Các mẹ bày chiêu khắc phục chứng nói ngọng cho con
Nói ngọng là một tật mà không ít trẻ mắc phải. Nghe con líu lo nói ngọng đúng là có cái dễ thương, buồn cười, ngồ ngộ song bậc phụ huynh nên giúp con sửa nhanh tật này để tránh những thiệt thòi khi đến tuổi đi học.
"Dỏng tai" nghe con nói ngọng
Nghe con 5 tuổi líu lo hát “ni ní ni, ní nì ni, thật nà hay hay hay…” - bài Thật là hay theo chị Xuân Mai trên tivi mà chị Thư (Hà Đông, Hà Nội) nẫu hết cả ruột.
Chị nhớ lại trước đây học cấp 3, cùng lớp chị có một cậu bạn thân cũng nói ngọng, mỗi lần cậu phát biểu trước lớp là cả lớp được cậu đãi vài tràng cười nghiêng ngả. Chị biết, dù mọi người trong lớp cười, chẳng có ác ý gì nhưng vẫn làm cậu bạn kia ngại ngùng, xấu hổ lắm.
Biết tình hình sẽ không khá hơn với con mình nếu con cứ suốt ngày líu lo nói ngọng, chị lên kế hoạch tập cho con phát âm đúng đặc biệt là vài âm “nhạy cảm”. Vừa dạy con phát âm, chị vừa chỉ cho con cách điều khiển lưỡi thế nào, khuôn miệng ra sao... để bé phát âm cho chuẩn.
“Con đã biết đọc, biết viết thế nhưng tôi lo lắm, có gần 1 năm nữa là con vào lớp 1 rồi, thế mà ngọng thế này thì học hành ra làm sao?”, chị nói.

Con nói ngọng là một chủ đề rất nóng trên nhiều diễn đàn. Chị Khánh (Quận 3, TP HCM) cũng nằm trong hoàn cảnh này, bé Mun con chị với biệt danh "vua nói ngọng".
“Con tớ bị ngọng kinh khủng, mất hết chữ cái đầu như ‘con gà’ thành ‘on à’, ‘mẹ thành ẹ’, ‘bố thành ố’... Nghe con nói ‘ở à án ắm, i ơi i, on ích ơi ơ’ mà vợ chồng tớ cười đau cả ruột rồi ngẩn ra phân tích xem ‘nó nói gì”.
Được một thời gian dài uốn nắn, bé Mun cũng có bước tiến rõ rệt, bé không "vứt" những âm tiết đầu tiên đi nữa mà giờ bé chỉ “ăn gian” vài từ: “siêu thị” thành “siêu ị”, “con chó” thành “con hó”.
Thêm vào đó, âm “r” bé tuyệt đối “bó tay”, "rổ rá" bé toàn nói là “gổ gá”, “con rùa” thành “con gùa”.
Chị Tuyết (Cầu Giấy, Hà Nội) có con bị ngọng nhưng ở mức độ nhẹ hơn, chữ ‘gh’ được bé đổi sạch sang ‘h’. Lúc thì: “Mẹ lấy cho con cái hế”, “Bố ơi, cuối tuần rồi, cả nhà đi hăm em bé đi”, “Eo ơi, đường hồ hề thế nhở”.
Chị chia sẻ: “Những khi nào nghe con nói ngọng, vợ chồng mình lại tảng lờ hoặc hỏi lại ‘sao hả con?’, thằng nhóc nói lái ngay sang ‘mẹ lấy cái ấy cho con’, nhìn mặt con ngộ lắm, con toàn tìm từ khác, để nói tránh cái từ mình không nói được thôi”.
Nhiều khi chị đã cố dạy con nói chuẩn, ép con bắt chước mình, nhìn khẩu hình lưỡi cong lên và bắt con phát âm “r” cho bằng được thế nhưng "Nhìn con cũng cong lưỡi, uốn môi các kiểu, nhưng khi phát thành tiếng cũng loách cha loách choách nghe buồn cười lắm”, chị nói.
Rèn cho con hết hẳn chứng nói ngọng
Rèn cho con hết tật nói ngọng là ước muốn của rất nhiều bậc phụ huynh tuy nhiên điều này không thực sự đơn giản.
Có nhiều nguyên nhân khiến bé nói ngọng: Do sự phát triển thể chất chưa toàn diện, bé nhút nhát, bắt chước người thân nói ngọng, bệnh lý (viêm họng, tắc mũi)...
Đứng trước tình huống này, nhiều bậc phụ huynh như chị Tuyết, chị Khánh và chị Thư đã áp dụng chiêu thức khuyến khích con nói nhiều và điều chỉnh cho con ngay lúc trẻ nói. Việc để con nói nhiều sẽ giúp bé tăng vốn từ vựng, hơn thế bố mẹ lại có điều kiện biết con thường sai ở từ nào và sửa kịp thời.
Việc tiếp theo mà các bố mẹ hay làm là giúp bé thoải mái, thả lòng người và thật bình tĩnh trước khi nói. Tránh trường hợp hỏi dồn khiến bé lúng túng, nói lắp, ngọng...
Như chị Thư và chị Khánh còn thường xuyên làm mẫu cho bé: Dạy bé đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao. Nhìn người thân làm thì bé càng dễ dàng bắt chước học tập theo.
Hay nói chuyện, hát cho con nghe: Ngay từ bé, nếu bạn thực hiện điều này thật chuẩn, thường xuyên, bé sẽ có cả một quá trình để bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể. Với những từ nào bé bị ngọng, bạn hát, kể đi kể lại phần đó để bé ghi nhớ và làm theo.
Cho bé tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài hơn là co cụm bé trong không gian ở nhà. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp, nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.
Hạn chế để bé tiếp xúc với người hay bị nói ngọng.
Khi con ngọng, tuyệt đối không nhại lại, trêu con, điều này khiến bé sẽ không ý thức được việc phát âm chuẩn là việc nên làm.
Cuối cùng, nếu bạn biết nguyên nhân bé ngọng xuất phát từ yếu tố bệnh lý, bạn cần đưa con đi khám ngay. Cha mẹ nên kiên trì trong việc dạy bé nói, không nôn nóng.
Chị Ngọc (Bạch Mai, Hà Nội) chia sẻ với các mẹ về cách dạy con nói ngọng – theo chị nhờ cách này mà bé Na nhà chị tuyệt nhiên hết hẳn chứng nói ngọng.
Trước đây, Na cũng toàn nói mất chữ cái đầu: “Con tu hú” thành “on u ú”. Những lúc thế, chị bảo: “Na nói nhầm nhé, nghe mẹ nè”. Thế là từng cử động về môi, đặt lưỡi thế nào được bé răm rắp nghe theo. Chị cho bé nói rõ âm đầu trước rồi ghép âm chuẩn sau.
Những hôm "luyện thanh" cho con, cả nhà chị có lúc như cái chợ vỡ. Con thì: “On uồn ụ ồi”, mẹ lại bảo: “Nói thế thì không ngủ nghê gì cả nhé. Ngồi xuống đây, giữ lưỡi như mẹ, há to miệng ra, chúm cha chúm chím như thế thì hơi bật ra bằng cách nào”…

