Hà Nội
23°C / 22-25°C

Biểu hiện nhiễm khuẩn E.coli, cách phòng tránh nhiễm E.coli trong mùa hè

Thứ tư, 10:21 03/07/2024 | Sống khỏe

Mùa hè là thời điểm thuận lợi cho khuẩn E.coli phát triển. Đây là nguyên nhân của 30% các ca tiêu chảy tại Việt Nam mỗi năm. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm E.coli nhưng trẻ em, phụ nữ mang thai, người già và người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn.

Mùa hè thuận lợi cho khuẩn E.coli phát triển gây tiêu chảy

E.coli (viết tắt của Escherichia coli) là một loại vi khuẩn thuộc hệ thống vi khuẩn chí của cơ thể người và động vật. Mùa hè là thời điểm thuận lợi cho khuẩn E.coli phát triển. E.coli hiện diện rất nhiều trong môi trường và là nguyên nhân của 30% các ca tiêu chảy tại Việt Nam mỗi năm. Loại vi khuẩn này lây nhiễm qua đường phân - miệng.

Tại nơi có sự xuất hiện của E.coli (ví dụ như trong nước, thực phẩm hay bàn tay...) điều đó chỉ điểm cho biết nguồn nước, thực phẩm, bàn tay đó đã bị nhiễm phân. Việc hiện diện của E.coli là do xử lý chất thải không tốt, thói quen sử dụng phân tươi tưới rau quả khiến nó tồn tại trong môi trường và dễ gây ô nhiễm vào rau quả.

Ghi nhận thực tế là E.coli chủ yếu lây qua đường phân - miệng, nếu vệ sinh kém thì E.coli dễ nhiễm vào thịt tươi, quá trình giết mổ. Quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy do nhiễm phải vi khuẩn này.

Biểu hiện nhiễm khuẩn E.coli, cách phòng tránh nhiễm E.coli trong mùa hè- Ảnh 1.

E.coli sống tiềm ẩn khắp nơi gây ra ô nhiễm thực phẩm, nguồn nước...

E.coli sống tiềm ẩn khắp nơi (có trong đất, nước bị ô nhiễm, bàn tay của những người chế biến thực phẩm không sạch, các loại thực phẩm,...) là một trong những vi khuẩn gây ra ô nhiễm thực phẩm, nguồn nước và là tác nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp tính.

Trong môi trường bên ngoài cơ thể E.coli có sức đề kháng tương đối cao, chúng có thể tồn tại lâu dài ở trong môi trường, thức ăn, trên da,… Tuy nhiên, khuẩn E.coli dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ nóng, chỉ cần nấu sôi 70 độ C trở lên là đã diệt được loại vi khuẩn này. Có điều là phần lớn khuẩn E.coli nhiễm trên rau quả, mà những loại này chúng ta thường dùng tươi sống, ít nấu chín nên khả năng nhiễm bệnh là rất cao.

Biểu hiện nhiễm E.coli

E.coli thường lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa, từ người sang người hay từ động vật sang người, thông qua các thức ăn, nước uống, bàn tay bẩn, đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống bị nhiễm vi khuẩn...

Các triệu chứng phổ biến của nhiễm E.coli thường gặp như: Tiêu chảy nhẹ hoặc nặng xuất hiện đột ngột phân lỏng đôi khi có máu trong phân; Đau bụng quặn thắt hoặc âm ỉ; Buồn nôn, ói mửa, chán ăn; Mệt mỏi; Sốt…

Ở những người bị nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như: mất nước, nước tiểu có máu, da nhợt nhạt, có thể xuất hiện các vết bầm mặc dù trước đó không có va chạm,... E.coli có thể được phát hiện qua xét nghiệm từ bệnh phẩm phân hoặc các dịch tiết tiêu hóa.

Biến chứng khi nhiễm khuẩn E.coli

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm E.coli nhưng trẻ em, phụ nữ mang thai, người già và người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn.

Ở một số trường hợp, đặc biệt là với trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm E.coli chủng STEC thì có thể phát triển một tình trạng gọi là hội chứng huyết tán tăng urê máu (HUS). Lúc này, vi khuẩn sẽ tiết ra độc tố trong đường ruột của người bệnh. Sau đó độc tố đi vào máu, phá hủy các tế bào hồng cầu, có thể gây suy thận cấp hoặc bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào khác. Biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng xảy ra ở khoảng 5 – 10% bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm STEC.

Các triệu chứng ban đầu của hội chứng huyết tán tăng urê máu bao gồm tiêu chảy (thường có máu), sốt, đau bụng, nôn mửa. Đối với những trường hợp tiểu tiện ra máu, trên cơ thể xuất hiện nhiều vết bầm dù không đâm vào đâu. Đặc biệt, làn da của người bệnh trở nên nhợt nhạt, tái,…cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lời khuyên thầy thuốc

Biểu hiện nhiễm khuẩn E.coli, cách phòng tránh nhiễm E.coli trong mùa hè- Ảnh 2.

