Bức tượng khổng lồ xây gần 3 thập kỷ mới hoàn thành, nằm ở vùng đất nổi tiếng mà ai cũng muốn đến một lần trong đời
Bức tượng khổng lồ này sẽ khiến du khách choáng ngợp ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Đó là bức tượng khổng lồ chứa biết bao công sức và niềm tự hào của người dân Indonesia - tượng Garuda Wisnu Kencana. Bức tượng này nằm bên trong công viên văn hóa nổi tiếng Gurita Wisnu Kencana ở điểm du lịch nổi tiếng Bali, Indonesia.
Nếu tính cả phần đế đồ sộ, bức tượng này có chiều cao xếp ở vị trí thứ 4 trên thế giới, cao hơn tượng Nữ Thần Tự Do ở Mỹ khoảng 30m. Bức tượng này được thiết kế để trở thành bức tượng cao nhất Indonesia.
Điều đặc biệt hơn cả là bức tượng này mất tới 28 năm để hoàn thành. Kinh phí xây dựng lên tới 100 triệu USD (tương đương hơn 2.300 tỷ đồng).
Dự án đầy tham vọng về một bức tượng khổng lồ
Quay trở lại năm 1990, nghệ sĩ đồng thời là nhà điêu khắc người Indonesia, Nyoman Nuarta, đã đưa ra bản thiết kế cho một dự án thực sự đầy tham vọng. Đó là xây dựng một bức tượng vị thần Hindu Vishnu cưỡi trên con đại bàng, Garuda.
Ông Nyoman muốn xây dựng bức tượng khổng lồ ở phía Nam đảo Bali - được mệnh danh là hòn đảo của các vị thần.
Truyền thuyết của người dân Indonesia kể rằng, đại bàng Garuda đồng ý để cho thần Vishnu cưỡi lên thân mình nhằm đổi lấy thuốc tiên để cứu mẹ bị bắt làm nô lệ. Sau đó Garuda đã trở thành con vật trung thành luôn bên cạnh thần Vishnu. Bức tượng này đã khắc họa lại hình ảnh ấy.
Dự án của ông Nyoman nhanh chóng có được sự ủng hộ của vài ngưởi có sức ảnh hưởng thời bấy giờ nhưng vẫn vấp phải nhiều ý kiến phản đối của người dân.
Năm 1997, bức tượng chính thức được khởi công xây dựng. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng tài chính sau đó đã khiến công việc xây dựng bị đình trệ.
Bức tượng khổng lồ gần 3 thập kỷ mới hoàn thành
Mãi cho đến tháng 9 năm 2018, bức tượng hoàn chỉnh cuối cùng đã được khánh thành. Tổng thời gian là 28 năm từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành, với chi phí khoảng 100 triệu USD.
Sau khi khánh thành, Garuda Wisnu Kencana đã trở thành bức tượng cao nhất ở Indonesia và là bức tượng thần Hindu cao nhất trên thế giới. Và nếu bao gồm cả phần đế khổng lồ, tổng chiều cao 121m khiến nó trở thành bức tượng cao thứ 4 trên thế giới.
Ngoài chiều cao ấn tượng, bức tượng cũng có chiều rộng đáng kể. Phần sải cánh của con chim Garuda dài tới 64 mét.
Chỉ riêng phần thân bức tượng (chưa tính phần đế) đã cao 75 mét, cao hơn gần 30 so với Tượng Nữ thần Tự do. Nó tượng trưng cho Vishnu, một trong những vị thần của Ấn Độ giáo, cưỡi trên lưng con chim đại bàng trung thành của mình Garuda - một sinh vật giống như chim đã hứa sẽ phục vụ Vishnu sau khi vị thần này giải phóng mẹ của Garuda khỏi chế độ nô lệ.
Toàn bộ cấu trúc được xây dựng từ 754 phần ghép lại với nhau để tạo thành một bức tượng khổng lồ nặng hơn 3.000 tấn, với khung thép được bao phủ trong một lớp da đồng và đồng thau. Trên đỉnh đầu của thần Vishnu đặt một chiếc vương miện nặng 3,5 tấn được khảm bằng vàng.
