Biết những kỹ năng này, người dân sẽ tự làm giảm được thiệt hại do cháy, nổ
GĐXH - Các biện pháp phòng cháy chữa cháy là giải pháp nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Vậy các biện pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản là gì?
Biện pháp phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy nổ gây ra.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản
- Không được tích trữ những chất nguy hiểm gây cháy, nổ với số lượng lớn trong nhà như xăng, dầu, bình ga mini và những vật tương tự. Đối với những hộ gia đình kinh doanh các mặt hàng dễ cháy như quần áo, chăn, đệm, sách vở… thì nên để ở những nơi cách xa nguồn điện, nguồn nhiệt, đồng thời tạo khoảng cách thuận tiện cho việc thoát nạn trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra.
- Lắp đặt hệ thống điện có cầu dao tự động và các thiết bị bảo vệ khi có sự cố xảy ra, đồng thời sử dụng các thiết bị điện đúng kỹ thuật. Bạn tuyệt đối không được tự ý lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ điện. Không để các thiết bị điện sinh nhiệt lớn như bếp điện, quạt sưởi ấm… gần đồ dùng làm bằng những vật liệu dễ cháy.
- Khi sử dụng bếp gas, các hộ gia đình cần lưu ý khóa van bình gas sau khi sử dụng, tránh trường hợp rất nhiều người chỉ khóa van bếp mà quên khóa van bình gas. Khi ngửi thấy mùi khí gas, ngay lập tức cần phải cảnh báo cho mọi thành viên trong gia đình, không được bật công tắc điện hay bất cứ dụng cụ, thiết bị nào có phát sinh tia lửa, đồng thời phải nhanh chóng mở tất cả các cửa để thông gió. Hãy kiểm tra cụm van, bình gas, đường ống, xác định vị trí rò rỉ bằng nước xà phòng. Cố định tạm thời vị trí rò rỉ hoặc tháo dây dẫn gas, mang bình ra nơi thoáng gió và thông báo ngay cho nơi cung cấp gas hoặc đơn vị phòng cháy chữa cháy để xử lý.
- Khi xảy ra cháy gas tại vị trí bếp, đường ống, điều cần làm ngay lúc này là hãy tìm cách khóa van bình gas, sử dụng bình chữa cháy, các vật dụng (chăn ướt, nước) để dập cháy và báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy qua số điện thoại 114.
- Việc thắp hương thờ cúng hay đốt vàng mã vào những ngày lễ, Tết tại mỗi gia đình cần được làm cách xa những nơi có chứa chất nguy hiểm cháy, nổ. Bên cạnh đó cần có người canh để chống cháy lan.
- Mỗi hộ gia đình cũng cần trang bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình cứu hoả, quả nổ chữa cháy tự động và ròng rọc thoát hiểm hay thang dây để phòng trường hợp sự cố hỏa hoạn có thể xảy ra.
Các biện pháp phòng chống chữa cháy cụ thể
Biện pháp phòng cháy chữa cháy trong trường học
- Thường xuyên chú ý tới hoạt động của học sinh, không để các em nghịch lửa hay những thiết bị điện gây cháy, nổ. Lồng kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy vào các bài giảng, nói chuyện về những việc không được làm và hướng dẫn các em cách thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra.
- Nhà trường có thể tổ chức các buổi tập huấn, dạy trẻ cách phòng cháy chữa cháy, các kỹ năng sinh tồn, cách sử dụng bình cứu hỏa hiệu quả. Ngoài ra, học sinh sinh viên nên được thực hành diễn tập chữa cháy trong tình huống xảy ra hỏa hoạn ở hầm gửi xe, cách sơ cứu người bị nạn, cách sử dụng vòi phun nước cứu hỏa trong tình trạng khẩn cấp...
Cách phòng cháy chữa cháy ở trường mầm non
Cần đặc biệt chú ý đến khu vực đun nấu tại các trường mầm non. Khu vực này phải được bố trí tách biệt với khu vực học tập và nghỉ ngơi của học sinh. Trong quá trình đun nấu, người thực hiện phải đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, bố trí bình gas và bếp phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1,2m. Bên cạnh đó, nhà trường cần thường xuyên kiểm tra bình gas, hệ thống van, đường ống dẫn gas và lắp đặt thiết bị báo rò rỉ khí gas để kịp thời phát hiện và xử lý sự cố hỏa hoạn.
