Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần thiết để thực hiện dịch vụ KHHGĐ

Thứ sáu, 09:43 16/01/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - “Theo báo cáo của các tỉnh, thành, tại 599 Trung tâm DS-KHHGĐ hiện có tổng số 2.489 cán bộ, đạt 80,2% tổng số chỉ tiêu biên chế được giao (3.105 người).

Tổng số còn thiếu tối thiểu là 616 cán bộ”. Thông tin này được PGS.TS Phạm Bá Nhất, Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ báo cáo lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ trong buổi nghiệm thu kết quả khảo sát thực trạng nhân lực, trang thiết bị Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện ngày 14/1.

Đạt 80,2% chỉ tiêu biên chế được giao

Đó là một phần nội dung trong “báo cáo kết quả khảo sát thực trạng nhân lực và trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ của Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện” do nhóm khảo sát của Vụ Dân số phối hợp với Học viện Quân Y thực hiện. Các số liệu được thu thập từ Chi cục DS-KHHGĐ 63 tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là 17/44 Trung tâm DS-KHHGĐ của 4 tỉnh Bắc Giang, Đồng Nai, Long An và Cà Mau (đây là những tỉnh báo cáo dự kiến sẽ tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ của Trung tâm từ năm 2009) thuộc địa bàn nhóm khảo sát tập trung thực hiện trong 2 tháng vừa qua.
 

Công tác dân số không chỉ là tuyên truyền, mà còn là thực hiện các biện pháp can thiệp (Ảnh: TG).

Trong phần báo cáo chung về tình hình chung của cả nước cho thấy, hiện có 56/63 tỉnh, thành đã thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện (599/680 huyện, chiếm 88% tổng số huyện đã thành lập), có 30 tỉnh, thành có số cán bộ trong biên chế đạt từ trên 80% trở lên so với chỉ tiêu. Đặc biệt là 12 tỉnh, thành đã đạt và vượt mức chỉ tiêu biên chế là: Đồng Nai, Hải Phòng, Cà Mau, Bắc Giang, Hưng Yên, Sơn La, Quảng Trị, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận và Bạc Liêu. Một số tỉnh đạt thấp như: Lào Cai, Thái Nguyên, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh...

Về thực trạng cơ sở vật chất, cả nước có 454 Trung tâm có trụ sở riêng, chiếm 75,8%; còn 145 Trung tâm, chiếm 24,2% chung trụ sở với cơ quan khác hoặc thuê/mướn trụ sở. Cả nước mới có 32 Trung tâm có phòng thực hiện dịch vụ KHHGĐ lâm sàng; Về thực trạng trang thiết bị (TTB), dụng cụ KHHGĐ thiết yếu của Trung tâm DS-KHHGĐ, cả nước có 8 tỉnh, thành (Đồng Nai, Cà Mau, Hải Dương, Hà Nội, Hưng Yên, Đắk Nông, Thanh Hoá và Cần Thơ) là có TTB, dụng cụ.  Hiện nay, để triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ lâm sàng, nhu cầu trang thiết bị, dụng cụ KHHGĐ cho Trung tâm huyện là rất lớn. Nhu cầu gồm cung cấp để thay thế những danh mục TTB hiện có nhưng chất lượng kém và bổ sung theo danh mục chuẩn của Bộ Y tế (phần cho dịch vụ KHHGĐ ở tuyến huyện).

Trang thiết bị - thiếu số lượng, yếu chất lượng

Điều tra thực địa tại 17 huyện của 4 tỉnh Bắc Giang, Đồng Nai, Long An và Cà Mau cho thấy, tỷ lệ cán bộ Y - Dược là 71,4%; bình quân có 4,4 cán bộ y tế/Trung tâm, cao nhất ở Đồng Nai và Cà Mau có 6 - 7 cán bộ Y - Dược/Trung tâm. Đây là điều kiện quan trọng để chuẩn bị triển khai cung cấp dịch vụ KHHGĐ.

