Hà Nội
23°C / 22-25°C

Căn bếp đặc biệt và công thức hạnh phúc của một gia đình “tứ đại đồng đường”

Thứ ba, 19:00 05/04/2016 | Gia đình

GiadinhNet – Bao đời nay, gia đình "tứ đại đồng đường" của cụ Lê Thị Qùy trên phố Nguyễn Khuyến chung sống hòa thuận, con cháu thành đạt, được bà con hàng xóm ngưỡng mộ.

Bí quyết sống chung của một gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội Bí quyết sống chung của một gia đình "tứ đại đồng đường" ở Hà Nội

GiadinhNet – Xã hội hiện đại, đa phần những cặp vợ chồng trẻ muốn ở riêng. GiGia đình ông Hoàng Văn Nghị và bà Dương Thị Son, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội, hơn 50 năm nay có 4 thế hệ chung sống hạnh phúc đem lại một cách nhìn khác.

Giữa thủ đô phồn hoa đô hội, căn nhà cổ kính của cụ Lê Thị Quỳnh được bao bọc bởi những ngôi nhà cao tầng. Đó là 2 dãy nhà cấp bốn, diện tích 180 m2, là nơi sinh hoạt cả 4 hộ gia đình. Theo lời kể, ngôi nhà được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ trước.

Ngôi nhà của cụ Qùy kết hợp cả truyền thống và hiện đại. Bếp nấu được đặt ở một góc nhà, nồi, xoong treo trên tường chung một màu đen của khói bếp củi. Đặc biệt, khu bếp mấy chục năm đến giờ vẫn được sử dụng. Khu bếp đó chẳng khác gì kiểu bếp của người nhà quê. Mà người quê bây giờ cũng dùng bếp gas, bếp từ nhiều lắm rồi.


Các thành viên gia đình cụ Lê Thị Qùy bên mâm cơm (Ảnh gia đình cung cấp).

Các thành viên gia đình cụ Lê Thị Qùy bên mâm cơm (Ảnh gia đình cung cấp).

Những đồ dùng đó được các cụ trang bị từ thời bao cấp, đến nay thế hệ con cháu vẫn gìn giữ, nâng niu bằng cả tình yêu, lòng thành kính. Khoảng sân trước rộng rãi, ngày xưa các cụ thiết kế để con cháu vui đùa.

Tất cả các thành viên trong gia đình đều thống nhất giữ lại ngôi nhà chứ không xây mới. Họ coi ngôi nhà như một nhân chứng chứng kiến sự trưởng thành của các thành viên trong gia đình.

Chúng tôi đến nhà cụ Qùy vào buổi chiều muộn, lúc các thành viên trong nhà đang chuẩn bị bữa cơm tối. Không giống như nếp sinh hoạt của gia đình hiện đại, lối sinh hoạt của gia đình cụ Qùy đem lại cho tôi cảm giác sống ở một làng quê.

Song song với quá trình chuẩn bị cơm, tiếng đài phát những bài hát của Hà Nội cổ kính tạo nên một Hà Nội thu nhỏ trong nếp nhà xưa


Khoảng sân nhỏ bé của đại gia đình. Ảnh: Ngọc Thi

Khoảng sân nhỏ bé của đại gia đình. Ảnh: Ngọc Thi

Truyền thống kính già nhường trẻ

Xưa kia, vốn ngoan ngoãn hiền lành nên cụ Lê Thị Qùy được nhiều bậc cha mẹ cân nhắc làm dâu. Vạn sự tùy duyên, rồi bà được gả cho ông Nguyễn Đình Kỷ, xuất thân trong gia đình trí thức.

Ông bà có với nhau 6 mặt con, 5 nam, 1 nữ đều ăn học đàng hoàng. Năm 2000, do tuổi cao sức yếu nên ông Kỷ qua đời. Năm nay, 88 tuổi bà Qùy vẫn nhanh nhẹn, ánh mắt sáng, đáp lời chúng tôi bởi điệu cười hiền hậu.

Từ ngày chồng mất, cụ Qùy là người cốt cán giữ nếp nhà xưa. Cụ không biết nếp nhà có từ bao giờ, chỉ biết rằng từ ngày về làm dâu đã nhập gia tùy tục và cố giữ nếp cho đến bây giờ.

