Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bệnh nặng, cô gái vẫn quyết tâm chia tay bạn trai lâu năm và cái kết cô chẳng dám ngờ

Thứ năm, 08:00 25/05/2017 | Bốn phương

Ai sẽ muốn ở với tôi? Ai sẽ muốn chịu trách nhiệm với một người đang chết dần chết mòn thế này? Chưa biết khi nào tôi sẽ được cấy ghép phổi nhưng tôi đã bị đẩy vào một góc tối khiến tôi chẳng muốn thức dậy vào mỗi sáng nữa.

Có một khoảng thời gian trong đời, việc lên kế hoạch cho hôn lễ với tôi chẳng bao giờ thành hiện thực. Tôi như sắp chết. Tôi mắc một căn bệnh di truyền có tên Cystic Fibrosis (bệnh xơ nang) và khi được 19 tuổi, tôi được báo tin rằng phải cấy ghép phổi để kéo dài sự sống. Các bác sĩ đã phát hiện ra một loại vi khuẩn hiếm gặp đã từ từ phá hủy hai lá phổi vốn đã hỏng của tôi. Tôi phải đưa ra quyết định. Đưa tên vào danh sách chờ cấy ghép hoặc ngồi đó chờ chết. Rồi tôi được đưa tên vào danh sách chờ cấy ghép ở The Cleveland Clinic vào tháng 1/2011. Họ bảo tôi nên chuẩn bị đồ đạc sẵn, luôn trong tâm thế sẵn sàng bởi cuộc gọi ghép phổi có thể đến vào bất kì lúc nào. Sự chờ đợi ấy trôi qua suốt nhiều năm trời.


Samatha Jameson - tác giả bài viết (Ảnh: Facebook)

Samatha Jameson - tác giả bài viết (Ảnh: Facebook)

Năm tôi 21 tuổi, tôi đính hôn, dọn ra ngoài ở, bệnh tình nặng hơn, và dĩ nhiên mối quan hệ của chúng tôi và vị hôn phu cũng tệ hơn. Chúng tôi đều biết không hợp nhau nhưng phải khó khăn lắm mới có thể nói lời chia tay. Đặc biệt là đối với một đứa bệnh tật như tôi. Nhưng rõ ràng anh ấy không phải là người mà tôi cần. Hai tuần trước Giáng sinh, anh ấy đã lấy dũng khí kết thúc mối quan hệ này. Tôi rơi vào trầm cảm.

Ai sẽ muốn ở với tôi? Ai sẽ muốn chịu trách nhiệm với một người đang chết dần chết mòn thế này? Chưa biết khi nào tôi sẽ được cấy ghép phổi nhưng tôi đã bị đẩy vào một góc tối khiến tôi chẳng muốn thức dậy vào mỗi sáng nữa. Hạnh phúc với tôi giờ đây xa tầm với lắm, tôi còn khoảng 39kg, chức năng phổi chỉ còn hoạt động được 24%. Tôi chẳng biết phải làm gì. Tôi chẳng biết mục đích sống của mình là gì nữa. Cứ thế tôi sống trong vô định.

Nhưng rồi tôi quyết định tìm một sự giúp đỡ. Và sự giúp đỡ ấy đến từ một nhà trị liệu - người mà chưa một lần cố gắng điều trị cho tôi bằng thuốc, thay vào đó tôi phải thét vào chiếc ghế chẳng có ai ngồi trên đấy, viết xuống những điều khiến tôi hạnh phúc.

Tìm kiếm chính mình - thứ khó khăn nhất mà tôi đã làm được.

Tôi chẳng tìm kiếm chàng người yêu nào cả vì chẳng có ai để tôi tìm. Tôi cũng chẳng hứng thú tìm kiếm sự tương đồng. Tôi quan tâm đến cuộc sống của tôi hơn, đến thứ mà tôi đã đánh mất. Thời gian. Thời gian trở thành điều ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của tôi và mọi thứ đều xung quanh nó. Tháng 8/2012, tôi phát hiện mình đánh mất quá nhiều thứ và một trong những thứ đó đã dẫn đến quyết định của tôi: Life Center của Cincinnati, thuộc Ohio - một tổ chức hiến tặng nội tạng đã cho tôi một nền tảng để thay đổi.