4 cung hoàng đạo hay bị ghen ghét vì tài năng
Gia đình - 16 phút trướcGĐXH - Năng lực xuất sắc của những người thuộc 4 cung hoàng đạo này khiến người khác phải đố kị.

Đại học Harvard: Những đứa trẻ thành công khi trưởng thành đều có 6 đặc điểm này trước 7 tuổi
Nuôi dạy con - 3 giờ trướcGĐXH - Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy, một số đặc điểm của trẻ dưới 7 tuổi có thể tồn tại lâu dài, thậm chí vĩnh viễn, và ảnh hưởng lớn đến tương lai của chúng.

U70 về quê Thanh Minh, chỉ ăn cùng 1 bữa cơm, tôi nhận ra 3 kiểu họ hàng tránh càng xa càng tốt
Gia đình - 4 giờ trước3 kiểu họ hàng còn không bằng người ngoài, cần tránh càng xa càng tốt.

Mẹ ốm nặng, gọi điện nhưng không con nào nhấc máy, đến khi các con gọi lại, chỉ nói được một câu khiến mẹ đau trào nước mắt
Gia đình - 17 giờ trướcTôi biết mình không còn nhiều thời gian nữa nhưng tôi không trách các con.

11 câu nói EQ thấp nhiều người vẫn hay dùng trong giao tiếp hàng ngày khiến mối quan hệ bị hủy hoại
Gia đình - 17 giờ trướcGĐXH - Vô tình mắc những lỗi giao tiếp này sẽ khiến chỉ số EQ của bạn giảm nghiêm trọng.

9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard
Nuôi dạy con - 22 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là 7 tiêu chuẩn nuôi dạy trẻ phát triển IQ được Đại học Harvard đề xuất.

Cụ bà 80 tuổi khuyên tránh xa 3 điều để tuổi già luôn hạnh phúc, vui vẻ
Gia đình - 23 giờ trướcỞ tuổi 80, bà Tịnh đưa ra 3 nguyên tắc sống giúp tuổi già luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

Cung hoàng đạo là người tình tuyệt vời khi yêu
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này bản thân họ cũng đã toát ra sự hấp dẫn 'chết người' với những hành động lãng mạn và sự thấu hiểu, quan tâm đối phương một cách tinh tế.

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcLấy chồng là anh hàng xóm ở ngay nhà đối diện, cô gái Bắc Ninh gặp nhiều tình huống thú vị trong ngày cưới, trong đó có màn rước dâu thần tốc.

Hoang mang không biết bố của con mình là ai
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Vào thời điểm thụ thai, cô nảy sinh quan hệ với chồng và sếp nên không rõ là con ai.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'
Nuôi dạy conGĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.