Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh giọng ở giáo viên

Thứ năm, 10:44 11/01/2007 | Sống khỏe

Bệnh giọng là bệnh nghề nghiệp thường gặp ở người làm việc trong ngành giáo dục, với khoảng 11% các giáo viên (GV) đang bị bệnh giọng và khoảng 58% các GV có bị bệnh giọng trong suốt cuộc đời dạy học của mình. Ngoài ra, bệnh giọng còn có tác động xấu đến việc dạy học và khả năng đứng lớp, với khoảng 43% GV phải giảm bớt việc đứng lớp; và hàng năm có khoảng 18% các GV bị mất việc do bị bệnh giọng.

Nguyên nhân tăng tần suất bệnh giọng

Một nguyên nhân của thực trạng tăng tần suất bị bệnh giọng ở GV là vì họ phải sử dụng giọng nhiều trong giảng dạy. Ở các GV có tố bẩm gây bệnh giọng, tổn thương dây thanh có thể xảy ra sau khi có rung dây thanh quá mức. Rất nhiều GV phát âm to tiếng trong một thời gian dài mà không có thời gian nghỉ đủ để bồi hoàn. Điều này góp phần làm tăng sự rung dây thanh quá mức. Để tránh cái vòng luẩn quẩn này, cần có định mức giới hạn rung dây thanh cho GV làm tiêu chuẩn cho các giải pháp điều trị bệnh giọng. Tuy vậy, sự hiểu biết về các giải pháp điều trị còn rất ít trước khi có các kết quả thành tựu nghiên cứu mới đây.

Các thành tựu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên

Trong 4 năm gần đây, các nhà nghiên cứu về giọng ở các viện nghiên cứu khác nhau đã cùng nhau phối hợp thực hiện các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, nhằm lượng giá hiệu quả của các giải pháp điều trị bệnh giọng. Nỗ lực phối hợp nghiên cứu đã thực hiện thành công 3 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với sự tham gia của các GV. Ở 3 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên này, các GV bị bệnh giọng được xếp nhóm theo cách ngẫu nhiên (nhóm điều trị và nhóm chứng).

Các GV có 4 đợt điều trị, mỗi đợt 6 tuần bởi chuyên viên điều trị bệnh giọng. Trước khi được áp dụng một đợt điều trị 6 tuần, mỗi GV tham gia phải điền đầy đủ vào Bảng chỉ số tổn thương giọng (Voice Handicep Index -VHI) để tìm kiếm tác nhân tâm lý gây bệnh giọng.

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên 1: Dùng liệu pháp chăm sóc dây thanh (vocal hygiene-VH) và liệu pháp luyện dây thanh (vocal function exercises-VFE), sau đó so sánh các kết quả ở nhóm điều trị với nhóm chứng. Trái với liệu pháp chăm sóc dây thanh, liệu pháp luyện dây thanh có hiệu quả hỗ trợ, phục hồi quy trình phát âm sau khi bệnh nhân tham dự một chương trình huấn luyện dây thanh đầy đủ. Kết quả của thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên 1 chỉ ra rằng chỉ có nhóm GV có dùng liệu pháp VFE mới có kết quả cải thiện (chỉ số VHI giảm). Các tác giả tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của liệu pháp VH khi dùng đơn thuần.

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên 2: Dùng liệu pháp bộ khuếch đại âm cá nhân (portable voice ampilification-VA) và liệu pháp chăm sóc dây thanh. Việc mang bộ khuếch đại âm khi nói giúp giảm mức rung dây thanh cho GV. Các đánh giá so sánh trước và sau điều trị cho thấy chỉ có nhóm GV dùng liệu pháp VA có giảm các chỉ số VHI. Nhóm chứng (không có điều trị) có thể biểu hiện giọng xấu đi theo các chỉ số VHI.

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên 3: Dùng liệu pháp cộng hưởng (Resonance therapy RT) và so sánh với liệu pháp luyện cơ hô hấp (Respiratory muscle training-MRT) ở các nhóm GV được chọn ngẫu nhiên. Liệu pháp RT huấn luyện GV bị bệnh giọng biết cách tập trung phát âm về phía trước, tạo sự rung chủ yếu ở vùng trung tâm mặt. Mục tiêu của liệu pháp RT là cho tiếng nói mạnh với mức căng dây thanh tối thiểu. Liệu pháp RMT giúp tăng lực các cơ hô hấp cho mạnh hơn để bệnh nhân bị bệnh giọng tạo dòng khí thở ra với áp lực mạnh hơn. Nhờ các cơ hô hấp mạnh hơn, lực kháng ở thanh quản được trung hòa nhờ có bù trừ và giảm nguy cơ bị tổn thương thanh quản. Để thực hiện liệu pháp RMT, cần có thiết bị đo áp suất để đánh giá lực tăng ở các cơ hô hấp.

Phân tích kết quả từ 3 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên cho thấy chỉ các GV có điều trị bằng liệu pháp VA (mang bộ khuếch đại âm cá nhân) hay RT (liệu pháp cộng hưởng) mới có giảm chỉ số VHI. Các phát hiện này, tương tự như những nghiên cứu thử nghiệm trước đó, khẳng định tính hiệu quả của liệu pháp dùng bộ khuếch đại âm cá nhân và liệu pháp cộng hưởng trong điều trị bệnh giọng cho GV.

Tóm lại, các nghiên cứu dịch tễ học và các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trong thời gian gần đây đã không chỉ báo động thực trạng nguy cơ bị bệnh giọng ở GV mà còn giúp cho việc điều trị bệnh có hiệu quả tối ưu.

Theo Sức khỏe & Đời sống

giadinhtreem
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 49 phút trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 6 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 8 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 9 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top