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện định kỳ và khắc phục kịp thời những sơ hở thiếu sót của hệ thống điện như hỏng cách điện do va đập, kéo giãn cơ học, chuột cắn…
- Quản lý chặt chẽ các chất dễ gây cháy nổ, nguồn nhiệt, nguồn điện và đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy. Bố trí, sắp xếp các thiết bị cũng như đồ dùng dụng cụ gọn gàng, cách xa các nguồn lửa, nguồn nhiệt…
Không để các chất dễ cháy như: mút xốp, giấy, bông, vải, sợi... gần các thiết bị, dụng cụ điện. Khi không sử dụng cần ngắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện không cần thiết và tắt hết các nguồn lửa, nguồn nhiệt.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên cần thường xuyên tập luyện nghiệp vụ chữa cháy, thực hành sử dụng trang bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ như xô, chậu, chăn, bình chữa cháy xách tay… để chủ động và xử lý kịp thời khi xảy ra cháy, nổ. Tích cực tham gia tập huấn sử dụng vòi phun, sử dụng bình chữa cháy, các phương tiện chữa cháy thông dụng khác để dập tắt đám cháy.
- Khi xảy ra hỏa hoạn, cần tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng cảnh sát PCCC theo số 114 đồng thời tổ chức việc thoát nạn, dùng các phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập tắt đám cháy.
Các biện pháp phòng cháy đối với trụ sở cơ quan, nơi làm việc, cơ sở kinh doanh
Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy.
Người đứng đầu cơ sở có tính đặc thù về phòng cháy chữa cháy như: Đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác có nguy hiểm về cháy nổ; cơ sở là các công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và các công trình khai thác khoáng sản khác; cơ sở sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện; cơ sở là chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, kho tàng; cơ sở là cảng, nhà ga, bến xe; cơ sở lả trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ thì phải thực hiện các biện pháp đặc thù về phòng cháy chữa cháy phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy nổ của từng loại cơ sở.
Tại cơ sở sản xuất kinh doanh phải có niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt tại khu vực kinh doanh sản suất.
Không được lưu trữ quá nhiều hàng hoá trong kho, hàng hóa phải được sắp xếp theo từng dãy để tạo khoảng trống chống cháy lan.
Phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống điện, lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu dao tự động, cầu chì cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt.
Không lập bàn thờ để thờ cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc; Không sử dụng vật liệu là chất cháy để làm mái, trần nhà, vách ngăn.
Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
Thành lập đội PCCC cơ sở và phải được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, có phân công thường trực canh gác.
Trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở.
Xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.
Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo ngay cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo số điện thoại 114 hoặc báo cho chính quyền, công an nơi gần nhất đồng thời tìm mọi cách dập cháy, tổ chức việc thoát nạn, cứu người theo phương án chữa cháy đã đề ra.
Phòng cháy chữa cháy trong gia đình
Không để nhiều đồ dễ cháy trong nhà.
Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu.
Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.
Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu... phải kín. Không để ô tô trong nhà ở, phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy.
Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan.
Cẩn thận khi dùng các thiết bị điện.
+ Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn, không tự ý lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ điện.
+ Lắp đặt các thiết bị điện phải đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
+ Không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gân các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.
+ Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
+ Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.
Lưu ý nơi thờ cúng.
+ Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy.
+ Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Luôn phải nhớ xem lại hương, nến đang thắp.
+ Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn chống cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan. Không đốt vàng mã ở gần nơi có nhiều vật dễ cháy, nổ.
+ Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
Sử dụng bình gas có khoá an toàn.
+ Với các gia đình sử dụng bếp gas thì luôn nhớ khoá gas ngay sau khi không có nhu cầu sử dụng. Trong trường hợp cháy gas tại vị trí bếp, đường ống, cụm van điều áp hãy tìm cách khóa van bình gas, sử dụng bình chữa cháy, các vật dụng (chăn ướt, nước) để dập cháy và báo ngay cho cơ quan chức năng.
+ Hãy kiểm tra các thiết bị và phụ kiện bình gas định kỳ.
Luôn để các thiết bị, dụng cụ chữa cháy ở nơi dễ lấy, dễ tìm.
+ Nên trang bị bình chữa cháy cho gia đình. Bình chữa cháy giúp chủ động hơn trong việc dập lửa và phòng chống cháy nổ.
+ Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.
+ Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn.
+ Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
Những biện pháp phòng cháy chữa cháy trong gia đình quan trọng cần lưu ý
Ngay từ lúc chọn nhà, xây nhà, cần phải lưu ý đến những điều như sau:
Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá.
Cửa có nhiều khoá nên sử dụng các loại khoá kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khoá dễ thấy, dễ lấy.
Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên.