Tôi bắt đầu ở những trường học, các sự kiện cộng đồng, kể về câu chuyện của tôi với hy vọng sẽ có thể truyền cảm hứng cho ai đó rằng họ hoàn toàn có thể trở thành một anh hùng. Một điều đáng nhớ đã xảy ra vào tháng 8 năm đó, tôi bắt gặp một chàng trai tôi đã biết từ khi 16 tuổi. Tyler. Anh ta khi đó không áo, không giày, tóc qua vai và còn đang uống bia nữa. Ban nhạc của anh khi đó đang biểu diễn để gây quỹ vì một người bạn ung thư. Tôi chưa bao giờ thấy Tyler trong bộ dạng như thế cả. Những tháng sau đó, chúng tôi bỗng dưng dần dần hình thành một kiểu quan hệ nào đấy mà không có những bữa ăn tối, xem phim, đăng tải ảnh trên Facebook hay tag nhau trên Instagram. Tất cả chỉ có chăm chú theo dõi, nhìn vào điều anh ấy làm tốt nhất: chơi trống.


Tyler (Ảnh: Facebook)

Tyler (Ảnh: Facebook)

Tyler có gì đó tỏa sáng, thu hút sự quan tâm của người khác. Mỗi khi anh ấy bước vào, mọi người đều chú ý. Anh ấy quyến rũ, vui tính và thật sự là một người tuyệt vời. Ai cũng thích vây quanh Tyler, và tôi cũng vậy.

Năm 2013, tôi đã trong danh sách chờ cấy ghép được 2 năm, chức năng phổi của tôi chỉ còn khoảng 24%. Tôi phải thường xuyên thở bằng oxy. Nhưng tôi rất ngu ngốc và bướng bỉnh khi một mực giấu Tyler tình trạng bệnh của mình. Và rồi bằng một cách nào đó, anh biết tôi cần phải được ghép phổi, vậy mà tôi vẫn cố tỏ ra bình thường trước anh mặc cho vẻ ngoài ngày càng teo tóp. Tôi không thể đi bộ xa, leo trèo hay nhảy nhót. Tôi đánh vật với từng hơi thở. Nhưng khi xung quanh bạn chẳng có ai suốt 24/7, bạn sẽ dễ dàng giấu đi những chuyện đó.

Tháng Bảy năm đó, Tyler thông báo tháng Tám anh sẽ chuyển đến St. John, quần đảo Virgin thuộc Mỹ để hoạt động âm nhạc cùng ban nhạc của mình. Trái tim tôi vỡ tan. Đêm trước khi anh đi, tôi đã lấy hết can đảm gửi anh một phong bì với những bài viết về anh ấy trên các trang tạp chí mà tôi đã giữ lại. Tất cả thay lời yêu tôi muốn gửi đến anh nhưng chẳng có can đảm thổ lộ. Một sự hèn nhát của tôi nhưng như vậy thì Tyler sẽ cảm thấy thoải mái lưu diễn cùng ban nhạc. Hơn nữa, tôi cũng chẳng muốn nói: “Em yêu anh” mà không nhận được phản hồi nào từ anh ấy.

Vài tháng trôi qua, chúng tôi chẳng ai nói với ai một lời. Cuộc sống tôi quay trở lại với sự chờ đợi như trước đây, về bất cứ điều gì, và có cả sự hy vọng nữa.

Tháng Chín, Tyler gọi tôi, chúng tôi cập nhật tình hình cuộc sống mỗi người. Chúng tôi trò chuyện rất nhiều vào những ngày sau đó. Cho đến một ngày, anh bảo: “Anh có cảm giác mình đang thiếu thứ gì đó. Hình như trái tim anh vẫn còn ở Ohio. Anh yêu em”. Bạn tin không, tim tôi như rớt xuống tận dạ dài. Hơn 2000 dặm, lời yêu từ anh ấy. Tyler hứa nếu tôi có thể chờ, anh ấy sẽ trở về cạnh tôi nhưng anh lại chẳng cho tôi giới hạn thời gian. Tôi trở nên thất vọng và mệt mỏi với sự chờ đợi.


Anh có cảm giác mình đang thiếu thứ gì đó. Hình như trái tim anh vẫn còn ở Ohio. Anh yêu em (Ảnh: Internet)

"Anh có cảm giác mình đang thiếu thứ gì đó. Hình như trái tim anh vẫn còn ở Ohio. Anh yêu em" (Ảnh: Internet)

Tháng 1/2014, tôi bị cúm. Nó tàn phá phổi tôi ghê gớm mà chẳng cách nào đảo ngược tình thế được. Tôi sợ hãi, lo lắng. Tôi lúc nào cũng bảo Tyler tôi ổn, tôi không sao bởi tôi không muốn anh phải từ bỏ ước mơ được chơi nhạc. Nhưng rồi tôi cũng phải nói, phải nói chính xác những gì xảy ra. Rằng tôi đã ở trong bệnh viện nhiều thế nào, tôi đã khóc nhiều ra sao. Tôi muốn anh có mặt ở đây, ôm tôi vào lòng rồi vỗ về: “Sẽ ổn thôi em yêu”.

