Bệnh nhi đầu tiên, nhỏ tuổi nhất Việt Nam chữa lành bạch biến nhờ ghép tế bào tự thân
GiadinhNet- Con luôn đặt câu hỏi vì sao khác biệt với các bạn. Tóc mái con lúc nào cũng để dài, che bớt vết dị thường trên trán - anh Q nhớ lại những ngày tháng ròng rã đưa con đi viện.
Thấy cậu con trai 4 tuổi nổi nốt nhỏ trắng trên vầng trán đen sì vì nghịch nắng nhiều, anh Q (Hà Đông, Hà Nội) thoáng nghĩ con chỉ bị lang ben, cho con bôi thuốc được kê ở phòng khám tư.
Nhưng những gì diễn ra với con trai chỉ trong 20 ngày hồi tháng 7/2017 ấy khiến anh nhớ mãi. Vùng da bỗng ởn trắng lan rộng với tốc độ chóng mặt, như "nở" ra trông thấy hàng ngày. 3 tuần từ khi xuất hiện đốm trắng đó, diện tích da trắng đã to bằng nắm đấm, ngay giữa trán con, rất nổi bật.
Đưa con đi khám ở một bệnh viện khác, gia đình hoảng khi biết con bị bạch biến - bệnh anh chị chưa nghe bao giờ, trong nhà chưa ai mắc phải. 2 tháng ròng rã bôi thuốc không đỡ, không chỉ thế còn có dấu hiệu xuất hiện mờ ở quanh hàm cậu bé, anh chị quyết định đưa con lên Bệnh viện Da liễu Trung ương. Lúc đó khoảng đầu năm 2018.
"Khi bắt đầu đi học lớp 1, con tự ti nhiều. Bạn bè hay trêu. Còn con thì luôn đặt câu hỏi không hiểu vì sao lại khác biệt với các bạn. Tóc con lúc nào cũng phải để tóc mái dài rủ, che bớt vết dị thường trên trán" - anh Q nhớ lại những ngày tháng ròng rã đưa con đi viện.
BS Hoàng Văn Tâm thăm khám cho bệnh nhi bạch biến. Ảnh: P.H
ThS.BS Hoàng Văn Tâm - Phó Trưởng Khoa Điều trị nội trú ban ngày (Bệnh viện Da liễu Trung ương) là người trực tiếp điều trị cho bé gần 3 năm qua. Điều khiến anh lo lắng nhất là bệnh nhi mắc bạch biến thể ổ ấy không đáp ứng với các phương pháp nội khoa (thuốc bôi, thuốc uống) hay sau đó áp dụng biện pháp ánh sáng (chiếu tia cực tím).
"Ròng rã, bố mẹ tuần nào cũng phải xin nghỉ việc vài ngày đưa con đi chiếu tia nhưng hầu như bé không có biến chuyển" - ThS Tâm nhớ lại. Sau chiếu tia vài hôm, vùng da trắng của bé tái lặp, không mờ đi như kỳ vọng.
Theo nghiên cứu, vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân bạch biến không đáp ứng các biện pháp điều trị thông thường, cậu bé sinh năm 2013 này cũng không ngoại lệ.
Nhưng phải làm gì để cậu bé ấy và nhiều bệnh nhân khác nữa bớt tự ti, khép mình, được nâng cao chất lượng sống? "Thời điểm đó, chúng tôi đang nghiên cứu về biện pháp ghép tế bào thượng bì tự thân nên đã tư vấn cho gia đình, kiên trì chờ đợi phương pháp tối ưu cho cháu…"- BS Tâm chia sẻ: Rất may mắn, gia đình đã nhẫn nại, đồng hành với sự nỗ lực của bác sĩ.
Cuối cùng, ngày 3/4/2020, con trai anh Q được lựa chọn sẽ một trong những em bé đầu tiên áp dụng phương pháp này. Tình cờ, đây cũng là em bé nhỏ tuổi nhất được ghép da. Trước bé, trong 2 tháng, đã có 30 bệnh nhân bạch biến là người lớn được áp dụng, kết quả rất tốt. Đến nay, sau 4 tháng, đã có hơn 100 người (trong đó có 10 bệnh nhân là trẻ em) được ghép thành công, kết quả đánh giá ban đầu sau ghép rất khả quan.