4 thế hệ sống cùng nhau trên một mảnh đất, dù có nhiều gia đình nhỏ chung sống, nhiều nghề nghiệp khác nhau, nhưng chưa bao giờ gia đình này có mâu thuẫn lớn. Ngược lại, được sự cầm "trịch" của cụ Quỳ, họ vẫn giữ yêu thương và trân trọng nhau.


Cụ Lê Thị Qùy. Ảnh: Ngọc Thi

Cụ Lê Thị Qùy. Ảnh: Ngọc Thi

Ông Nguyễn Hào Hùng, con trai thứ cho biết: “Sống chung nên nhiều khi không tránh nổi xích mích. Nhà tôi lại còn có 5 nàng dâu, việc chung sống hòa thuận lại càng khó khăn. Nhưng đến thời điểm này gia đình tôi chưa có mâu thuẫn lớn, tình cảm anh em tốt đẹp”.

Ông kể: "Có lần tranh cãi về việc tổ chức lễ Tết, giỗ chạp… anh em không thống nhất được ý kiến, tôi đứng ra thu thập ý kiến của từng nhà, sau đó trình bày với mẹ, mẹ là người đứng ra hòa giải, đưa ra hướng giải quyết. Chúng tôi ít khi làm trái lời cụ, truyền thống kính già nhường trẻ được chúng tôi duy trì”.

Việc dạy con cái của cụ cũng có những nguyên tắc riêng, con gái cụ bảo phải nữ công gia chánh, công dung ngôn hạnh. Còn nam nhi trong nhà thì bà hướng chúng phải tự lập, vững tâm để làm chủ gia đình.

"Bữa cỗ gia đình mình nấu cầu kỳ lắm. Ngày xưa, cô về làm dâu, tôi đã được mẹ dạy cho cách làm mâm cỗ truyền thống của người Việt. Là bắt buộc phải có 2 bát, 4 đĩa, ngoài ra còn phải tỉa hoa từ ớt hay cà rốt, củ cải,... rất cầu kì để bày biện mâm cỗ cho đẹp mắt", bà Tân, vợ ông Hào Hùng cho hay.

Rối đâu gỡ đó

Ở gia đình tứ đại đồng đường này, hễ có những tranh cãi, xích mích thì tất cả các thành viên sẽ ngồi lại với nhau, dưới sự chỉ đạo của cụ Qùy. Các bên xích mích trình bày, thành viên còn lại lắng nghe rồi cùng tìm ra cách giải quyết.

“Quan điểm của tôi là rối chỗ nào gỡ chỗ đó, nếu có xích mích thì giải quyết luôn. Tránh tình trạng, không hài lòng mà không nói ra rồi anh em xa nhau, thẳng thắn giải quyết thì tình cảm mới bền được”, cụ chia sẻ.

Hiện tại, số thành viên lên đến hơn 20 người nên không còn nấu ăn chung. Ngày trước, đại gia đình vẫn duy trì nếp ăn cơm chung một mâm, dùng chung một bếp, chung một phòng tắm. Khi con cháu lớn, giờ giấc công việc học hành thay đổi khác nhau, mới quyết định chia các gia đình ăn riêng cho phù hợp với lịch sinh hoạt.

Nhưng chỉ cần một nhà có món ngon thì đại gia đình đều được thưởng thức. Các nàng dâu ngồi quây quần thảo luận về cách chăm mẹ, dạy con cái. Vào những buổi tối, đáng mày râu nhâm nhi ly trà, chia sẻ với nhau về công việc cách hướng thế hệ trẻ giữ nề nếp, gia phong.


Nồi, niêu, xoong, nồi từ thời xưa được các thành viên trong đại gia đình lưu giữ, nâng niu. Ảnh: Ngọc Thi

Nồi, niêu, xoong, nồi từ thời xưa được các thành viên trong đại gia đình lưu giữ, nâng niu. Ảnh: Ngọc Thi

Được biết, con trai cả của cụ Quỳ năm nay 65 tuổi và nguyên là bác sĩ Quân y viện 103. Cô con gái duy nhất của cụ năm nay 62 tuổi, nguyên là cán bộ Hội nhà Báo Việt Nam.

Mỗi khi có dịp lễ Tết, ngày giỗ chạp, các con cháu tề tựu đông đủ, nhà đầy ắp tiếng cười. Đặc biệt nhất là mỗi khi đến Tết, người lớn cùng nhau gói bánh, để nấu nồi bánh chưng đủ dùng cho cả nhà, phải kiếm cái thùng phuy để đun bánh.