Nguồn: Atlas Obscura
30 chỉ vàng trong nhà bỗng dưng biến mất, con trai phát hiện mẹ già có biểu hiện lạ, liền báo cảnh sát chặn đứng hành vi phạm tội
Chuyện đó đây - 4 giờ trướcNgười con trai không ngờ những biểu hiện kỳ lạ của người mẹ đang che giấu một hành vi vi phạm pháp luật.
Bí ẩn xác ướp 'người ngoài hành tinh' tiếp tục gây chấn động với phát hiện mới chứng minh 'không thể là con người'
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcMột nhà khoa học đã cố trình bày những phát hiện gây sốc này trước Quốc hội Mexico.
Bán 20kg rau ngoài chợ, người đàn ông bị phạt gần 200 triệu đồng: Khiếu nại luôn đơn vị xử phạt mình, toà án đưa ra phán quyết bất ngờ
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcNgười đàn ông Trung Quốc bất ngờ bị xử phạt vì lý do không ngờ tới.
Ảnh màu cực hiếm Trung Quốc cuối thời nhà Thanh: Những gì thấy trên phim có đánh lừa chúng ta bao lâu nay?
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcNhững bức ảnh này đã lột tả chân thực cuộc sống tại Trung Quốc vào 100 năm trước.
Bảo tàng Hà Lan công bố ảnh quý về Trung Quốc cách đây gần 100 năm: Điều bất ngờ xuất hiện trên đường phố
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcNhững bức ảnh do nữ nhiếp ảnh gia Ellen Thorbecke ghi lại, hé lộ cuộc sống thường nhật và xã hội Trung Quốc thời kỳ đầu thập niên 1930.
'Hành tinh tu hú' đầu tiên lộ diện: Khoa học có thể đã lạc lối?
Chuyện đó đây - 3 ngày trướcHành tinh bí ẩn PDS 70 b đe dọa đánh đổ lý thuyết vũ trụ học lâu đời khi để lộ thành phần khác biệt so với đĩa tiền hành tinh của sao mẹ.
Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcNhiều người có sức ảnh hưởng đóng giả làm "công chúa Trung Đông", có lối sống sang trọng đã bị cấm trên mạng xã hội Trung Quốc, vì tiếp thị sản phẩm kém chất lượng.
Khoan giếng trên khu đất của công ty, người đàn ông bị cơ quan chức năng phạt hơn 1 tỷ đồng, còn nhận bản án 'nặng không tưởng'
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcHành vi của vị giám đốc Trung Quốc là vi phạm pháp luật và người này đã phải trả một cái giá rất đắt.
Lộ diện thứ lẽ ra không thể tồn tại giữa thiên hà chứa Trái Đất
Chuyện đó đây - 5 ngày trước(NLĐO) - Hai đài thiên văn đã cùng xác định được cặp vật thể khó tin ẩn mình gần "trái tim quái vật" của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Choáng ngợp trước khoảnh khắc 'nhật chiếu kim sơn' trên đỉnh núi tuyết 7.500 m
Chuyện đó đây - 5 ngày trước"Nhật chiếu kim sơn" là khoảnh khắc những tia nắng chiếu vào núi Cống Ca phủ tuyết, khiến những đỉnh núi tuyết trắng như được mạ vàng rực rỡ.
Quốc gia này không có đèn giao thông, nhiều xe hơn dân số nhưng vẫn không bao giờ tắc đường
Chuyện đó đâyKhi nghĩ đến giao thông đô thị, hầu hết chúng ta sẽ hình dung đến những con đường đông đúc, xe cộ chen chúc và đèn giao thông sáng chói tại mỗi ngã tư. Tuy nhiên, có một quốc gia châu Âu nhỏ bé đã đi ngược hoàn toàn lối tư duy này. Đó là San Marino, nơi không có bất kỳ đèn giao thông nào, nhưng giao thông vẫn luôn trôi chảy, không ùn tắc, và thậm chí tai nạn cũng rất hiếm.