Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bố mẹ học vấn càng cao, càng khát "thằng cu"

Thứ sáu, 10:35 18/12/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Có nhận thức đã khó, nhưng biến nhận thức thành hành vi còn khó hơn. Do vậy, các mục tiêu trong công tác truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ cần phải cụ thể, sát với thực tế và phù hợp hơn với tình hình mới…”. Đây là ý kiến nêu ra tại Hội thảo “Góp ý xây dựng đề cương Chương trình Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ giai đoạn 2016 - 2020” vừa được Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tổ chức tại Hải Phòng, ngày 15/12 vừa qua.

 

Cán bộ dân số cơ sở huyện Phù Cát (Bình Định) truyền thông KHHGĐ đến người dân. Ảnh: Dương Ngọc
Cán bộ dân số cơ sở huyện Phù Cát (Bình Định) truyền thông KHHGĐ đến người dân. Ảnh: Dương Ngọc

 

“Bám sát” thực tế để góp phần thay đổi hành vi cho người dân

Phát biểu tại Hội thảo, TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS - KHHGĐ  nhấn mạnh: Công tác DS-KHHGĐ nói chung và công tác truyền thông chuyển đổi hành vi có những chuyển hướng rất quan trọng. Nếu như trước đây, truyền thông chỉ nhằm mục đích thay đổi hành vi để giảm sinh với mục tiêu “mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con” thì hiện nay, truyền thông đã đa chiều hơn, hướng đến nhiều vấn đề dân số hơn. Đặc biệt, trong chiến lược truyền thông về dân số giai đoạn 2011-2020 không dừng lại ở DS - KHHGĐ mà trọng tâm là DS/SKSS, hướng tới Dân số và phát triển trong tương lai.

Theo TS Lê Cảnh Nhạc, giai đoạn 2016 - 2020 xác định nhiệm vụ trọng tâm là Chiến lược Quốc gia về DS/SKSS. Do đó, việc mở rộng các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số như: Chăm sóc toàn diện về sức khỏe sinh sản, hạn chế mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS), chăm sóc sức khỏe người cao tuổi… là những vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới.

Theo báo cáo tại Hội thảo, trong tổng số 12 chỉ tiêu của Chương trình Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015, chỉ có 6 chỉ tiêu được hoàn thành (đạt 50% kế hoạch). Theo đó, có 75% phụ nữ mang thai nhận được thông tin cơ bản và biết được lợi ích của sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; 65% thanh niên đăng ký kết hôn nhận được thông tin về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; số người cao tuổi nhận được thông tin về dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng chỉ đạt 60%; số cặp vợ chồng, phụ nữ, nam giới nhận được thông tin về nguyên nhân, thực trạng và hệ lụy của mất cân bằng GTKS đạt 80%; 75% người chưa thành niên, thanh niên dân tộc ít người nhận được thông tin về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ngoài ra, mục tiêu 100% các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội ban hành chỉ thị, nghị quyết hoặc văn bản hướng dẫn  lồng ghép các yếu tố dân số, đặc biệt là yếu tố “cơ cấu dân số vàng” vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của ngành cũng chưa hoàn thành kế hoạch (đạt 90%).

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, việc triển khai Chương trình Truyền thông chuyển đổi hành vi (2011-2015) chưa thực sự sâu rộng. Nguyên nhân là do trùng thời điểm với việc tuyên truyền, phổ biến Chiến lược DS/SKSS (2011-2020) và do nguồn kinh phí có hạn. Bên cạnh đó, kế hoạch triển khai Chương trình Truyền thông chuyển đổi hành vi của các ngành, đoàn thể, địa phương còn thiếu cụ thể, chưa đề ra tiến độ rõ ràng trong việc thực hiện từng hoạt động. Hơn nữa, chưa lựa chọn được nội dung ưu tiên để truyền thông cho phù hợp với thực trạng của mỗi địa phương, do vậy, công tác truyền thông còn nhiều hạn chế.