Từ cách họ kể về nhau cũng đủ cảm nhận thấy cái cốt cách trong sự hiểu biết, tình yêu, sự tôn trọng của họ dành cho nhau. Trò chuyện với gia đình tứ đại đồng đường này, mới thấy rằng vẫn có nếp nhà xưa, vẫn có gia đình truyền thống dù qua thời gian cũng không thay đổi giá trị.

Ngọc Thi/Báo Gia đình &Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu

Người mẹ gọi điện cho con trai đã khuất và cái kết kỳ diệu

Gia đình - 2 giờ trước

Quá nhớ thương đứa con trai đã chết, bà Trịnh thường gọi vào số di động của con và một ngày có người bắt máy, chuyện kỳ diệu xảy ra sau đó khiến mọi người cảm động.

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này

Bị ghét vì quá thẳng thắn gọi tên 5 chòm sao này

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Với 5 chòm sao này, họ sống rất thành thật và thẳng thắn. Nhưng cũng chính bởi tính cách này, mà họ thường bị mất lòng người khác, gặp một số khó khăn, cản trở trên đường đời.

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê

Đồng nghiệp con rể đến nhà khen tôi là bảo mẫu giỏi: Câu trả lời của con khiến tôi sững sờ bỏ về quê

Gia đình - 6 giờ trước

GĐXH - Sống cùng gia đình con gái nửa năm, tôi hiểu ra mình không khác gì người làm thuê.

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù

Cha ăn trộm để có tiền chữa ung thư cho con, con mất khi cha đang ở tù

Gia đình - 7 giờ trước

Tro cốt của đứa trẻ qua đời vì ung thư được rải xuống hồ cạnh nhà tù nơi giam giữ người cha; anh bị kết án vì ăn trộm để kiếm tiền chữa bệnh cứu sống con.

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ

Gia đình - 18 giờ trước

Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, khi trưởng thành, người đàn ông đã đi tìm mẹ đẻ. Anh hạnh phúc khi được đoàn tụ với gia đình của mình sau hơn 40 năm.

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông

EQ cao không phải bẩm sinh: Chỉ cần học được 5 điều này, bạn sẽ khác biệt hẳn số đông

Gia đình - 22 giờ trước

GĐXH - Không cần tài năng xuất chúng, người EQ cao vẫn có thể sống thuận lợi, được yêu mến và tôn trọng bởi họ luôn ghi nhớ và thực hành 5 nguyên tắc sau trong mọi mối quan hệ.

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào

Gặp lại cô ruột đã mất nhờ Google Maps, cô gái An Giang xúc động nghẹn ngào

Gia đình - 1 ngày trước

Khoảnh khắc thấy hình ảnh cô ruột đạp xe trên con đường quen thuộc, cô gái An Giang bồi hồi xúc động.

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời

Warren Buffett dạy con 3 nguyên tắc đơn giản nhưng thay đổi cả cuộc đời

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Không phải tiền bạc hay trường học danh giá, huyền thoại đầu tư Warren Buffett cho rằng: muốn con cái thành công, cha mẹ hãy bắt đầu từ chính thái độ và hành vi trong gia đình.

Sự thay đổi ngỡ ngàng của ‘người chồng chuyển giới thành nữ’ sau 8 năm hôn nhân

Sự thay đổi ngỡ ngàng của ‘người chồng chuyển giới thành nữ’ sau 8 năm hôn nhân

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Từ gương mặt, vóc dáng đến phong thái, cử chỉ... của chị đều toát ra vẻ nữ tính, dịu dàng. Vốn là người duy mỹ, chị luôn xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu, xinh đẹp.

Cha mẹ mất, ngôi nhà 2 chị góp tiền mua tăng giá gấp 3: Em trai chưa từng góp một đồng xuất hiện đòi thừa kế

Cha mẹ mất, ngôi nhà 2 chị góp tiền mua tăng giá gấp 3: Em trai chưa từng góp một đồng xuất hiện đòi thừa kế

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Khi bố mẹ mất, hai chị em định bán để chia tiền thì không ngờ rằng người em trai lúc mua không bỏ ra một đồng nào đòi quyền sở hữu.

Top