Cần phải ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch các loại quả, rau ăn sống.

Vi khuẩn E.coli có mặt ở khắp nơi ngoài môi trường nên việc phòng ngừa nhiễm khuẩn là vấn đề rất quan trọng. Vì vậy, cần sử dụng thực phẩm an toàn, chỉ dùng các thực phẩm tươi. Cần phải ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch các loại quả, rau ăn sống. Nên gọt vỏ hoa quả trước khi ăn. Không sử dụng các loại thực phẩm đông lạnh đã được rã đông và cấp đông lại nhiều lần.

Chỉ nên ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, không nên ăn nhiều đồ sống, đồ chín tái.

Thức ăn sau khi vừa nấu xong nên ăn ngay, đảm bảo hương vị của món ăn đồng thời tránh nhiễm khuẩn từ môi trường.

Cần bảo quản các thức ăn đã nấu chín cẩn thận và đúng cách. Các thức ăn chín nếu dùng lại sau 5 tiếng nên được đun kỹ lại. Không nên dùng các thức ăn dùng lại cho trẻ em.

Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc với thức ăn sống hoặc với các bề mặt bẩn (như sử dụng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm). Bát đĩa cần phải được vệ sinh và lau khô bằng khăn sạch.



BS. Nguyễn Phương Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cháo thuốc hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

Cháo thuốc hỗ trợ điều trị tiểu buốt, tiểu rắt

Sống khỏe - 3 giờ trước

Tiểu buốt, tiểu rắt là tình trạng đi tiểu tiện nhiều lần mà lượng nước tiểu ít, nhỏ giọt và đau buốt. Bệnh có thể do viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu...

Loại lá rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên uống thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại lá rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên uống thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường được khuyên nên uống trà xanh để giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, thậm chí có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Hà Nội sốc phản vệ nguy kịch sau khi tiêm chất làm trắng da tại spa

Người phụ nữ 46 tuổi ở Hà Nội sốc phản vệ nguy kịch sau khi tiêm chất làm trắng da tại spa

Sống khỏe - 7 giờ trước

GĐXH - Khi đang truyền chất làm trắng được 30 phút, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như khó thở đột ngột, co giật toàn thân, mê man…

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản

Bài tập phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản

Sống khỏe - 7 giờ trước

Bệnh bạch hầu thanh quản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacteria diphtheriae) gây ra. Bệnh gây tổn thương thần kinh. Các bài tập giúp phục hồi chức năng cơ quan tổn thương do bệnh bạch hầu thanh quản gây ra.

Những câu hỏi thường gặp về tiêu chảy nhiễm trùng

Những câu hỏi thường gặp về tiêu chảy nhiễm trùng

Sống khỏe - 10 giờ trước

Tiêu chảy nhiễm trùng do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, ngộ độc thực phẩm... Vì thế người bị tiêu chảy nhiễm trùng luôn băn khoăn, lo lắng tự hỏi như khi nào đi khám bác sĩ, bệnh này có thể tự điều trị tại nhà không, chữa bệnh có tốn kém không?...

Người đàn ông 52 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ với thứ được gắp ra từ phế quản sau khi ho cả tháng

Người đàn ông 52 tuổi ở Quảng Ninh bất ngờ với thứ được gắp ra từ phế quản sau khi ho cả tháng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời phát hiện và gắp dị vật mắc kẹt trong phế quản bệnh nhân 52 tuổi cả tháng trời.

Rụng tóc do tuyến giáp và cách khắc phục

Rụng tóc do tuyến giáp và cách khắc phục

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nếu bệnh tuyến giáp nặng và không được điều trị có thể gây rụng tóc. Ngoài ra, các bệnh tuyến giáp còn có thể gây rụng lông ở các vị trí khác nhau trên cơ thể người bệnh.

5 loại trái cây giúp xương chắc khỏe

5 loại trái cây giúp xương chắc khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

Duy trì xương chắc khỏe góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương.

Bé trai 14 tuổi bất ngờ bị suy thận, mẹ thừa nhận con thường xuyên có thói quen này

Bé trai 14 tuổi bất ngờ bị suy thận, mẹ thừa nhận con thường xuyên có thói quen này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mẹ bệnh nhân suy thận thừa nhận rằng, bé thường xuyên ăn các món ăn như trứng bắc thảo, nước ngọt và đồ ăn nhanh. Ngoài ra, cậu bé cũng thường xuyên có thói quen thức khuya và không thường xuyên vận động.

Có nên bổ sung collagen không?

Có nên bổ sung collagen không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Collagen được cho là có thể khôi phục lại sự trẻ trung, cải thiện sức khỏe khớp, da, móng và đường ruột. Những tuyên bố này có đúng sự thật về mặt khoa học không và bổ sung collagen có an toàn?

Top