Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bi kịch cuộc sống của những “góa phụ ảo” ở Ấn Độ

Thứ bảy, 09:26 03/08/2013 | Bốn phương

GiadinhNet - Cưới vội, có thai ngay trong tuần trăng mật rồi tiễn chồng đi làm ăn ở nước ngoài, hàng nghìn phụ nữ Ấn Độ đang ngày đêm vò võ mong ngày vợ chồng được đoàn tụ. Nhưng các ông chồng vẫn biền biệt nhiều năm ở nước ngoài, để lại quê nhà những cô vợ trẻ đang sống như những góa phụ.

Bi kịch cuộc sống của những “góa phụ ảo” ở Ấn Độ 1
Những người phụ nữ bất hạnh có chồng xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Ảnh minh họa
Hiện trạng đáng báo động này đang gây nhiều hệ lụy xã hội tại một trong những bang giàu có nhất Ấn Độ.
 
Những “hòn vọng phu” thời hiện đại

Trong một ngôi làng ven biển tại bang miền nam Kerala của Ấn Độ, những người phụ nữ đang nhảy múa và ca hát chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ trong ngày thành hôn của họ. Trên gương mặt của cô dâu 15 tuổi, khách khứa dễ dàng nhận thấy nét u buồn không thể che giấu. Bản thân những người có mặt cũng cảm thấy ái ngại thay cho cô bé, bởi họ biết rằng, những ngày hạnh phúc được ấp má kề vai bên chồng mới cưới của cô sẽ sớm chấm dứt. Người chồng phải sang một nước vùng Vịnh nào đó để làm việc, để lại cô vợ trẻ vò võ ở quê nhà. Đội ngũ những cô dâu tuổi teen sống cô đơn của Kerala lại chuẩn bị đón nhận thêm một thành viên mới.

Kerela là một bang không hề nghèo của Ấn Độ, trái lại, nơi đây còn có chỉ số kinh tế - xã hội cao hơn hẳn nhiều bang khác. Tỷ lệ biết chữ của người dân lên tới hơn 90%, cao nhất cả nước. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong, học sinh bỏ học, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn… luôn ở mức thấp. Người dân bang Kerela cũng được coi là có tuổi thọ trung bình cao và có chất lượng cuộc sống đáng thèm muốn so với nhiều bang nông thôn khác. Thế nhưng, tất cả những thành tựu này lại không đến từ nguồn lực của chính địa phương. Trái lại, Kerela cũng là bang có tỷ lệ thất nghiệp lên tới 15%, cao gấp 3 lần tỷ lệ chung của cả Ấn Độ. Chính lượng kiều hối hàng tỷ USD mỗi năm mà những người con xa xứ của bang này gửi về đã giúp duy trì nền kinh tế của quê nhà. Theo thống kê của chính phủ nước này, có tới gần 50% nam giới ở độ tuổi trưởng thành của bang này đang đi lao động xuất khẩu ở các nước vùng Vịnh, bên kia biển Ả rập. Phần lớn họ đều đã kịp cưới vợ trước khi cất bước ra đi, một số thì tranh thủ cưới trong những lần về nghỉ phép năm giữa thời hạn hợp đồng. Những người chồng, người cha đi vắng biền biệt vài năm trời này đã để lại “hậu phương” cả một cộng đồng rất lớn các cô vợ trẻ đang được biết đến với cái tên chung đầy cay đắng – những “góa phụ ảo”.

Vật chất, tiền bạc gửi về không bù đắp được nỗi cô đơn, sự thiếu thốn tình cảm của những người vợ, nhất là khi tuổi đời của họ còn rất trẻ. Ông Sujatha, một quan chức cấp cao của chính phủ Ấn Độ cho biết, nhiều đám cưới được tổ chức một cách vội vã khi chú rể về nước thăm nhà. Thông thường, mỗi đợt nghỉ phép như vậy chỉ từ 15 đến 20 ngày. Đó cũng là khoảng thời gian mặn nồng dài nhất dành cho các đôi vợ chồng mới cưới. Sau đó, đám đàn ông lại ra đi, và theo thông lệ, phải khoảng 2 đến 3 năm sau, họ mới lại được hưởng một kỳ nghỉ phép tiếp theo. Theo tập tục truyền thống, các cô gái ở đây bị cha mẹ ép lấy chồng từ rất sớm, từ khi mới 15 - 16 tuổi, mặc dù độ tuổi hợp pháp để kết hôn là 18. Đôi vợ chồng nào cũng cố gắng có con ngay trong những ngày vàng ngọc ngắn ngủi sau lễ cưới, và thời gian 2 tuần đủ để họ làm được điều ấy. Kết quả là số cô dâu – bà mẹ tuổi teen sống xa chồng của bang Kerela cũng cao nhất cả nước, tương ứng với tỷ lệ đi làm ăn xa của chồng họ. Các nhà hoạt động xã hội đã gọi đây là những “góa phụ ảo” bởi họ có chồng mà cứ như những góa phụ thực sự vậy. Sự xa cách kéo dài này đang gây nhiều hệ lụy xấu về mặt xã hội, mà không ai khác, chính các “góa phụ ảo” và những đứa trẻ từ lúc được sinh ra vẫn chưa biết mặt cha, đang là nạn nhân trực tiếp.