Trường hợp xảy ra đám cháy: Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy chung cư
Luôn niêm yết nội quy phòng cháy, chữa cháy, các biển cấm lửa, cấm hút thuốc, các tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi dễ xảy ra cháy nổ.
Hạn chế đưa các vật liệu dễ cháy nổ như xăng dầu, khí ga và các chất nguy hiểm khác vào công trình nếu thật sự cần thiết thì cần phải có biện pháp phòng cháy chữa cháy an toàn.
Các phương tiện, dụng cụ chữa cháy cứu người tại chỗ phải có và phù hợp với từng quy mô, tính chất cháy nổ của công trình.
Ngoài ra, cần xây dựng và tổ chức thực tập các phương án chữa cháy thực tế. Từ đó giúp huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho các cán bộ quản lý, an toàn viên và những người làm việc trực tiếp.
Các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng
Xây dựng đường băng cản lửa:
Xây dựng đường băng cản lửa để phòng, chống cháy rừng là biện pháp rẻ tiền, tiết kiệm được lao động, vật tư, đem lại hiệu quả cao.
Tác dụng của đường băng cản lửa là ngăn chặn cháy lan trên mặt đất, cháy trên tán ở những khu rừng dễ cháy và là chỗ dựa để tiến hành vận chuyển các phương tiện dập tắt đám cháy, vận chuyển giống, phân bón… phục vụ cho kinh doanh rừng và là con đường vận xuất, vận chuyển lâm sản.
Khi thiết kế trồng rừng hoặc rừng đã trồng hay rừng tự nhiên phải tiến hành phân chia những khu rừng thành những lô, khoảnh riêng biệt với những đường băng cản lửa, có thể là đường băng trắng hoặc đường băng xanh có tác dụng bẻ gãy ngọn lửa đang cháy trên mặt đất, cháy trên tán cây rừng.
- Đường băng trắng: là những dải trống đã được chặt trắng thu dọn hết cây cỏ, thảm mục, được dọn sạch hay cày lật đất nhằm ngăn lửa cháy lan trên mặt đất rừng.
- Đường băng xanh: là đường băng được trồng bằng những cây xanh hỗn giao, có kết cấu nhiều tầng, nên chọn những loài cây có khả năng chịu lửa tốt. Đường băng xanh có tác dụng ngăn ngọn lửa cháy lan trên mặt đất và cháy trên tán cây rừng.
Hướng đường băng cản lửa:
Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 15 độ C, đường băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy.
Đối với địa hình phức tạp độ dốc trên 15 độ C, đường băng trùng với đường đồng mức. Việc bố trí đường băng đúng hướng là góp phần tích cực phát huy khả năng phòng chống cháy đạt hiệu quả cao nhất.
Các loại đường băng cản lửa:
- Đường băng chính: được xây dựng ở những khu rừng có diện tích lớn, diện tích từ 5 - 100 ha. Loại đường băng này nên kết hợp với đường vận xuất, vận chuyển trong rừng để làm đường băng.
- Đường băng phụ: thường được xây dựng những vùng rừng dễ cháy có cường độ kinh doanh cao.
Khoảng cách giữa các đường băng tùy thuộc vào địa hình từng loại rừng, cường độ kinh doanh và mức độ đầu tư của các chủ rừng.
Đối với rừng tự nhiên, cự ly giữa các đường băng chính từ 1.000 - 2.000m. Với rừng trồng cự ly giữa các đường băng chính từ 500 - 1.000m, bề rộng của đường băng cản lửa đối với 2 loại rừng tự nhiên và rừng trồng tối thiểu từ 10 - 20m, đường băng phụ có chiều rộng từ 8 - 12m (nên trồng cây xanh).
Chú ý: Cần phải lợi dụng những chướng ngại vật tự nhiên như: sông, suối, hồ nước, đường mòn, đường vận xuất, vận chuyển... để làm đường băng cản lửa. Hàng năm, phải chăm sóc, tự sửa các đường băng cản lửa, dọn sạch vật liệu cháy mới có tác dụng cản lửa.
Trồng rừng hỗn giao
Nhiều nơi rừng trồng chủ yếu là thông. Do có hàm lượng tinh dầu cao nên khi bị cháy dễ gây ra cháy lớn và lan rất nhanh. Do đó, khi trồng rừng thông cần phải trồng xen với những loài cây lá rộng khó cháy khác để làm giảm khả năng cháy lan trên mặt đất và trên tán cây. Những loài cây để trồng xen gồm: thông, tô hạp hương, vối thuốc và sơn tra … có tác dụng phòng, chống cháy rừng rất tốt.