Đã có 100 bệnh nhân (trong đó có 10 bé) được ghép da tự thân chữa bạch biến. Trong ảnh: Vùng da bạch biến trước ghép (trái) và sau (phải) của một bệnh nhi bạch biến.
Phương pháp dùng tế bào thượng bì gồm: tế bào hắc tố, tế bào gai, một số tế bào gốc của chính cơ thể mình ghép vào tổn thương bạch biến.
Các bác sĩ gây mê tĩnh mạch (với người lớn hoặc tổn thương nhỏ thì chỉ cần gây tê tại chỗ), sau đó lấy một miếng da nhỏ ở phía trước đùi bé, tỷ lệ chỉ bằng 1/5 vùng cần ghép (khoảng 5cm). Miếng da này sẽ được đưa vào trong dung dịch, qua các công đoạn sẽ tách lấy tế bào thượng bì, nuôi dưỡng, đếm tế bào, rồi ghép vào vùng da bị bạch biến (vùng da này được bào mòn bằng tay hoặc dùng laser). Tế bào ghép vào được dùng gạc cố định lại và tháo ra trong vòng 1 tuần.
Việc ghép cho trẻ nhỏ phức tạp hơn so với người lớn do trẻ chưa ý thức được nên sẽ khó hợp tác với bác sĩ. Cuộc ghép da từ lúc gây mê đến lúc tỉnh mê mất khoảng 2- 4 tiếng.
Khoảng 20 ngày đầu, vùng da bạch biến chưa cải thiện rõ rệt. Nhưng từ ngày thứ 21 trở đi, da con dần đều màu hơn. Đến nay, 2 tháng tròn, vùng da trắng chỉ còn lốm đốm nhỏ, anh Q vừa lướt những tấm ảnh anh kỳ công chụp lại hàng ngày, vừa chia sẻ.
Vùng da của con trai anh Quyết đều màu hơn sau ghép.
"Thông thường từ 6 tháng sau ghép trở đi mới thấy hiệu quả rõ rệt, các mảng da ghép đều màu cùng với vùng da xung quanh"- BS. Tâm nói và đánh giá đến nay, con trai anh Q đã cải thiện được 80%, con số trong mơ với một gia đình có con mắc bệnh.
Tự tin hơn với diện mạo mới sau 3 năm mắc bệnh, cậu bé 7 tuổi vuốt mái tóc, mỉm cười vì ước mơ cắt tóc mái "sành điệu" như các bạn đã thành hiện thực. Bé nói em không cần phải liên tục bôi kem chống nắng mỗi khi ra đường nữa. Quan trọng hơn, bé đã hoà đồng với các bạn.
BS Tâm cho hay, thông thường bệnh nhân chỉ cần ghép một lần, tuy nhiên cũng có thể ghép thêm để tăng hiệu quả. Hiện nay ekip phẫu thuật ghép đã làm chủ được hoàn toàn kỹ thuật và hạn chế tối đa tác dụng phụ.
Vị bác sĩ quen thuộc của những bệnh nhân bạch biến này cũng khuyến cáo, để đạt hiệu quả điều trị cao, tốt nhất bệnh nhân nên kết hợp với điều trị bằng ánh sáng trị liệu. Sau điều trị, bệnh nhân có thể hoạt động và làm việc bình thường.
Lẫn đầu tiên ở Việt Nam, kỹ thuật này được tiến hành "chuẩn chỉnh", hiệu quả cao, đem lại nhiều hy vọng mới cho người bệnh bạch biến thể ổ. Chi phí điều trị phương pháp ghép này dao động từ 25-35 triệu tùy diện tích tổn thương, rẻ hơn nhiều so với thể giới (tại một số nước chi phí đến 200 triệu đồng một lần ghép).
Các trường hợp được chỉ định ghép:
- Bệnh nhân mắc bạch biến ổn định ít nhất 1 năm (trong vòng 1 năm không có tổn thương mới nào hoặc tổn thương cũ không lan rộng).
- Không có hiện tượng Kobner: không xuất hiện tổn thương bạch biến ở vùng chấn thương.
- Không có tiền sử sẹo lồi do chấn thương.
Võ Thu
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 1 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.