Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Thứ bảy, 11:00 19/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc nàyNgười đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

GĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh nhân đột quỵ não may may mắn được cấp cứu "giờ vàng"

Theo thông tin từ BVĐK Medlatec, bệnh nhân là bà N.T.H (65 tuổi, ở Hà Nội) khi đang ăn cơm cùng gia đình thì bất ngờ mất khả năng nói, tay chân run và yếu, không thể cầm bát đũa hay đứng vững nên được gia đình nhanh chóng đưa đến viện.

Tại bệnh viện, các bác sĩ nhanh chóng tiếp cận đảm bảo các dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân, đồng thời kịp thời đánh giá tình trạng bệnh.

Dựa trên triệu chứng lâm sàng điển hình, bác sĩ đưa ra chẩn đoán sơ bộ ban đầu về tình trạng đột quỵ não cấp. Bệnh nhân lập tức được hội chẩn liên chuyên khoa và thực hiện các kiểm tra khẩn cấp ngay tại giường bao gồm đo huyết áp, điện tim.

Kết quả đo huyết áp ghi nhận tình trạng tăng huyết áp với chỉ số đo được là 160/88 mmHg, mạch yếu. Điện tim thời điểm kiểm tra không phát hiện bất thường.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải- Ảnh 2.

Hình ảnh MRI phát hiện ổ nhồi máu não ở giai đoạn tối cấp. Ảnh: BVCC

Ngay sau đó, bệnh nhân được chuyển chụp MRI sọ não khẩn cấp, hình ảnh phát hiện ổ nhồi máu não vị trí nhân bèo và thùy thái dương trái, ở giai đoạn tối cấp - thời điểm "vàng" cho can thiệp điều trị.

Nhận định đây là một ca đột quỵ não giờ thứ 2, bệnh nhân được chuyển tuyến khẩn cấp bằng xe cấp cứu. Bà H. kịp thời được sử dụng thuốc tiêu sợi huyết và can thiệp đặt stent mạch não thành công. Hiện tại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và sức khỏe đang dần ổn định.

Chia sẻ về ca bệnh, ThS.BS Phạm Duy Hưng - Phó Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: "Yếu tố dẫn đến cấp cứu thành công ca bệnh này là bệnh nhân được đưa đến viện sớm, trong khung giờ vàng xử trí đột quỵ (4,5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng). Đây là giai đoạn quan trọng để can thiệp hiệu quả, đòi hỏi ekip bác sĩ phải phối hợp chặt chẽ và đưa ra chẩn đoán chính xác, nhanh nhạy".

Bác sĩ Hưng cũng lưu ý thêm: "Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp tuyệt đối không được chủ quan mà cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ".

Vì sao người bị đột quỵ não cần được điều trị càng sớm càng tốt?

Theo ThS.BS Phạm Duy Hưng, đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do mạch máu nuôi dưỡng bị tắc (nhồi máu não), hoặc vỡ (xuất huyết não).

Sau khi đột quỵ xảy ra, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não chết và làm người bệnh già đi khoảng 3 tuần tuổi. Chính vì vậy, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị duy nhất đó chính là "tái tưới máu cho não".

Nếu chậm trễ, các tế bào não sẽ bắt đầu chết vĩnh viễn không có cách phục hồi, gây nhiều di chứng nặng nề (rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người, suy giảm nhận thức, suy giảm vận động, đời sống thực vật vĩnh viễn) và có thể dẫn đến tử vong.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải- Ảnh 3.

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Chủ động phòng ngừa nguy cơ đột quỵ

Để chủ động phòng ngừa bệnh, người dân cần lưu ý đến những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ não dưới đây:

- Tuổi tác: Người càng lớn tuổi, nguy cơ đột quỵ càng cao, do đó cần được theo dõi và tầm soát định kỳ. Tuy nhiên, đột quỵ ngày nay không còn là "bệnh của tuổi già" khi tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng.

- Tăng huyết áp: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, do làm tổn thương thành mạch và tăng nguy cơ vỡ, hoặc tắc mạch máu não.

- Thừa cân, béo phì: Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp - các yếu tố nguy cơ trực tiếp của đột quỵ.

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và muối có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp - hai "thủ phạm" gây đột quỵ.

- Ít vận động, tập thể dục: Thiếu hoạt động thể chất góp phần làm tăng cân, rối loạn mỡ máu và huyết áp - những yếu tố nguy hiểm cho sức khỏe mạch máu não.

- Hút thuốc lá: Nicotine và carbon monoxide trong khói thuốc có thể gây tổn thương các mạch máu, dẫn đến đột quỵ

- Tiểu đường: Lượng đường dư thừa trong máu gây tổn thương mạch máu, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, dẫn đến đột quỵ do tắc nghẽn.

- Uống rượu, bia quá mức: Uống rượu, bia quá mức có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến đột quỵ.

Nhận biết sớm dấu hiêu đột quỵ não

Với tính chất nguy hiểm, đột quỵ não là tình trạng y tế đòi hỏi xử trí khẩn cấp trong giờ "vàng" (khoảng 4,5 giờ từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên). Cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian này chính là yếu tố quyết định sự sống và khả năng phục hồi của người bệnh. Vì thế, việc trang bị kiến thức để nhận biết sớm đột quỵ là điều bất kỳ ai cũng cần nắm vững.

Theo các chuyên gia, một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để phát hiện đột quỵ là áp dụng quy tắc FAST - do Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo.

FAST là từ viết tắt của bốn dấu hiệu cảnh báo sớm, bao gồm:

F - Face (Khuôn mặt): Một bên mặt đột nhiên bị xệ, méo miệng, rối loạn thị lực.

A - Arm (Cánh tay): Yếu/ tê liệt một bên tay, không thể nâng lên, hoặc giữ thăng bằng.

S - Speech (Giọng nói): Nói khó, nói ngọng, không rõ chữ, không diễn đạt được.

T - Time (Thời gian): Thời gian là yếu tố sống còn. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức.

Bác sĩ khuyến cáo, việc đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt sẽ giúp bác sĩ kịp thời sử dụng các phương pháp điều trị hiệu quả như thuốc tiêu sợi huyết (giúp làm tan cục máu đông), hoặc lấy huyết khối cơ học (trường hợp tắc động mạch lớn trong não).

Đừng để sự chậm trễ cướp đi cơ hội sống của người thân bạn. Hãy nhớ rằng, mỗi phút trôi qua, hàng triệu tế bào não có thể mất đi vĩnh viễn.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phảiNgười phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

GĐXH - Người phụ nữ bị đột quỵ từng có tiền sử tăng huyết áp nhưng điều trị không thường xuyên. Trước khi bị đột quỵ, người bệnh có dấu hiệu đột ngột đau đầu dữ dội, choáng váng, buồn nôn...

Đang đun bếp lúc sáng sớm, người phụ nữ 49 tuổi bất ngờ bị đột quỵĐang đun bếp lúc sáng sớm, người phụ nữ 49 tuổi bất ngờ bị đột quỵ

GĐXH - Ngay sau khi phát hiện bà Đ đang ngồi gục trong bếp, lơ mơ, liệt nửa người trái, người nhà đã đưa bà đi cấp cứu.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Top