Chăm sóc, tu bổ, vệ sinh rừng
Cần chăm sóc, tự tu bổ, sửa chữa các đường băng cản lửa, dọn sạch vật liệu dễ cháy mới có tác dụng phòng, chống cháy.
Phát, dọn thực bì, dây leo cuốn cây không để rừng quá rậm rạp, dễ gây cháy rừng. Không phát chăm sóc rừng trong mùa khô hanh nhằm giảm vật liệu gây cháy rừng đến mức thấp nhất.
An toàn khi sản xuất nương rẫy
Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, khi làm nương rẫy phải tuân thủ nghiêm ngặt một số quy định về phòng, chống cháy như:
Dọn toàn bộ thực bì, phơi khô và vun thành dải rộng 2 - 3 m, dải nọ cách dải hàng kia từ 5 - 6 m, dải cách xa rừng tối thiểu 8 - 10 m.
Đốt thực bì vào buổi chiều tối hay sáng sớm khi gió nhẹ và đốt lần lượt từ trên đỉnh xuống chân đồi. Khi đốt phải có người canh gác cẩn thận, phải báo trước cho lực lượng phòng cháy và các tổ chức chính quyền thôn, bản. Đốt nương xong phải kiểm tra an toàn trước khi ra về.
Có biển cấm lửa rừng và quy ước bảo vệ rừng
Cần có quy ước bảo vệ rừng và cắm biển cấm lửa ở những nơi dễ xảy ra cháy rừng để mọi người dân cùng nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
Tổ chức cứu chữa kịp thời
Tổ chức lực lượng thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời lửa rừng. Khi phát hiện cháy rừng, mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo ngay cho chủ rừng, UBND xã, huyện hoặc lực lượng kiểm lâm nơi gần nhất để huy động lực lượng tại chỗ tổ chức cứu chữa cháy cho kịp thời.
Các phương pháp chữa cháy cơ bản
Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly)
Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.
Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí với vật cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.
Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như lắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.
Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy (làm ngạt)
Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.
Sử dụng các chất chữa cháy như khí CO2, nitơ (N2) bọt trơ.
Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt)
Là dùng các chất chữ cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.
Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 1900 độ C mà nước quá ít.
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 22 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 18 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 19 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
3 con giáp nổi bật giữa đám đông nhờ sở hữu khí chất mạnh mẽ và trí thông minh bẩm sinh
Đời sống - 20 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này đều sở hữu những ưu điểm khiến họ trở nên nổi bật, cuốn hút, hấp dẫn.
Hà Nội: Vì sao bãi xe không phép ở Hoài Đức vẫn ngang nhiên hoạt động dù từng bị chính quyền tháo dỡ?
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo UBND xã An Khánh (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) khẳng định "đã quyết liệt xử lý" bãi trông giữ xe không phép với quy mô hàng ngàn m2 tại khu đô thị Geleximco nhưng vì "nhu cầu" của người dân quá lớn cho nên dẫn đến tình trạng vi phạm vẫn tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm.
TPHCM chốt giá vé metro số 1, chỉ 40.000 đồng được đi không giới hạn trong ngày
Đời sống - 21 giờ trướcGiá vé đi tàu metro số 1 được UBND TPHCM ban hành tính theo lượt trả bằng tiền mặt từ 7.000 - 20.000 đồng, theo thời gian ở mức 40.000 đồng/ngày và 300.000 đồng/tháng.
Người lao động cần phải lưu ý gì khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, người lao động gặp tai nạn sẽ được hưởng các quyền lợi gì theo quy định của pháp luật? Bài viết dưới đây chia sẻ các thông tin liên quan để bạn đọc tham khảo.
5 con giáp uy tín, đáng tin cậy, là chỗ dựa tinh thần cho mọi người
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Những con giáp này có cách đối nhân xử thế đúng đắn, lại có tài, nhận được sự khâm phục của tập thể.
Thái Bình: Phóng xe như bay, hai học sinh lao vào gầm xe tải khiến 1 em tử vong
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Chiếc xe máy chở theo 2 học sinh di chuyển với tốc độ cao trên đường. Khi một xe tải bất ngờ xuất hiện phía trước, xe máy vội phanh gấp khiến 2 người trên xe trượt ngã, lao thẳng vào gầm xe tải.
5 con giáp có vận số tốt, gặp nhiều vận may trong cuộc sống
Đời sốngGĐXH - Những con giáp này thường được hưởng một cuộc đời vô cùng thuận buồm xuôi gió.