20/3/2014, anh nhắn tin trách cứ tôi: “Sao lại có người đàn ông lạ đứng trước nhà em?”. Tôi nhanh chóng chạy ra mở cửa. Là anh ấy - bất ngờ lớn nhất cuộc đời tôi - đang ôm bó hoa trên tay. Anh bảo anh có thể chơi nhạc bất kì lúc nào nhưng anh cần có tôi bên cạnh. Bạn biết không, đó là lúc tôi phải thở oxy 24/7, thông khí nhân tạo Bibap cả đêm, mỗi tháng ở trong bệnh viện từ 2 đến 3 tuần để điều trị kháng sinh và theo dõi tình trạng của tôi. Tôi từ một người hoàn toàn độc lập trở thành cần sự giúp đỡ của mọi người trong mọi việc. Nhưng tôi có Tyler. Cùng nhau trong bệnh viện, anh ấy vẫn có thể chơi nhạc và mang bữa tối đến cho tôi sau khi xong việc. 3 giờ sáng tôi nôn thốc nôn tháo, anh vẫn có thể tỉnh dậy hỗ trợ tôi, mang tôi vào phòng tắm bởi cơ thể tôi cực kì đau nhức do khí oxy không được lưu thông đúng cách.


Tyler luôn bên cạnh Samatha suốt thời gian cô nằm viện (Ảnh: Facebook)

Tyler luôn bên cạnh Samatha suốt thời gian cô nằm viện (Ảnh: Facebook)

Tyler luôn kể tôi nghe về những festival âm nhạc và trong thâm tâm, tôi rất muốn được trải nghiệm. Nhưng tôi cần oxy, điều trị hô hấp, không khí trong lành và kháng sinh. Chẳng có cách nào để tôi được đến festival cả.

Giáng sinh năm đó, tôi lại có một bất ngờ khác. Tyler đã lên kế hoạch tổ chức một lễ hội âm nhạc mang tên SamJam, sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4/2015. Một nửa tiền thu được sẽ đưa vào quỹ hỗ trợ ung thư, nửa còn lại sẽ giúp tôi ghép phổi. Tôi chẳng thể nào dám tin vào sự thật này. 16 ban nhạc, các nghệ sĩ… sẽ đến quê nhà của tôi. Vài tuần trước khi festival diễn ra, tôi phải ở trong phòng chăm sóc tích cực để thở máy không xâm nhập vì tôi hoàn toàn giữ lại CO2. Tỉnh dậy, tôi nhận thấy cơ thể mình bị tàn phá ghê gớm. May mắn sao, tôi có thể tham dự 1 ngày của lễ hội âm nhạc.

Nó quá sức thật nhưng quá tuyệt vời. Người yêu tôi đã dành món quà này cho tôi. Anh ấy đề nghị tôi lên sân khấu, cảm ơn mọi người đã đến, và tôi đã làm như lời hứa nhưng phải ngồi trên một chiếc ghế. Rồi anh bắt đầu vừa đàn vừa hát, một bài hát chính anh viết tặng tôi mà tôi chưa bao giờ được nghe cả. “Không thể phủ nhận, chúng ta là tất cả của cuộc đời nhau. Em yêu, em đồng ý cưới anh nhé”, lời cầu hôn tôi đột ngột nhận vào cuối bài hát.

Nhưng tôi vẫn chưa kịp trả lời, trong đầu tôi lại văng vẳng: “Chuyện gì xảy ra thế này. Thở đi, Sam. Đừng ngưng thở. Tiếp tục thở đi em”. Ơn trời, tôi đã được thở oxy kịp lúc. Vừa khóc tôi vừa vừa cố gắng trả lời: “Em đồng ý”. Tôi đã đồng ý cưới người đàn ông tuyệt vời nhất mà tôi được gặp trong đời.

Trong khi sự hưng phấn vẫn chiếm trọn trái tim, tôi vẫn phải giữ đầu óc mình thật tỉnh táo. Tôi quyết định không lên kế hoạch đám cưới gì cả cho đến khi cấy ghép phổi. Tôi không muốn tình trạng của tôi buộc hôn lễ phải diễn ra trong bệnh viện hay khổ sở tiến vào lễ đường, không thể nhảy điệu nhảy đầu tiên cùng anh ấy bởi đôi chân đau nhức. Lúc đó, tôi chỉ có thể sử dụng 15% phổi, phải nhập viện 1 tuần sau lễ hội âm nhạc.

11 ngày sau khi tôi nhận được lời cầu hôn lãng mạn từ Tyler, khi đang ngủ vùi để quên đi cơn đau, tôi được hai cô y tá đánh thức dậy và thông báo: “Họ đã tìm được phổi tương thích”. Vậy là sau 4 năm đợi chờ, phép màu đã xảy ra. Tôi lập tức gọi Tyler, bố mẹ, những người bạn thân thiết. Không lâu sau đó, tôi được đưa đến Cleveland.