Sajida mới 22 tuổi nhưng đã kết hôn cách đây bảy năm và hiện đang một mình nuôi đứa con trai sáu tuổi. Cô mang thai trong vòng 15 ngày sau đám cưới, người chồng sang Kuwait làm việc sau thời gian đó và chưa một lần về thăm vợ con. Một trường hợp khác là Ayesha, 18 tuổi, đã kết hôn hai năm trước. Toàn bộ tiền mặt và vàng mà cha mẹ cô cho làm của hồi môn đã được người chồng sử dụng để tìm việc tại một nước vùng Vịnh. “Kể từ khi anh ấy ra đi, chúng tôi không còn liên lạc gì với nhau nữa” – Ayesha buồn bã nói. Bố chồng của cô, ông Abdhul Kareem thì tiết lộ với phóng viên rằng, từ vài tháng nay Ayesha bắt đầu có dấu hiệu bị trầm cảm. Việc các “góa phụ ảo” đang chịu tổn thương tâm thần không còn là chuyện cá biệt của một vài người thiếu bản lĩnh nữa, mà hiện tượng này đang gia tăng một cách chóng mặt, khiến chính quyền phải vào cuộc. Hàng loạt các chuyên gia y tế - chủ yếu là các bác sĩ tâm lý - đã được chính phủ điều động về bang này để tư vấn tâm lý cho các cô vợ trẻ bị trầm cảm. Bác sĩ Ramlath, một chuyên gia như vậy cho biết, mỗi ngày cô tiếp khoảng 10 bệnh nhân, tất cả đều là nữ giới trẻ tuổi đang có chồng lao động ở nước ngoài từ nhiều năm nay. “Những cô gái này không được chuẩn bị để sống cuộc sống cô đơn này. Họ đang đau khổ cả về tinh thần lẫn thể chất, và rất cần được giúp đỡ” – Ramlath cho biết. Tuy nhiên, vị bác sĩ tâm lý này cũng thừa nhận rằng, chuyên môn của cô chỉ có thể xoa dịu phần nào những vết thương lòng cho các “góa phụ ảo”. Chỉ khi chồng họ trở về, hiện tượng xã hội tiêu cực này mới có thể bị chặn đứng.
 
“Hội chứng vùng Vịnh”

Đó là cái tên mà các phương tiện truyền thông Ấn Độ sử dụng mỗi khi nhắc đến các hệ lụy xã hội của việc thiếu vắng đàn ông ở bang Kerela. “Góa phụ ảo” chỉ là một trong số những hậu quả xấu mà tình trạng này đem lại. “Hội chứng vùng Vịnh” còn là sự đổ vỡ của các cuộc hôn nhân vội vã, mang đậm yếu tố “duy trì nòi giống” kết hợp với tập tục tảo hôn chứ không hoàn toàn xuất phát từ tình yêu đích thực giữa các cặp vợ chồng. Do đó, không khó hiểu khi tỷ lệ ly hôn tại bang này tăng vọt trong những năm gần đây. Người chủ động đâm đơn không ai khác, chính là các “góa phụ ảo”. Họ không thể chịu đựng được cảnh phải làm “hòn vọng phu” trong vô vọng, nên đã quyết định dứt tình để đi tìm hạnh phúc mới với những người đàn ông có thể ở bên họ hàng ngày. Không ai muốn làm góa phụ, mà cuộc sống của họ thì chẳng khác nào những góa phụ thực sự. Nhiều người không ly hôn, nhưng lại tìm cách bù đắp sự thiếu thốn tình cảm bằng cách quyến rũ, ngoại tình với những người đàn ông khác ở quê nhà, kể cả khi họ đã có vợ. Cơ quan cảnh sát Kerela cho biết, những vụ đánh ghen thường xuyên xảy ra, mà “kẻ thứ ba” đa phần là các cô vợ trẻ có chồng đang đi xuất khẩu lao động. Trong khi đó, tại trường học, các giáo viên cũng kêu trời vì một thế hệ học trò mới - những đứa trẻ vắng cha. Thiếu vắng sự dạy bảo nghiêm khắc của người đàn ông trong gia đình, lứa trẻ này tỏ ra bướng bỉnh, ngỗ ngược hơn hẳn những lớp trước.
 