Tại 4 tỉnh khảo sát, các Trung tâm đều có trụ sở làm việc riêng. Bình quân diện tích sử dụng của Trung tâm từ 200 - 600m2. Hầu hết các Trung tâm có phòng kỹ thuật để triển khai dịch vụ KHHGĐ lâm sàng. Tại Đồng Nai, Long An và Cà Mau bình quân có từ 1 - 1,2 phòng kỹ thuật/Trung tâm có điều kiện để triển khai dịch vụ lâm sàng. Tuy nhiên, tại các Trung tâm của 4 tỉnh được khảo sát, TTB, dụng cụ KHHGĐ chất lượng còn nhiều hạn chế; Bắc Giang và Long An hầu như không có trang bị gì đáng kể; một số Trung tâm của Đồng Nai và Cà Mau hiện có một số TTB, dụng cụ nhưng còn rất thiếu để có thể triển khai cung cấp dịch vụ KHHGĐ.

Căn cứ vào thực trạng của các tỉnh, thành và tại 17 Trung tâm của 4 tỉnh được khảo sát, nhóm khảo sát đã đề xuất, khuyến nghị: Để đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho Trung tâm DS- KHHGĐ, Bộ Y tế và Tổng cục DS-KHHGĐ cần sớm có văn bản chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW bổ sung đầy đủ nhân lực cho Trung tâm, nhất là đối với những Trung tâm còn thiếu chỉ tiêu được giao năm 2008 - 2009. Trong đó, có việc bổ sung cán bộ Y tế để thực hiện kỹ thuật KHHGĐ. Cùng đó, nhu cầu đào tạo cán bộ của Trung tâm DS- KHHGĐ là rất lớn. Còn khoảng 40% tổng số cán bộ Trung tâm (dự tính khoảng gần 1.000 cán bộ) cần được đào tạo về quản lý dân số và hàng trăm cán bộ cần đào tạo kỹ thuật KHHGĐ. Kiến nghị Tổng cục DS- KHHGĐ khẩn trương xây dựng kế hoạch đào tạo cho giảng viên cấp tỉnh và chỉ đạo việc đào tạo cho cán bộ Trung tâm huyện trong những năm tới.

Tại buổi nghiệm thu kết quả khảo sát, trên cơ sở các ý kiến góp ý của các vụ, đơn vị, TS Dương Quốc Trọng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS- KHHGĐ đánh giá cao những kết quả và cách thực hiện của nhóm khảo sát. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm DS- KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp thực hiện cả công tác truyền thông, vận động  và dịch vụ KHHGĐ, TS Dương Quốc Trọng yêu cầu nhóm khảo sát bổ sung hoàn thiện thêm một số các phỏng vấn sâu và ý kiến của các địa phương trong việc thực hiện công tác DS- KHHGĐ tại các Trung tâm. Ông Trọng nhấn mạnh, đây là một khảo sát rất cần thiết cho việc thực hiện công tác DS- KHHGĐ ở cơ sở và đề nghị hoàn chỉnh, bổ sung, nâng cấp khảo sát thành đề tài cấp Bộ.
 
Đối với những Trung tâm DS-KHHGĐ huyện có điều kiện thực hiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ lâm sàng (bao gồm 20 huyện của 2 tỉnh Đồng Nai, Cà Mau và hàng chục huyện của một số tỉnh khác), nhóm khảo sát kiến nghị Tổng cục DS-KHHGĐ sớm chỉ đạo hỗ trợ cung cấp trang thiết bị, dụng cụ y tế và đào tạo cán bộ để sớm tiến hành tổ chức cung cấp dịch vụ KHHGĐ từ năm 2009 nhằm đánh giá và xem xét nhân rộng trong thời gian tới. Đề nghị Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư cho trung tâm giai đoạn 2009 - 2010 và những năm tiếp theo đảm bảo cơ sở vật chất, trước hết là trụ sở làm việc, cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ y tế để Trung tâm DS-KHHGĐ huyện có thể thực hiện nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ KHHGĐ lâm sàng.

Hà Thư

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Top