Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé bị hẹp da quy đầu, lớn không thể “quan hệ”?

Thứ ba, 07:00 19/01/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Tôi nghe nói, nếu bé trai bị hẹp da quy đầu mà không phẫu thuật khi bé, lớn lên sẽ không thể “quan hệ” được.

 

 

Bé trai nhà tôi 5 tuổi, thi thoảng tôi có lộn chim bé lên nhưng chỉ kéo thò ra được một chút. Mong chuyên mục tư vấn như thế nào là hẹp da qui đầu? Như thế nào thì nên cắt da quy đầu? Có phải khi bé bị hẹp da quy đầu, lớn lên không thể “quan hệ”?

Giang Hường (Nam Định)

Hẹp da quy đầu ở bé trai là hẹp lỗ mở của da quy đầu làm cho da quy đầu không thể tách khỏi quy đầu, kết quả là làm cho bé khó tiểu, viêm nhiễm vùng quy đầu tái đi tái lại… Việc nam giới bị hẹp bao quy đầu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Nhưng thông tin trẻ nam bị hẹp bao quy đầu khi bé, lớn lên không thể “quan hệ” là không chính xác. Hẹp bao quy đầu vẫn có thể “quan hệ” nhưng sẽ khó khăn hơn và không được như mong muốn bởi lớp da bọc ở bao quy đầu không tuột xuống được, khiến cho dương vật bị bí bách, bao da bị căng và đau khi cương cứng.

Có hai loại hẹp da quy đầu là hẹp da quy đầu sinh lý và hẹp da quy đầu bệnh lý. Hẹp da quy đầu sinh lý (hẹp tiên phát): Là  hẹp do bao quy đầu dính với quy đầu để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra, tình trạng này sẽ hết từ từ khi trẻ lớn lên. Còn hẹp da quy đầu bệnh lý (hẹp thứ phát, hẹp mắc phải): Là hẹp do sẹo xơ, sẹo này được hình thành do những lần viêm nhiễm da quy đầu trước đây, do chấn thương quy đầu…

Đối với hẹp da quy đầu sinh lý, bác sĩ sẽ cho nong da quy đầu. Việc nong này sẽ làm cho bé bị đau dương vật nên cần hỗ trợ thuốc tê tại chỗ. Sau khi nong ở bệnh viện nếu đau nhiều thì bé sẽ được cho thuốc giảm đau và kháng viêm để giảm sưng đau. Khi về nhà, ba mẹ cũng phải tiếp tục nong cho bé một đến hai lần mỗi ngày cho đến khi bé tự nong được. Đối với các bé tự nong được, ba mẹ cần nhắc nhở bé nong mỗi ngày để tránh bị viêm nhiễm và hẹp da quy đầu tái phát. Nên nhớ, khi nong ra xong ba mẹ nên kéo tụt da quy đầu vế vị trí bình thường để tránh hiện tượng da quy đầu bị sưng phồng do thắt nghẽn (thắt nghẽn da quy đầu).

Đối với hẹp da quy đầu bệnh lý bé cần được phẫu thuật cắt da quy đầu vì hẹp dạng này rất khó nong và rất dễ tái phát.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên cắt da quy đầu cho bé trong trường hợp thật sự cần thiết vì phẫu thuật cắt da quy đầu có thể để lại các biến chứng tuy hiếm gặp nhưng cũng gây nhiều khó chịu cho bé và người thân như: Hẹp da quy đầu tái phát, hẹp lỗ tiểu gây bí tiểu, tiểu khó, sẹo xấu ở chổ cắt da quy đầu…

Chuyên gia tư vấn Kim Mai/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

Sống khỏe - 6 giờ trước

Nam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Nghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Sống khỏe - 13 giờ trước

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế - 14 giờ trước

Nhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 14 giờ trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Sống khỏe - 14 giờ trước

Thời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Sống khỏe - 1 ngày trước

Sau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?

Top