Trước tình trạng đáng lo ngại này, đã xuất hiện nhiều lời kêu gọi cần phải can thiệp đến tận gốc rễ vấn đề, để ngăn chặn “hội chứng vùng Vịnh”. Jamat-e-Islami Hind, một tổ chức chính trị cánh hữu của cộng đồng Hồi giáo tại Kerela đã mở chiến dịch tuyên truyền, vận động để hạn chế những đám cưới vội vã như thế. Tình nguyện viên của tổ chức này đi đến cả nhà trai lẫn nhà gái, thuyết phục họ không nên đẩy con em mình vào cảnh chia li sau đám cưới. Nhưng điều này gặp nhiều khó khăn. Đa phần nhà trai đều muốn con mình có vợ trước khi đi xa, nếu kịp để lại một đứa con thì càng tốt. Thậm chí, nhiều người phải trông chờ vào khoản tiền từ của hồi môn mới có đủ kinh phí để đi xuất khẩu lao động. Ngược lại, nạn tảo hôn cũng khiến nhiều nhà gái nhắm mắt gả con khi còn ít tuổi, dù biết rằng chỉ sau đó ít ngày, con mình sẽ trở thành một “góa phụ ảo”. Chính sự gặp nhau của “nhu cầu” giữa hai bên này đã khiến việc vận động của các tình nguyện viên gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Nasiruddeen Alungal, một thành viên của Jamat-e-Islami Hind cho biết, trước quan điểm lạc hậu “thâm căn cố đế” không dễ gì thay đổi trong một sớm một chiều này, hiện tổ chức của ông đã chuyển hướng hành động. Một mặt vẫn vận động tạm dừng những đám cưới như trên, nhưng mục tiêu chính trong giai đoạn tiếp theo sẽ là kêu gọi đám đàn ông chịu khó tìm việc ngay tại Ấn Độ. Nếu sang các nước vùng Vịnh, họ sẽ bị chủ sử dụng lao động thu giữ hộ chiếu, và khi đó, việc về thăm gia đình là hoàn toàn phụ thuộc vào các ông chủ này. Chỉ đến khi hết hạn hợp đồng – thường kéo dài khoảng 5-7 năm, họ mới lại được cầm thứ giấy tờ quan trọng này của mình trên tay để trở về nhà một cách tự do. Trong khi đó, nếu làm việc ngay tại đất nước mình, thì dù có phải đi xa, đến những bang khác, thì cơ hội về thăm vợ con của họ hàng năm, thậm chí hàng tháng là không có gì khó khăn.

Trong một động thái mới nhất, chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ thúc đẩy đầu tư các nhà máy, xí nghiệp tại Kerela để giữ chân lao động địa phương. Xem ra, chỉ khi nào nam giới bang này hết cảnh tha phương cầu thực nơi xứ người mới có thể chấm dứt được “hội chứng vùng Vịnh” cũng như xóa sổ đội ngũ “góa phụ ảo” ở đây.
 
Trần Thanh (Theo BBCNewsIndia)
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Tiêu điểm - 9 giờ trước

“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Chuyện đó đây - 17 giờ trước

Vụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tiêu điểm - 22 giờ trước

Câu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Những người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Tỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.

Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ

Cãi nhau với mẹ rồi bỏ đi, 2 tuần sau con trai được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ, người thân ngã quỵ

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Vụ việc mới xảy ra tại Thái Lan khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau đớn.

Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?

Vì sao Isaac Newton và Albert Einstein đều cho rằng thời gian chỉ là 'ảo ảnh'?

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Thời gian từ lâu đã là một khái niệm mà con người suy ngẫm, trải nghiệm và coi trọng.

Top