Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách xoa bóp chữa đau bụng trong kỳ kinh nguyệt

Thứ năm, 14:39 10/12/2009 | Sống khỏe

Đông y gọi đau bụng kinh là thống kinh, một bệnh lý phụ khoa thường gặp. Biểu hiện chủ yếu là trước, trong hoặc sau khi hành kinh xuất hiện tình trạng đau bụng dưới ở các mức độ khác nhau, thậm chí đau không chịu nổi, nằm ngồi không yên.

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại: thứ phát do có những tổn thương thực thể như u xơ tử cung, viêm xoang chậu nội mạc... và nguyên phát thường liên quan đến những căng thẳng về tâm lý, rối loạn nội tiết, tử cung co bóp quá mức... trong đó đau bụng kinh nguyên phát chiếm đa số.

Khi lâm vào tình trạng này, ngoài việc phải xác định rõ nguyên nhân và xử trí triệt để bằng nhiều biện pháp khác nhau, có thể sử dụng liệu pháp xoa bóp đơn giản của Đông y nhằm mục đích làm giảm hoặc cắt cơn đau, hỗ trợ các phương thức trị liệu khác theo trình tự như sau:

Ảnh minh họa.

- Chọn nơi kín gió, đặt người bệnh ở tư thế nằm ngửa, an ủi và động viên nhằm ổn định tư tưởng.

- Dùng hai bàn tay đặt chồng lên nhau, tay phải ở dưới, tay trái ở trên xoa toàn ổ bụng theo chiều kim đồng hồ trong 1 phút. Sau đó tiếp tục xoa bụng dưới trong nửa phút với thao tác như trên với cường độ bệnh nhân chịu đựng được.

- Dùng một bàn tay với các ngón tay khép chặt xát bên phải bụng dưới sang bên trái bụng dưới rồi xát xuống điểm giữa bờ trên xương mu rồi lại xát lên trên bên phải bụng dưới sao cho thành hình "tam giác", cứ luân phiên như vậy trong 1 phút với cường độ bệnh nhân chịu được sao cho vùng bụng dưới nóng lên là được.

- Dùng ngón tay cái day bấm huyệt Khí hải trong nửa phút. Vị trí huyệt Khí hải: ở dưới rốn 1,5 tấc hoặc ở điểm nối giữa 1,5/5 trên với 3,5/5 của đoạn nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu.

- Dùng ngón tay cái day bấm huyệt Quan nguyên trong nửa phút. Vị trí huyệt Quan nguyên: ở dưới rốn 3 tấc hoặc ở điểm nối giữa 3/5 trên với 2/5 dưới của đoạn nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu.

- Dùng ngón tay cái day bấm huyệt Tam âm giao trong nửa phút. Vị trí huyệt Tam âm giao: ở trên chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong chân 3 tấc, ngay sát bờ sau trong xương chày hay còn gọi là xương ống chân).

- Dùng mô ngón cái bàn tay miết từ rốn xuống điểm giữa bờ trên xương mu 20 lần.

- Cuối cùng, để bệnh nhân nằm sấp, dùng bàn tay xát mạnh vào vùng xương cùng 30 lần.

Quy trình trên có thể tiến hành mỗi ngày 2 lần, khi có cơn đau có thể làm bổ sung thêm 1 lần nữa, 7 ngày là 1 liệu trình. Tuỳ theo tình trạng đau xuất hiện trước, trong hay sau khi hành kinh mà tiến hành trước đó cho phù hợp.

Với đau bụng kinh nguyên phát, liệu pháp này có thể giải quyết bệnh triệt để, với thể thứ phát chỉ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
 
Theo Bee
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 14 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 20 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 23 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top