Tăng cường nâng cao nhận thức

Thông tin tại Hội thảo, ông Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục (Tổng cục DS-KHHGĐ) đã khái quát những thành tựu cũng như hạn chế trong công tác truyền thông chuyển đổi hành vi trong giai đoạn 2011- 2015, đồng thời đưa ra định hướng công tác truyền thông giai đoạn 2016-2020 với trọng tâm thực hiện các mục tiêu chính như: Nâng cao nhận thức tạo sự đồng tình ủng hộ và thực hành của các nhóm đối tượng về sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư vấn và khám súc khỏe tiền hôn nhân; không kết hôn sớm và không kết hôn cận huyết thống; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Mục tiêu thứ hai được chú trọng là việc tăng cường sự hiểu biết về mất cân bằng GTKS. Phấn đấu 95% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có hiểu biết đầy đủ các hành vi bị cấm về lựa chọn giới tính thai nhi và 90% nam giới, phụ nữ từ 15 tuổi trở lên hiểu biết về nguyên nhân và tác hại của mất cân bằng GTKS. Ngoài ra, tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức và thực hành của các nhóm đối tượng về việc thực hiện hiệu quả KHHGĐ, giảm sự chênh lệch bất lợi về mức sinh giữa các địa phương và giữa các tầng lớp dân cư, góp phần duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước.

Trong đó, để công tác truyền thông chuyển đổi hành vi đạt kết quả tốt nhất thì việc tăng cường lồng ghép các vấn đề dân số trong chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành đoàn thể nhằm phát huy lợi thế của các vấn đề dân số, đảm bảo sự thích ứng của xã hội với sự chuyển đổi nhân khẩu học và đảm bảo tính hiệu quả của chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được xem là một trong những mục tiêu cần được chú trọng hơn nữa.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, nhiều ý kiến góp ý quý báu của các chuyên gia đại diện các bộ, ngành và cơ sở đã được đưa ra nhằm hoàn thiện đề cương Chương trình Truyền thông chuyển đổi hành vi giai đoạn 2016 - 2020. Các góp ý đến từ đại diện Bộ Quốc phòng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân... cũng đề cập đến nhiều vấn đề cần chú trọng trong công tác truyền thông chuyển đổi hành vi trong thời gian tới như việc xây dựng các mục tiêu xác đáng và sát với thực tế hơn. Công tác giám sát và báo cáo hoạt động thực hiện các mục tiêu cũng cần được chú trọng. Hơn nữa, cần xem xét lại thứ tự sắp xếp của các mục tiêu đưa ra trong đề cương, xác định trọng tâm vấn đề cần ưu tiên truyền thông để đạt được hiệu quả tốt nhất.

 

Trong giai đoạn 2011-2015, có nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể đã ký kết với Tổng cục DS-KHHGĐ thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền công tác DS-KHHGĐ. Đó là: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Hội KHHGĐ và Bộ VH-TT&DL. Các bộ, ban, ngành trên đều đã triển khai công tác truyền thông DS-KHHGĐ từ năm 2012 tới các cấp, cơ sở địa phương và đã đạt được những thành công đáng ghi nhận. Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được coi là những đơn vị “dẫn đầu” trong việc phối hợp truyền thông về công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua.

 

Đối tượng học vấn càng cao, càng cần truyền thông!

Nhiều người vẫn cho rằng, nghèo đói và thất học mới dẫn đến việc lựa chọn GTKS cũng như việc bất bình đẳng giới. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, tỷ số GTKS thấp nhất (105) ở nhóm 20% dân số nghèo nhất và tăng ở 3 nhóm dân cư giầu nhất (112). Đặc biệt, đối với 20% dân số giàu nhất ở lần sinh thứ 3 trở lên, tỷ số GTKS rất cao (133). Tỷ lệ này còn tăng tỷ lệ thuận với trình độ học vấn của người mẹ: Học càng cao lại càng lựa chọn sinh con  trai hơn. Tỷ số mất cân bằng GTKS thấp nhất ở nhóm phụ nữ không biết chữ (107) và tăng dần theo trình độ học vấn , lên đến 114 nhóm bà mẹ có trình độ cao đẳng trở lên.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 15 giờ trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Top