cách than phiền, nhất là trẻ chưa biết nói. 

Nếu như đột quỵ ở người cao tuổi vốn có nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường và lối sống (ăn nhiều dầu mỡ, hút thuốc, lười vận động…); thì đột quỵ ở trẻ không liên quan đến lối sống mà chủ yếu là do bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não, hay các rối loạn đông cầm máu. Điều này kéo theo việc chẩn đoán bệnh chậm trễ, quá giờ vàng để can thiệp cứu sống các bé. 

Do đó, phụ huynh cần lưu ý khi trẻ than đau đầu dữ dội, nôn ói, méo miệng kèm theo co giật hoặc yếu liệt một bên hay trẻ quấy khóc, nôn vọt sau bú… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa nhi để khám, can thiệp và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em

Dấu hiệu của đột quỵ trẻ em sắp xảy ra là trẻ đột ngột than đau đầu dữ dội hay quấy khóc liên tục kèm theo nôn ói. Sau nôn trẻ có thể giảm đau đầu, co giật mất ý thức, miệng méo lệch sang bên khi trẻ ăn, uống hay khóc. Trẻ cầm nắm cũng không được như bình thường, đi lê chân một bên hay có những tiếng kêu lạ trong đầu, dễ bị tím tái khi gắng sức...

Nếu trẻ có những triệu chứng trên phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám cẩn thận. Phát hiện trễ thì khả năng tử vong rất cao hoặc sau điều trị sẽ để lại di chứng nặng nề cho trẻ như liệt nửa người không thể tự sinh hoạt, chăm sóc bản thân được.

Ngủ dậy thấy mệt mỏi, miệng méo, người đàn ông 54 tuổi ở Phú Thọ bị đột quỵ Ngủ dậy thấy mệt mỏi, miệng méo, người đàn ông 54 tuổi ở Phú Thọ bị đột quỵ

GĐXH - Bệnh nhân 54 tuổi ở Phú Thọ sau khi thức giấc gặp tình trạng miệng méo, khó nói nên được đưa đi cấp cứu kịp thời và được chuẩn đoán bị đột quỵ.

Trời lạnh, sáng ngủ dậy làm ngay 5 điều này để phòng đột quỵTrời lạnh, sáng ngủ dậy làm ngay 5 điều này để phòng đột quỵ

GĐXH - Đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Do vậy mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và các biến chứng.

Người đàn ông 30 tuổi tử vong do đột quỵ vì mắc sai lầm này trong lúc tắmNgười đàn ông 30 tuổi tử vong do đột quỵ vì mắc sai lầm này trong lúc tắm

GĐXH - Người đàn ông tử vong vì đột quỵ đã tắm nước nóng trong đêm để thư giãn. Khi bước ra khỏi phòng tắm, anh đột ngột đau đầu dữ dội và liệt nửa người... Người nhà đưa đến viện nhưng anh không qua khỏi.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Một loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Top