Bi kịch của con cá heo bị chê béo ú không thể biểu diễn: Rơi vào trầm cảm vì cô đơn, lúc chết kêu cứu không ai hay
Cuộc đời của con cá heo Makaiko rơi vào "địa ngục" sau khi bị bắt khỏi đại dương.

Con cá heo đực Makaiko, có nghĩa là "sức mạnh tiềm ẩn" chào đời vào năm 1996, tại vùng biển thuộc thị trấn Taiji, tỉnh Wakayama, Nhật Bản, nơi nó được tận hưởng cuộc sống tự do cùng với đồng loại, thoải mái khám phá Thái Bình Dương rộng lớn. Khi đó, chuỗi thức ăn của Makaiko cũng vô cùng đa dạng.
Thế nhưng, cuộc sống ngoài thế giới tự nhiên của Makaiko không kéo dài lâu trước khi nó cùng với một vài con cá heo khác rơi vào chiếc lưới đánh bắt. Nhưng con vật vẫn còn may mắn khi nó không giãy giụa, tìm cách thoát thân để rồi bị giết hoặc đưa đi "làm thịt" phục vụ cho các bữa ăn.
Makaiko và một vài con cá heo khác, bao gồm cả chị của nó, Kumiko, được bán cho một thủy cung cá heo ở Nhật để trở thành các con thú làm trò tiêu khiển. Con vật bị thương ở phần vây và bụng trong quá trình di chuyển.


Huấn luyện viên Lorena Kya Lopez, hiện đang làm việc cho Tổ chức Bảo vệ Động vật thế giới, đã gặp Makaiko tại một công viên ở Mexico vào năm 2001. Lopez kể sau khi được bán vào đây, Makaiko được thả vào một chiếc hồ nhỏ không chứa nước biển mà là nước đã qua xử lý bằng các chất hóa học.
"Nơi đây hoàn toàn khác biệt so với đại dương. Nó trống trải, vô trùng và tĩnh lặng" - Lopez nói.
Sau đó, các huấn luyện viên bắt đầu cho cá heo ăn nhưng chỉ khi chúng nghe lời và hoàn thành các màn biểu diễn. Makaiko bị bắt phải nhảy lên xuống, dùng mũi đẩy huấn luyện viên bơi lặn dưới nước và kéo họ đi khắp hồ bằng chiếc vây đã bị tổn thương, chỉ để đổi lấy một bữa ăn.
Những con cá heo phải chấp nhận bị các huấn luyện viên động chạm và bơi cùng họ trong suốt hàng giờ liền. Không lâu sau, Makaiko lại bị chuyển đến một thủy cung khác ở thành phố Mexico City, được gọi là Six Flags, sau một chuyến hành trình dài 56 giờ đồng hồ trong một chiếc hộp nhỏ.
Makaiko được bôi kem lên da để ngăn không bị khô da nhưng nó bắt đầu chảy máu cơ thể do không thể thở được. Một thời gian ngắn sau khi đến nơi, chị của Makaiko, Kumiko, đã rơi vào chứng trầm cảm và qua đời. Thế là con vật đã mất đi "người thân" cuối cùng tại xứ sở xa lạ này.

Makaiko bị chê mập và nặng nề, không phù hợp để biểu diễn.
Dù phải sống trong môi trường nuôi nhốt nhỏ xíu nhưng Makaiko nhanh chóng làm quen với những con cá heo khác. Khi mối liên kết giữa chúng vừa được hình thành thì các con vật ấy lại được đưa đến đảo Caribbean để tiếp tục cuộc sống của những "kẻ mua vui cho con người", bỏ lại Makaiko một mình ở lại.
Thời điểm đó, Makaiko bị nhận định là không phù hợp để biểu diễn bởi vì con vật không thể làm theo mệnh lệnh một cách trơn tru, đồng thời thân hình thì quá khổ và nặng kí.
Theo lời Lopez kể, Makaiko bị bỏ bê trong hồ nước, không được cho ăn và dần bắt đầu có biểu hiện bị rối loạn lo âu khi nó liên tục đập đầu vào tường. Thỉnh thoảng, người ta mang đến cho Makaiko những con cá chết hoặc đến để làm sạch hồ nước. Đó là những lúc hiếm hoi Makaiko không ở một mình.
Sau một chiến dịch giải cứu được thực hiện bởi chính phủ Mexico, Makaiko được công ty Aqua World hỗ trợ trong quá trình tái hòa nhập với thế giới tự nhiên. Đứng đầu đảm nhận nhiệm vụ này là Lopez và một huấn luyện viên khác, cả hai nỗ lực để chăm sóc sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của con vật.
Đáng tiếc, tình trạng của Makaiko không hề cải thiện sau nhiều năm sống trong môi trường tồi tàn. Nó tiếp tục có hành vi làm hại bản thân.
Makaiko được chuyển đến Dolphin Discovery tại đảo Isla Mujeres, Mexico và trải qua 4 năm cuối đời ở đây. Sau nhiều năm bị nuôi nhốt, cuối cùng nó cũng được bơi tung tăng giữa lòng đại dương một lần nữa nhưng chỉ trong khu vực giới hạn. Tuy nhiên, Makaiko khi đó lại bị bắt biểu diễn cho con người.