Cuộc phẫu thuật bắt đầu lúc 8 giờ tối ngày 15/4 và kết thúc vào 4 giờ sáng ngày 16 - sinh nhật Tyler. Tôi mất rất lâu và rất khó khăn để hồi phục nhưng nó rất đáng. Tôi đã có hai lá phổi mới và một cuộc sống mới.

4/6/2016, Tyler và tôi kết hôn với sự có mặt của 300 khách mời, từ gia đình, bạn bè, bác sĩ, y tá, những người hoạt động âm nhạc.. và những người đã cùng chúng tôi đi suốt một đoạn đường dài.


Samatha và Tyler hạnh phúc trong ngày cưới cùng gia đình và bạn bè (Ảnh: Facebook)

Samatha và Tyler hạnh phúc trong ngày cưới cùng gia đình và bạn bè (Ảnh: Facebook)


(Ảnh: Facebook)

(Ảnh: Facebook)


(Ảnh: Facebook)

(Ảnh: Facebook)


(Ảnh: Facebook)

(Ảnh: Facebook)

Cứ mỗi lần kỷ niệm, sinh nhật hay Giáng sinh… tôi lại nhớ đến người đã hiến phổi cho tôi cùng gia đình họ. Tôi không biết họ là ai nhưng cứ mỗi tháng 11, tôi lại viết thư cho họ với hy vọng sẽ nhận được phản hồi. Tôi cầu nguyện cho họ mỗi ngày. Tôi đau khi biết họ buồn nên tôi phải cố gắng sống thật tốt, cho người đã hiến tặng phổi cho mình. Vợ chồng tôi đã cùng nhau khám phá rất nhiều thứ, nào là đi bộ đường dài, lặn biển, bơi lội cùng những chú rùa biển, ở St. John và Mexico. Tôi cũng chẳng thể nào quên được những lần leo núi cùng anh ấy nữa. Tôi cũng ăn nhiều pizza lắm - thứ mà tôi cực kì ghét trước khi ghép phổi.


Samatha giờ đã có thể cùng chồng du lịch khắp nơi (Ảnh: Facebook)

Samatha giờ đã có thể cùng chồng du lịch khắp nơi (Ảnh: Facebook)


Và cả leo núi (Ảnh: Facebook)

Và cả leo núi (Ảnh: Facebook)

Chúng ta được ở trên thế gian này để giúp đỡ lẫn nhau. Tôi lại được cơ hội truyền tải những thông điệp đó để lan tỏa tình yêu thương, ánh sáng và cảm hứng. Tôi cố gắng thật nhiều như mình đã từng. Chồng tôi là kiểu người luôn theo dõi tôi nhưng chẳng bao giờ xem tôi như người bệnh tật, người luôn khôi phục hy vọng trong tôi và luôn làm tôi khóc. Anh ấy chưa bao giờ phàn nàn vì những tuần lễ trong bệnh viện cùng tôi. Anh đã cho tôi rất nhiều nếu không muốn nói là đã cứu tôi. Tôi không nghĩ tôi sẽ thay đổi anh ấy. Tôi nghĩ tình yêu sẽ làm anh ấy thay đổi và tình yêu sẽ làm thay đổi tất cả mọi người.

Hãy cầu nguyện, sống tốt và cống hiến cho cuộc đời này.

Samatha Jameson - tác giả bài viết đồng thời là nhân vật nữ trong câu chuyện cảm động trên - đến từ Manchester, Ohio. Cô đã bị chẩn đoán mắc bệnh xơ nang từ khi mới 4 tuổi. Đến nay, dù đã được cấy ghép phổi nhưng đến nay phổi chị vẫn còn 3 loại vi khuẩn trong đấy. Hiện nay, chị vẫn là đại sứ của Life Center - một tổ chức hiến tạng - nơi chị có thể truyền cảm hứng đến mọi người về việc hiến tạng.

Theo Tri thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Con trai lớp 7 nhảy lầu từ tầng 17, ông bố giở cặp sách của con ra xem thì ngã quỵ trước 1 xấp giấy

Con trai lớp 7 nhảy lầu từ tầng 17, ông bố giở cặp sách của con ra xem thì ngã quỵ trước 1 xấp giấy

Chuyện đó đây - 10 giờ trước

“Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho bản thân mình”, người cha đau đớn nhớ lại.

Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Tiêu điểm - 18 giờ trước

Các quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Tiêu điểm - 23 giờ trước

Trong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Vụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Câu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Những người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Tỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Tiêu điểm - 3 ngày trước

"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.

Top