Makaiko có hành vi tự làm hại mình.
Sau một cơn bão, Makaiko bị mắc kẹt vào một chiếc lưới đặt dưới nước và chết. Khi đó, không ai để ý con vật đã rất chật vật cố ngoi lên mặt nước để thở. Kết quả, Makaiko bị chết ngạt ngay tại nơi mà nó đã bị khai thác triệt để vì mục đích giải trí cho con người.
Câu chuyện của Makaiko được Lopez chia sẻ với nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức về ngành công nghiệp buôn bán động vật hoang dã trên toàn cầu khiến hàng triệu động vật phải chịu đựng đau thương mỗi ngày.
"Không một con cá heo nào phải gánh chịu một cuộc đời đau khổ và cái chết bi thảm như Makaiko" - Lopez khẳng định
(Nguồn: The Sun)

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển
Chuyện đó đây - 14 giờ trướcTrong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcBức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Loài cây quái dị bậc nhất thế giới: Có thể "sinh con" như động vật, tại Việt Nam cũng xuất hiện
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcĐây được coi là loài cây điển hình cho sự kỳ lạ.

Tiết lộ mới gây sốc về hình dáng và kích thước thực sự của cá mập Megalodon
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcCác nhà khoa học vừa công bố một nghiên cứu đột phá, hé lộ kích thước đáng kinh ngạc và hình dạng thực sự của loài cá mập tiền sử khổng lồ Megalodon.

Trái Đất suýt không có sự sống vì một hành tinh khác
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcHệ Mặt Trời suýt có hành tinh thứ 9. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể không hiện diện trên Trái Đất.

Bức ảnh khiến hàng triệu người nhìn vào đều phải khóc thét và đồng lòng nói 1 câu duy nhất
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcCộng đồng mạng không tranh cãi mà đều có chung nhận định dưới bài đăng này.

Chàng trai làm game chỉ bằng 1 câu lệnh AI, kiếm 1 tỷ đồng/tháng
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcTất cả những việc cần làm, là mô tả ý tưởng bằng ngôn ngữ tự nhiên, sau đó để AI tự viết mã.

Nước cổ đại 2 tỷ năm dưới lòng đất có vị như thế nào?
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcPhát hiện về nước 2 tỷ năm tuổi tại mỏ Kidd Creek không chỉ là một bước tiến lớn trong địa chất học mà còn mở ra những câu hỏi quan trọng về nguồn gốc và khả năng tồn tại lâu dài của sự sống.

Núi Roraima: 'Thế giới đã mất' bị cô lập hàng triệu năm mà người bản địa gọi là 'nhà của các vị thần'
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcNúi Roraima là một thành tạo đỉnh bằng phẳng với các hồ nước trong vắt, thác nước và một hệ sinh thái độc đáo đã bị cô lập với thảo nguyên xung quanh trong hàng triệu năm.

Bức ảnh ghi lại sự tương phản đáng kinh ngạc trên trái đất chúng ta đang sống
Chuyện đó đây - 6 ngày trướcHình ảnh tại thành phố Manaus khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Trái Đất suýt không có sự sống vì một hành tinh khác
Chuyện đó đâyHệ Mặt Trời suýt có hành tinh thứ 9. Nếu điều đó xảy ra, chúng ta có thể không hiện diện trên Trái Đất.